Trang chủThủ thuật
Brand Marketing là gì? Các kỹ năng cần có khi làm việc
Brand Marketing là gì? Các kỹ năng cần có khi làm việc

Brand Marketing là gì? Các kỹ năng cần có khi làm việc

Brand Marketing là gì? Các kỹ năng cần có khi làm việc

Trang Hà
Ngày đăng: 31/01/2024-Cập nhật: 30/01/2024
gg news

Những ai đã và đang làm việc trong lĩnh vực Marketing chắc hẳn đã từng nghe đến từ “Brand Marketing”. Vậy Brand Marketing là gì, gồm những loại hình nào, yêu cầu những kỹ năng gì và có mức lương chung là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Brand Marketing là gì?

Brand Marketing (hay tiếp thị thương hiệu) là một chiến lược kinh doanh nhằm giúp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tạo dựng và nâng cao giá trị, hình ảnh và nhận thức về thương hiệu của họ trong tâm trí của khách hàng. Mục tiêu chính của hoạt động này là xây dựng và duy trì một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, độc đáo và dễ nhận biết, từ đó tạo ra lòng trung thành và sự nhận diện thương hiệu trong thị trường cạnh tranh.

Brand Marketing là gì?

Các loại hình thức Brand Marketing

Tiếp thị thương hiệu Brand Marketing bao gồm nhiều hình thức khác nhau, mỗi loại phục vụ một mục tiêu cụ thể trong việc xây dựng và củng cố thương hiệu. Ví dụ:

Quảng cáo truyền thông: Sử dụng truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác để truyền bá thông điệp về thương hiệu đến đại chúng.

Tiếp thị kỹ thuật số và truyền thông xã hội: Sử dụng các nền tảng trực tuyến để tiếp cận và tương tác với khách hàng, như dùng mạng xã hội, website và Email Marketing.

Sự kiện và tài trợ: Tổ chức hoặc tham gia vào các sự kiện, hội chợ hoặc tài trợ cho các sự kiện thể thao, văn hóa để tăng cường nhận thức về thương hiệu.

Các loại hình thức Brand Marketing

Content Marketing: Tạo ra nội dung giá trị như blog, video, infographic,.. để thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời truyền đạt thông điệp thương hiệu.

PR và quan hệ công chúng: Quản lý thông tin và hình ảnh thương hiệu qua các hoạt động quan hệ công chúng, kể cả quản lý khủng hoảng thương hiệu.

Branding trực quan: Phát triển và duy trì các yếu tố trực quan như logo, bao bì và thiết kế đồ họa để tạo ra một hình ảnh nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.

Marketing trải nghiệm: Tạo ra các trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ cho khách hàng thông qua các cửa hàng bán lẻ, trải nghiệm sản phẩm và các hoạt động tương tác.

Chương trình khách hàng thân thiết: Phát triển chương trình khách hàng thân thiết để khuyến khích sự trung thành và tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Phân biệt giữa Trade Marketing và Brand Marketing

Đây là hai chiến lược tiếp thị quan trọng, nhưng mỗi loại có mục tiêu, đối tượng và triển khai các hoạt động khác nhau. Cụ thể:

Trade Marketing:

Mục tiêu chính: Tối ưu hóa mối quan hệ và hiệu suất bán hàng tại các kênh phân phối như cửa hàng bán lẻ, đại lý và nhà phân phối. Tăng cường hiệu suất bán hàng tại điểm bán, đảm bảo sản phẩm được phân phối hiệu quả và gặp gỡ người tiêu dùng ở điểm mua hàng.

Đối tượng: Hướng đến các đối tác kinh doanh như nhà bán lẻ và nhà phân phối, chứ không trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.

Hoạt động: Tập trung vào việc quản lý các kênh phân phối, như quảng bá sản phẩm tại điểm bán, đàm phán vị trí trưng bày và chiến lược giá cả.

Phân biệt giữa Trade Marketing và Brand Marketing

Brand Marketing:

Mục tiêu: Xây dựng và nâng cao hình ảnh, nhận thức và giá trị của thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng cuối cùng.

Đối tượng: Hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, nhấn mạnh vào việc tạo ra mối quan hệ cảm xúc và lòng trung thành với thương hiệu.

Hoạt động: Thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như quảng cáo, xây dựng thương hiệu qua truyền thông, sự kiện và hoạt động truyền thông xã hội.

cách Phân biệt Brand Marketing

Tóm lại, việc Marketing Brand hướng đến việc xây dựng thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, còn Trade Marketing tập trung vào việc tối ưu hóa mối quan hệ và hoạt động tại các kênh phân phối.

Các kỹ năng cần phải có khi làm và học Brand Marketing

Khi làm việc và học trong lĩnh vực tiếp thị thương hiệu, bạn cần có một số kỹ năng quan trọng sau đây để tiến xa hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình:

Sáng tạo và đổi mới

Trong lĩnh vực tiếp thị thương hiệu, người theo đuổi ngành nên có sự sáng tạo trong việc thiết kế đồ họa, nghệ thuật quảng cáo cũng như có khả năng nghĩ ra các ý tưởng tiếp thị mới lạ, xây dựng chiến lược thương hiệu độc đáo và tiếp cận khách hàng theo cách không ai nghĩ tới. Sự sáng tạo cũng quan trọng trong việc phát triển nội dung và trải nghiệm thương hiệu, giúp thương hiệu nổi bật giữa đám đông.

Các kỹ năng cần phải có khi làm và học Brand Marketing

Phân tích dữ liệu

Ngày nay, kỹ năng phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu trong Brand Marketing. Người theo đuổi ngành cần có sự hiểu biết và xử lý dữ liệu lớn, và có khả năng rút ra những thông tin chiến lược từ dữ liệu đó. Bạn cũng cần biết cách sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu suất của chiến dịch, hiểu rõ hành vi và sở thích của khách hàng và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

kỹ năng Phân tích dữ liệu cần phải có khi học Brand Marketing

Để hỗ trợ việc phân tích và đánh giá dữ liệu, người làm tiếp thị thương hiệu cần có thiết bị máy tính, laptop chất lượng. Hãy tham khảo một số mẫu laptop đang được quan tâm nhiều tại hệ thống CellphoneS sau đây nhé:

[Product_Listing categoryid='380' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/laptop.html' title='Danh sách Laptop đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']

Giao tiếp và truyền thông

Có thể nói, kỹ năng giao tiếp là một yếu tố cốt lõi trong lĩnh vực tiếp thị thương hiệu. Người theo ngành này cần biết cách truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và hấp dẫn, đồng thời có khả năng lắng nghe và hiểu nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan. Một người làm Marketing giỏi cần có khả năng viết và nói chuyện hiệu quả, cũng như khả năng tạo ra nội dung hấp dẫn và thuyết phục.

Kỹ năng Giao tiếp và truyền thông cần phải có khi học Brand Marketing

Hiểu biết thị trường và khách hàng

Làm Brand Marketing bạn phải có sự am hiểu sâu sắc về thị trường và khách hàng mục tiêu là chìa khóa để xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả. Có nghĩa là bạn cần biết cách nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời hiểu được cách họ tương tác với các thương hiệu. Ngoài ra, người làm tiếp thị thương hiệu cần biết nghiên cứu thị trường, phân tích xu hướng và nhận diện các đối thủ cạnh tranh.

Kỹ năng Hiểu biết thị trường và khách hàng cần phải có khi học Brand Marketing

Quản lý dự án

Để triển khai chiến dịch tiếp thị thương hiệu thành công, ngoài các kỹ năng chuyên môn về Brand Marketing thì bạn còn cần có khả năng quản lý dự án và tổ chức công việc một cách hiệu quả. Cụ thể, bạn cần biết lên kế hoạch, phân bổ nguồn lực, giám sát tiến độ và đảm bảo các mục tiêu dự án được thực hiện đúng hạn và trong ngân sách. Hơn nữa, lĩnh vực này cũng yêu cầu khả năng làm việc nhóm, phối hợp với các bộ phận khác trong tổ chức và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp và đối tác.

Kỹ năng quản lý dự án cần phải có khi học Brand Marketing

Các vị trí Brand Marketing tuyển dụng hiện nay

Trong lĩnh vực tiếp thị thương hiệu, có nhiều vị trí và chức vụ Brand Marketing khác nhau phù hợp với nhiều cấp độ kỹ năng và kinh nghiệm. Ví dụ như:

Chuyên viên tiếp thị thương hiệu: Chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị để tăng cường nhận thức và giá trị của thương hiệu. Họ thường làm việc với các đội ngũ quảng cáo, truyền thông và thiết kế để tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả.

Quản lý thương hiệu (Brand Manager): Chịu trách nhiệm toàn diện về một thương hiệu cụ thể hoặc dòng sản phẩm, có nhiệm vụ phát triển chiến lược thương hiệu, quản lý ngân sách và làm việc chặt chẽ với các bộ phận như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quảng cáo và bán hàng.

Các vị trí Brand Marketing tuyển dụng hiện nay

Giám đốc thương hiệu (Brand Director): Quản lý nhiều thương hiệu hoặc toàn bộ danh mục thương hiệu trong một công ty, xác định chiến lược tổng thể, hướng dẫn đội ngũ quản lý thương hiệu.

Chuyên viên truyền thông thương hiệu: Phát triển và triển khai các chiến lược truyền thông nhằm tăng cường hình ảnh thương hiệu, thực hiện viết và biên tập nội dung, quản lý truyền thông xã hội và tạo ra các chiến dịch PR.

Chuyên viên thiết kế đồ họa: Tạo ra các yếu tố trực quan như logo, bao bì và tài liệu quảng cáo phù hợp với hình ảnh và thông điệp thương hiệu.

Lương của người làm Brand Marketing bao nhiêu?

Mức lương của ngành nghề Brand Marketing hiện nay sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí, chức vụ, kinh nghiệm và chính sách của từng công ty. Sau đây là một số mức lương cơ bản của người làm Brand Marketing để bạn tham khảo:

  • Chuyên viên (chưa có kinh nghiệm, mới tốt nghiệp): 8-10 triệu đồng mỗi tháng.
  • Chuyên viên (1 năm kinh nghiệm): 10-15 triệu đồng mỗi tháng.
  • Brand Manager (3-5 năm kinh nghiệm): 20-25 triệu đồng mỗi tháng.
  • Brand Manager (5 năm kinh nghiệm) hoặc Brand Director: 30-50 triệu đồng mỗi tháng.

Lương của người làm Brand Marketing bao nhiêu?

Như vậy, trên đây là những thông tin tổng hợp về Brand Marketing là gì, gồm những loại hình nào và mức lương, nghề nghiệp dạo này ra sao. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngành nghề này để có quyết định hợp lý khi chọn ngành nghề trong tương lai nhé.

5/5
(0 lượt đánh giá)

Tôi là Huyền Trang, chuyên viên Marketing sáng tạo xây dựng ý tưởng. Chịu trách nhiệm chính tạo ra những bài viết phù hợp, thiết thực nhất hữu ích cho người dùng. Với sứ mệnh cải thiện mang đến những giá trị tốt nhất đến với người dùng, tôi và Sforum đang nỗ lực cải tiến và phát triển nội dung được chọn lọc nhất để tạo hành trình trải nghiệm và hướng lối người dùng tới những thông tin bổ ích nhất. Hãy follow tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin và được giải đáp chi tiết tận tình nhé.