Cầu toàn là gì? Biểu hiệu nhận biết người có tính cầu toàn


Cầu toàn là gì mà khiến nhiều người luôn theo đuổi sự hoàn hảo đến mệt mỏi? Dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra mình đang rơi vào vòng xoáy này? Tại bài viết dưới đây, Sforum sẽ giải đáp cho bạn tất cả các câu hỏi liên quan như người có tính hay bệnh cầu toàn là gì và có tốt không.
Cầu toàn là gì?
Cầu toàn chính là xu hướng tìm kiếm sự hoàn hảo, không chấp nhận có bất kỳ sai sót.
Những người cầu toàn đặt ra những tiêu chuẩn cực kỳ cao, luôn cố gắng hoàn thành mọi việc một cách xuất sắc. Tuy nhiên, việc này cũng có thể gây ra áp lực lớn và căng thẳng. Bởi vì họ thường tự đặt mình trong tình trạng phải làm việc không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Cầu toàn thường được phân loại theo hai dạng chính:
- Cầu toàn tự định hướng: Người cầu toàn tự định hướng luôn đặt ra những tiêu chuẩn rất cao cho bản thân, không ngừng nỗ lực để hoàn thiện mọi việc. Họ thường tự phê bình một cách nghiêm khắc, luôn cảm thấy chưa đủ tốt.
- Cầu toàn hướng ngoại: Những người cầu toàn hướng ngoại thường áp đặt tiêu chuẩn cao cho người khác và môi trường xung quanh. Họ kỳ vọng mọi người đều phải hoàn hảo và dễ thất vọng khi mọi thứ không đạt được kỳ vọng của họ.
Biểu hiệu của người cầu toàn là gì?
Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi việc gặp gỡ, làm việc với đối tác sở hữu tính cầu toàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng nhận biết và thấy được biểu hiện của người cầu toàn là gì.
Cố gắng để tự kiểm soát mọi thứ
Những ai cầu toàn luôn khao khát sự hoàn hảo, thích kiểm soát mọi thứ trong tầm tay, ngay cả những việc không liên quan. Tuy nhiên, sự kiểm soát quá mức có thể dẫn đến chán nản khi không đạt được mục tiêu.
Điều này cũng đúng với ai kỹ tính, khi họ cẩn thận chu toàn nhưng có thể gặp khó khăn nếu không đạt được sự chính xác mong đợi.
Xây dựng quy trình làm việc quá khắt khe
Họ thường đặt ra yêu cầu rất cao trong công việc, luôn bị ám ảnh bởi chủ nghĩa hoàn hảo của họ. Họ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, tin tưởng tuyệt đối vào tiêu chuẩn của bản thân. Dù cho điều này có thể giúp họ đạt kết quả tốt nhất, nhưng cũng có thể gây khó khăn trong công việc khi tình huống cần sự linh hoạt.

Tiêu chuẩn cá nhân cao
Những ai cầu toàn thường đặt ra tiêu chuẩn rất cao cho bản thân, đồng nghiệp hoặc đối tác, khiến việc đạt được trở nên khó khăn, không thực tế.
Họ luôn đòi hỏi và yêu cầu mọi thứ phải đạt tiêu chuẩn ở mức độ hoàn hảo tuyệt đối. Điều này dẫn đến sự thất vọng, áp lực lớn nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, đến hiệu suất và hài lòng trong cuộc sống.
Ám ảnh sự thất bại
Bệnh cầu toàn là gì mà có thể khiến con người ám ảnh sự thất bại đến như vậy. Trước khi bắt tay vào làm điều gì, họ sẽ luôn gặp phải tâm lý sợ hãi, ám ảnh về những thất bại, những sai sót cho dù rất nhỏ.
Có thể thấy những ai cầu toàn sẽ luôn bảo thủ, luôn tìm cách bảo vệ quan điểm và tiêu chuẩn sống của bản thân mình mà không nghe góp ý của xung quanh.

Có xu hướng làm hài lòng người khác
Trong công việc cũng như cuộc sống, người cầu toàn luôn khao khát sự khen ngợi, tán thưởng, công nhận từ đồng nghiệp và cấp trên. Do vậy, họ sẽ luôn nỗ lực cũng như khắt khe, yêu cầu với bản thân để đạt mục tiêu đề ra bằng mọi giá. Họ cảm thấy hạnh phúc nhất khi làm hài lòng người khác hoặc đơn giản là chính bản thân mình.
Dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ môi trường
Người cầu toàn sẽ dễ ám ảnh khi bị môi trường xung quanh tác động. Với những lời nói xấu tiêu cực hoặc những lời chê bai thậm tệ hoặc trách móc…họ luôn không thể chấp nhận và luôn cố gắng hoàn hảo tuyệt đối để tránh bị phê bình, khiển trách.
Tuy nhiên, khi thất bại, họ thường lo lắng, buồn chán, thậm chí là suy nghĩ tiêu cực thay vì vươn lên.

Cầu toàn có lợi hay có hại?
Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mọi thứ luôn có hai mặt trái ngược tốt xấu, lợi hại. Liệu rằng người cầu toàn có tốt không hay mặt tiêu cực của tính cầu toàn là gì? Dưới đây bài viết sẽ giải đáp chi tiết cho thắc mắc này:
Lợi thế
Dễ nhận thấy những ai cầu toàn thường sản xuất ra công việc chất lượng cao vì chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất, nhận được sự công nhận tích cực. Họ có động lực phát triển bản thân, luôn đặt ra mục tiêu cao, nỗ lực không ngừng.
Khả năng tổ chức và tự kỷ luật cao giúp họ lập kế hoạch chi tiết, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình. Sự tận tâm và trách nhiệm của họ tạo nên niềm tin từ đồng nghiệp, cấp trên.

Bạn đang tìm kiếm cho mình một chiếc đồng hồ thông minh để giúp bạn luôn đúng giờ trong công việc? Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo và tuyệt vời cho bạn để hạn chế sai sót và quản lý thời gian hiệu quả.
[Product_Listing categoryid="610" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/do-choi-cong-nghe.html" title="Các sản phẩm đồng hồ thông minh đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Bất lợi
Họ thường bị áp lực hoàn hảo dễ dẫn đến stress và lo âu mãn tính, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của con người. Người cầu toàn cũng thường khó ra quyết định, làm giảm năng suất vì chú ý quá nhiều vào những chi tiết nhỏ.
Xu hướng này cũng gây căng thẳng trong các mối quan hệ và tự chỉ trích quá mức, ảnh hưởng đến lòng tự trọng, sự tự tin.
Một số giải pháp quản lý cầu toàn
Sau khi đã nhận biết được các mặt tốt xấu của tính cầu toàn là gì, bạn cần phải biết cách quản lý cầu toàn một cách tốt nhất. Kiểm soát tính cầu toàn không phải lúc nào cũng đơn giản, nhưng lại là kỹ năng cần thiết để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống và gia tăng hiệu suất làm việc.
Xây dựng mục tiêu phù hợp
Đặt ra mục tiêu rõ ràng, khả thi là cách hiệu quả để kiểm soát tính cầu toàn. Thay vì nhắm đến sự hoàn hảo, hãy xác định những yêu cầu cần thiết để hoàn thành công việc. Chia nhỏ dự án lớn thành các nhiệm vụ dễ quản lý hơn, đề ra mốc thời gian cụ thể cho từng giai đoạn và cam kết chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo khi đã đạt mục tiêu.

Sử dụng thời gian hợp lý
Việc sử dụng thời gian hiệu quả, hợp lý là cách giúp kiểm soát tính cầu toàn. Hãy ưu tiên các nhiệm vụ, phân bổ thời gian phù hợp cho từng công việc cụ thể. Ví dụ, bạn có thể sử dụng kỹ thuật như Pomodoro để tập trung, nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp bạn ngăn sa đà vào chi tiết. Đôi khi, “đủ tốt” là tốt hơn hoàn hảo.
Hạn chế những tiêu chuẩn khắt khe
Để giảm áp lực từ tính cầu toàn, bạn nên điều chỉnh tiêu chuẩn cá nhân, tập trung vào tiến bộ và cải thiện liên tục thay vì sự hoàn hảo. Chấp nhận sai lầm, thất bại như một phần rất đỗi tự nhiên của quá trình học hỏi, thỉnh thoảng làm một việc “đủ tốt” để thấy rằng kết quả vẫn đạt yêu cầu mà không cần hoàn hảo.

Tìm kiếm sự hỗ trợ
Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp mỗi khi bạn gặp khó khăn hay bất cứ trở ngại nào. Chia sẻ cảm xúc của bạn để nhận được góc nhìn và lời khuyên chân thành hữu ích từ họ.
Mỗi con người chỉ là cá thể nhỏ bé trong xã hội, hãy học cách tìm kiếm sự hỗ trợ thay vì cô lập một mình tự thân vận động. Nếu căng thẳng quá lớn, hãy cân nhắc gặp chuyên gia tâm lý hoặc tham gia các hội nhóm để học hỏi kinh nghiệm.
Làm việc theo nhóm
Làm việc nhóm giúp bạn học hỏi từ các phương pháp, các quan điểm khác nhau để nhận ra rằng có nhiều cách để đạt kết quả tốt.
Phân chia trách nhiệm cho từng người giúp giảm áp lực cá nhân và tạo môi trường hỗ trợ. Tập trung vào mục tiêu chung thay vì chỉ hướng tới thành tích cá nhân giúp bạn cân bằng được chất lượng, hiệu quả công việc.
Một số câu hỏi thường gặp
Tính cầu toàn có thể ảnh hưởng lớn đến cả công việc, cuộc sống cá nhân. Bạn có thể tham khảo thêm một số câu hỏi dưới đây để hiểu hơn về người cầu toàn là gì và lợi ích của sự cầu toàn.
Cầu toàn có tốt hay không?
Tính cầu toàn có thể mang lại những lợi ích to lớn, như thúc đẩy bạn đạt được thành tựu cao hơn nhờ vào nỗ lực không ngừng, sự tỉ mỉ trong công việc. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, nó cũng có thể gây ra căng thẳng, lo âu. Điều quan trọng là tìm ra sự cân bằng, để cầu toàn trở thành một lợi thế chứ không phải gánh nặng.
Cầu toàn trong tiếng Anh là gì?
Cầu toàn trong tiếng Anh là “perfectionism”, là xu hướng đặt ra tiêu chuẩn quá cao, không thực tế. Người cầu toàn luôn muốn mọi thứ hoàn hảo, không chấp nhận sai sót, thường chỉ trích bản thân khi không đạt mục tiêu.

Bài viết trên Sforum đã giúp bạn giải đáp thuật ngữ Gen Z về người có tính hay bệnh cầu toàn là gì và có tốt không. Đôi khi sự hoàn hảo không phải là đích đến mà là hành trình liên tục cải thiện bản thân. Hãy tìm sự cân bằng, biết chấp nhận sai lầm và tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống bạn nhé.
Xem thêm các bài viết tại chuyên mục: Wiki - Thuật ngữ

Bình luận (0)