Trang chủThủ thuậtWiki - Thuật ngữ
Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Ứng dụng vào thực tế ra sao?
Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Ứng dụng vào thực tế ra sao?

Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Ứng dụng vào thực tế ra sao?

Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Ứng dụng vào thực tế ra sao?

Thảo Uyên, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Thảo Uyên
Ngày đăng: 30/09/2024-Cập nhật: 30/09/2024
gg news

Khái niệm hệ cơ sở dữ liệu quan hệ là gì đã trở nên phổ biến trong quản lý thông tin, tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ về nó. Nhờ mô hình này, việc lưu trữ và quản lý thông tin ngày càng trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn bao giờ hết. Hãy cùng Sforum làm rõ khái niệm, ví dụ về mô hình hệ cơ sở dữ liệu quan hệ gồm những gì và ứng dụng của nó nhé.

Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?

Khái niệm hệ cơ sở dữ liệu quan hệ là gì được biết đến rộng rãi khi nói đến lĩnh vực quản lý dữ liệu. Cơ sở dữ liệu quan hệ tổ chức dữ liệu thành các bảng hoặc quan hệ, mỗi bảng có tên riêng và gồm tập hợp các hàng và cột, dựa trên mô hình quan hệ dữ liệu do nhà khoa học người Anh Edgar Frank Codd đề xuất vào năm 1970. Thuật ngữ này được giới thiệu trong nghiên cứu "A Relational Model of Data for Large Shared Data Banks" và từ đó, nó đã trở thành mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ phổ biến, được ứng dụng rộng rãi.

Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì
Cơ sở dữ liệu quan hệ phổ biến trong quản lý dữ liệu

Để ứng dụng cơ sở dữ liệu quan hệ tối ưu nhất, sở hữu thiết bị tân tiến là điều đáng cân nhắc. Trong đó, HP là một trong những dòng sản phẩm công nghệ đáng tin cậy được nhiều người ưa chuộng. Hãy tham khảo ngay các loại laptop HP đang được quan tâm tại CellphoneS sau: 

[Product_Listing categoryid="156" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/hp.html" title="Danh sách Laptop HP đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Ưu điểm của cơ sở dữ liệu quan hệ

Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ gồm nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người sử dụng tối ưu thời gian và đạt được hiệu quả công việc cao. Dưới đây là một số ưu điểm vượt trội khiến mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ trở nên phổ biến:

  • Tính toàn vẹn dữ liệu: Cơ sở dữ liệu quan hệ đảm bảo sự nhất quán và chính xác của thông tin thông qua việc áp dụng các ràng buộc khác nhau, bao gồm khóa chính, khóa ngoại và ràng buộc kiểm tra.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống quản lý dữ liệu hỗ trợ việc nâng cao quy mô một cách linh hoạt và hiệu quả với khả năng xử lý một khối lượng lớn dữ liệu và hỗ trợ cho nhiều ứng dụng cùng lúc.
  • Dễ dàng sử dụng: Hệ cơ sở dữ liệu gồm ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) dễ học và sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng khi thực hiện các thao tác.
  • Tính linh hoạt: Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cho phép người dùng dễ dàng tùy chỉnh cách tổ chức và lưu trữ dữ liệu để đáp ứng những nhu cầu riêng.
  • Tính bảo mật cao: Các tính năng bảo mật như kiểm soát lượng truy cập, xác thực và phân quyền người dùng tạo nên cơ chế bảo mật mạnh mẽ, từ đó bảo vệ dữ liệu khỏi các truy cập trái phép.
Ưu điểm của cơ sở dữ liệu quan hệ

Những thành phần trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Nhằm phục vụ hiệu quả cho việc tổ chức và quản lý dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu quan hệ được cấu thành từ nhiều thành phần cơ bản. Các thành phần này đóng vai trò riêng biệt, đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của hệ thống và phát huy được những ưu điểm vượt trội trong quản lý dữ liệu.

Bảng dữ liệu (Table)

Bảng dữ liệu đóng vai trò thiết yếu, hoạt động như cấu trúc cơ bản của một hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ. Một hệ cơ sở dữ liệu thường chứa đến hàng trăm bảng. Mỗi bảng mang những quy tắc và đại diện cho một thực thể riêng trong hệ thống thông tin, trong đó:

  • Cột (Field): Biểu thị các thuộc tính cụ thể của thông tin, với mỗi cột có tên riêng và chứa các giá trị cho thuộc tính đó.
  • Dòng (Row): Thể hiện một bản ghi chứa toàn bộ các giá trị thuộc tính liên quan đến một thực thể cụ thể.
  • Ô (Cell): Vùng giao nhau giữa cột và dòng, đây chính là nơi chứa dữ liệu.
  • Khóa chính/Khóa ràng buộc (Primary Key): Được dùng để định danh mỗi bảng ghi trong một bảng dữ liệu gồm 2 thuộc tính: không rỗng và không trùng. Mặc dù vậy, không phải mọi bảng dữ liệu đều yêu cầu phải có khóa chính.
Những thành phần trong cơ sở dữ liệu quan hệ
Bảng dữ liệu đóng vai trò cấu trúc

Mối quan hệ (Relationship)

Khóa ngoại (Foreign Key) là trường hoặc nhóm trường trong một bảng mà tương ứng với khóa chính của một bảng khác, nhằm thiết lập sự kết nối giữa hai bảng. Trong khi đó, mối quan hệ (Relationship) cho phép kết nối các bảng với nhau thông qua các khóa, nhằm xác định sự liên quan giữa các trường dữ liệu trong hai bảng.

Vậy mối quan hệ trong cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Mối quan hệ này thường được biểu thị qua ba hình thức sau đây:

  • Quan hệ 1-1: Mỗi mục dữ liệu trong một bảng tương ứng với một mục dữ liệu duy nhất trong bảng khác và ngược lại. 
  • Quan hệ 1-n: Một mục dữ liệu có thể kết nối với nhiều mục dữ liệu trong bảng khác, trong khi mỗi mục dữ liệu ở bảng đó chỉ liên quan đến một mục dữ liệu duy nhất từ bảng đầu tiên. 
  • Quan hệ n-n: Một mục dữ liệu trong bảng có khả năng tương ứng với nhiều mục dữ liệu ở bảng khác và ngược lại.
thành phần trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Lượt đồ thể hiện mối quan hệ (Entity Relationship Diagram)

Lượt đồ mối quan hệ thực thể (ERD) là một công cụ giúp hình dung cách các thực thể tương tác và liên kết trong một hệ thống. Sơ đồ này sử dụng nhiều ký hiệu hình học, bao gồm hình chữ nhật, hình thoi và hình bầu dục, cùng với các đường nối để minh họa mối quan hệ của từng thực thể.

Việc sử dụng sơ đồ ERD không chỉ giúp người dùng nắm bắt nhanh chóng cấu trúc của cơ sở dữ liệu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thông tin đa lĩnh vực. Nhờ vào sự trực quan của ERD, người quản lý dữ liệu có thể dễ dàng xác định các mối quan hệ phức tạp và cải thiện quy trình thiết kế hệ thống.

thành phần của cơ sở dữ liệu quan hệ
ERD sử dụng nhiều ký hiệu hình học

Ứng dụng cơ sở dữ liệu trong thực tế 

Trong thực tế, cơ sở dữ liệu quan hệ được ứng dụng rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích cho nhiều ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về các hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ được sử dụng rộng rãi:

  • Hệ thống đặt vé tàu xe: Cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin về vé, lịch trình khởi hành và tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện việc mua vé một cách thuận tiện.
  • Hệ thống quản lý thư viện: Cơ sở dữ liệu hỗ trợ việc theo dõi sách, tác giả, ngày phát hành và trạng thái sách một cách chính xác, hiệu quả.
  • Hệ thống giáo dục: Thông tin học tập, thi cử và kết quả của học sinh/sinh viên được quản lý trên cơ sở dữ liệu, giúp quá trình học và đánh giá thuận tiện hơn.
  • Hệ thống mua sắm trực tuyến: Cơ sở dữ liệu quản lý sản phẩm, thông tin mua hàng, hóa đơn và thanh toán, đảm bảo quy trình mua sắm trơn tru.
Ứng dụng cơ sở dữ liệu trong thực tế 

Ràng buộc trong cơ sở dữ liệu

Ràng buộc (Constraint) là những quy tắc được thiết lập cho các trường trong bảng, nhằm kiểm soát kiểu dữ liệu mà người dùng có thể nhập vào. Việc này giúp duy trì tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, đồng thời nâng cao tính toàn vẹn cho hệ thống. 

Trong SQL, một số ràng buộc phổ biến như NOT NULL, UNIQUE, PRIMARY KEY, FOREIGN KEY, CHECK và DEFAULT được sử dụng để kiểm soát tính hợp lệ của dữ liệu. Những ràng buộc này không chỉ bảo vệ tính toàn vẹn mà còn hỗ trợ lập trình viên trong việc quản lý thông tin hiệu quả.

Ràng buộc trong cơ sở dữ liệu
Ràng buộc là các quy tắc nhằm kiểm soát dữ liệu

Câu hỏi thường gặp về cơ sở dữ liệu quan hệ

Trong quá trình tìm hiểu về cơ sở dữ liệu quan hệ là gì, nhiều bạn có nhiều thắc mắc và câu hỏi xoay quanh khái niệm này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về cơ sở dữ liệu quan hệ giúp bạn có thể nắm rõ hơn về lĩnh vực quan trọng này.

Khác biệt giữa cơ sở dữ liệu quan hệ và cơ sở dữ liệu quan hệ phi quan hệ

Cơ sở dữ liệu quan hệ tổ chức dữ liệu thành các bảng với hàng và cột, cho phép liên kết giữa các bảng để tạo ra thông tin chi tiết hơn về các mối quan hệ dữ liệu. Ngược lại, cơ sở dữ liệu phi quan hệ không áp dụng cấu trúc bảng mà sử dụng nhiều loại mô hình dữ liệu khác nhau, cho phép quản lý dữ liệu một cách linh hoạt và hiệu quả.

Khác biệt giữa cơ sở dữ liệu quan hệ và cơ sở dữ liệu quan hệ phi quan hệ

Khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ có tác dụng gì?

Khóa chính cho phép bạn thêm các trường vào các bảng khác để tham chiếu lại, hình thành mối quan hệ giữa các bảng thông qua khóa ngoại, tạo nên một cấu trúc dữ liệu rõ ràng và có ý nghĩa. Thiếu khóa chính có thể xảy ra tình trạng nhiều bản ghi giống nhau với dữ liệu tương tự ở tất cả các trường thuộc tính, làm cho việc xác định các đối tượng trở nên khó khăn.

Khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ có tác dụng gì
Khoá chính giúp thêm các trường vào bảng khác

Sforum hy vọng rằng bạn rõ khái niệm hệ cơ sở dữ liệu quan hệ là gì, gồm những gì và ví dụ về mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. Nắm vững các kiến thức này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình mà còn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác. Đừng quên khám phá thêm những kiến thức thú vị và bổ ích khác về công nghệ ở danh mục "Wiki - Thuật ngữ" của Sforum nhé.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Bình luận (0)

sforum facebook group logo