COO là gì? COO và CEO khác nhau như thế nào?


COO là gì mà nhiều người vẫn còn nhầm lẫn với các vị trí lãnh đạo khác? Ở bộ máy quản lý doanh nghiệp, chức danh này giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành hoạt động hằng ngày, đảm bảo các chiến lược được thực hiện hiệu quả. Vậy COO là vị trí, chức danh gì trong công ty và khác biệt ra sao so với CEO, hãy cùng Sforum tìm hiểu chi tiết ở bài viết này!
COO là gì?
COO là giám đốc vận hành trong công ty được viết tắt từ từ tiếng Anh Chief Operations Officer. Vị trí này được ví như "cánh tay phải" của CEO (Chief Executive Officer). COO thường sở hữu những kỹ năng lãnh đạo, phân tích, giải quyết vấn đề xuất sắc để đưa ra các quyết định chiến lược. Vị trí này đảm bảo mọi quy trình được thực hiện đúng, hỗ trợ CEO trong việc đạt mục tiêu đề ra và phát triển bền vững cho công ty.
Các mẫu iPad sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn và các vị lãnh đạo như COO, CEO làm việc hiệu quả cũng như hoàn thành tốt công việc được giao. CellphoneS là nơi cung cấp đa dạng lựa chọn các mẫu iPad chất lượng để hỗ trợ bạn tối ưu hiệu suất công việc và đạt được ước mơ của mình.
[Product_Listing categoryid="944" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/tablet/ipad.html" title="Các mẫu iPad đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
COO và CEO khác nhau như thế nào?
COO, CEO là hai mắt xích quan trọng trong chuỗi thành công của doanh nghiệp, nhưng mỗi mắt xích lại đóng vai trò không thể thay thế. Dưới đây là bảng so sánh chức năng, mục tiêu, phạm vi lãnh đạo,... giữa 2 vị trí này. Hãy theo dõi để biết điểm khác biệt giữa CEO và COO là gì trong công ty nhé!
Tiêu chí |
COO |
CEO |
Chức năng |
Giám sát mọi hoạt động vận hành của công ty |
Chịu trách nhiệm về định hướng phát triển cho công ty |
Mục tiêu |
Xây dựng quy trình cũng như nâng cao hiệu quả vận hành cho công ty |
Đưa ra những chiến lược cấp cao, hướng đến mục tiêu phát triển công ty ngày càng lớn mạnh |
Phạm vi |
Hoạt động trong công ty |
Toàn bộ công ty |
Báo cáo |
COO báo cáo công việc cho CEO |
Là thuyền trưởng của công ty, định hướng toàn bộ công ty. |

Vai trò của vị trí COO trong doanh nghiệp
Vị trí COO là xương sống của doanh nghiệp, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trơn tru, hiệu quả. Vậy thực chất, COO là gì trong công ty và vai trò ra sao? Sforum sẽ liệt kê những nhiệm vụ chính của giám đốc vận hành ở một doanh nghiệp dưới đây:
- Quản lý công việc mỗi ngày: Giữ cho mọi quy trình hoạt động trong công ty diễn ra trơn tru và đạt kết quả tốt.
- Phát triển chiến lược vận hành: Lập kế hoạch và triển khai các chiến lược để cải thiện hiệu suất công việc.
- Giám sát các bộ phận: Phối hợp, hỗ trợ các khối, phòng trong công ty để hướng đến sự phát triển chung của công ty.
- Phân tích và báo cáo: Đánh giá kết quả hoạt động và cung cấp thông tin cho CEO về hiệu quả kinh doanh.
- Quản lý nhân viên: Giúp cho đội ngũ nhân viên được làm việc, phát triển, nâng cao kỹ năng trong một doanh nghiệp tốt.
Công việc của COO trong công ty là làm gì?
Sau khi biết được COO là chức danh gì cũng như vai trò của COO là gì, chắc hẳn bạn vẫn còn băn khoăn về công việc của vị trí này. Giám đốc vận hành sẽ làm, thực hiện những công việc sau:
- Theo sát hoạt động mỗi ngày: Cam kết mọi khối, phòng ban hoạt động năng suất, đúng tiến độ.
- Lên kế hoạch, thực thi chiến lược: Đẩy nhanh công việc của những chiến lược vận hành để nâng cao hiệu quả, cũng như giảm, tối ưu thiểu chi phí.
- Phối hợp giữa các phòng ban: Tạo cầu nối giữa các bộ phận để đảm bảo thông tin và quy trình lưu thông mượt mà.
- Quản lý ngân sách: Theo dõi kết hợp kiểm soát ngân sách hàng năm, đảm bảo chi tiêu hợp lý và hiệu quả.
- Đánh giá hiệu suất: COO sẽ xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội phát triển của nhân viên, để đưa ra các giải pháp cải thiện hiệu quả công việc.
- Hỗ trợ CEO: COO cung cấp thông tin cũng như khuyến nghị cho CEO về các quyết định và quản lý.

Mức lương trung bình của vị trí COO
Ngoài thắc mắc COO là vị trí gì thì mức lương trung bình của giám đốc vận hành cũng rất được quan tâm. Chức vị này thường được trả những khoản thù lao hấp dẫn nhất ở doanh nghiệp. Điều này cũng phản ánh tầm quan trọng và trách nhiệm lớn lao của vai trò này. Thu nhập của COO tại Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công ty, kinh nghiệm, thành tích cá nhân và thường trong khoảng 40 - 80.000.000 VNĐ.
Không chỉ là phần thưởng cho những nỗ lực và chiến lược hiệu quả, mức lương này còn bao gồm các khoản thưởng, phúc lợi hấp dẫn, như cổ phần trong công ty, thưởng hiệu suất hay chế độ đãi ngộ đặc biệt. Điều này không chỉ thu hút những tài năng hàng đầu mà còn khuyến khích COO cống hiến phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.
Những yếu tố cần thiết để trở thành COO giỏi
Sau khi hiểu rõ COO là gì trong công ty, nếu bạn muốn có được chức danh này thì cần trau dồi kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm khác. Để trở thành một COO giỏi, bạn cần nắm vững các yếu tố cần thiết dưới đây:
- Kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ: Có khả năng quản lý, dẫn dắt đội ngũ nhân viên hiệu quả.
- Kiến thức về chiến lược kinh doanh: COO cần hiểu rõ về các chiến lược phát triển và cách áp dụng chúng trong hoạt động hàng ngày.
- Kỹ năng phân tích, đưa ra giải pháp: Là nền tảng để giải quyết vấn đề, đưa ra những giải pháp tối ưu cùng những quyết định đúng đắn trong công việc.
- Khả năng nghe - hiểu, truyền thông tin: Là một COO giỏi, bạn cần giao tiếp giỏi để các bên liên quan có thể tin tưởng mình.
- Kinh nghiệm quản lý: Có nền tảng vững chắc trong việc quản lý các bộ phận và quy trình vận hành.
- Khả năng phân bổ thời gian: Việc quản lý thời gian của COO như một cuộc đua marathon, đòi hỏi sự bền bỉ và khả năng thích ứng với những thay đổi bất ngờ.
- Sự linh hoạt và thích ứng: Có khả năng thích nghi với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh. Từ đó, điều chỉnh chiến lược khi cần thiết là điều COO cần làm.
- Tư duy đổi mới: COO giỏi sẽ luôn tìm kiếm cách cải tiến và đổi mới quy trình để nâng cao hiệu quả công việc.

Tạm kết
Việc hiểu rõ COO là gì, khác với CEO như thế nào sẽ giúp chúng ta nhận diện được vai trò của các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Chức danh này không chỉ đơn thuần như người quản lý hoạt động hàng ngày, mà còn như một chiến lược gia để đảm bảo sự phát triển bền vững cho công ty. Vậy nên, COO là vị trí, chức danh gì trong công ty rất được quan tâm và đây cũng trở thành mục tiêu nghề nghiệp của nhiều người.
- Xem thêm các bài viết tại: Wiki - Thuật ngữ , Thuật ngữ ngành

Bình luận (0)