Đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò và công việc của đại sứ


Bạn đang tìm hiểu đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) là gì? Các cấp bậc và những đại sứ thương hiệu tại Việt Nam là ai? Bài viết sau đây của Sforum sẽ giải đáp những thắc mắc trên. Đồng thời cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc và tầm quan trọng của họ đối với một thương hiệu của công ty.
Đại sứ thương hiệu là gì?
Đại sứ thương hiệu hay còn gọi là Brand Ambassador, là những người được lựa chọn để đại diện cho một thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể. Người này sẽ thực hiện nhiệm vụ là giới thiệu cũng như quảng bá sản phẩm đó tới đại chúng. Công việc của họ có thể bao gồm tham gia các sự kiện quảng bá sản phẩm, đăng tải nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, đưa ra đánh giá và phản hồi về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Đại sứ của thương hiệu thường là những cá nhân có sức ảnh hưởng trong cộng đồng. Có tầm nhìn sáng tạo và sự cam kết đối với sản phẩm và thương hiệu mà họ đại diện. Việc chọn lựa người đại diện thương hiệu phù hợp có thể giúp tăng cường niềm tin từ phía khách hàng. Giúp mở rộng thị trường và xây dựng các mối quan hệ tích cực với khách hàng.
Những đại sứ thương hiệu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cũng có nhiều ngôi sao giải trí nổi tiếng được chọn làm đại sứ cho thương hiệu cho các nhãn hàng lớn. Cùng Sforum điểm qua những cái tên nổi bật như:
Nguyễn Thị Ngọc Châu, Huỳnh Phạm Thủy Tiên và Lê Thảo Nhi là những đại sứ của thương hiệu IJC - thương hiệu trang sức cao cấp. Cả ba đều là những người đẹp nổi tiếng tại Việt Nam và đã giành được danh hiệu cao nhất tại các cuộc thi sắc đẹp lớn.
Suboi là đại sứ của Cocoon: Vào ngày 19/05/2023, thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Cocoon, đã công bố Suboi - nữ rapper nổi tiếng là đại sứ truyền cảm hứng mới của họ.
Ca sĩ Sơn Tùng M-TP là đại sứ của Deli tại Việt Nam: Sự kết hợp này xuất phát từ những giá trị chung như sự sáng tạo tiên phong và mong muốn truyền cảm hứng cho giới trẻ. Giúp họ kiến tạo bản sắc cá nhân. Ngoài ra, anh cũng từng là đại sứ cho điện thoại Oppo.
Vai trò của đại sứ thương hiệu
Không ngẫu nhiên mà các thương hiệu lớn thường lựa chọn những ngôi sao đình đám để làm đại sứ cho thương hiệu của họ. Điều này có thể giải thích thông qua nhiều yếu tố, như đại diện cho thương hiệu, tạo nên độ tin cậy, sức hấp dẫn... Đặc điểm cụ thể của mỗi yếu tố là:
Đại diện cho thương hiệu
Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) có vai trò khá quan trọng. Họ sẽ là người đại diện cho thương hiệu, là gương mặt đại diện trực tiếp trước khách hàng và đối tác. Nhiệm vụ của họ không chỉ là giới thiệu và quảng bá thương hiệu mà còn là xây dựng nhận thức vững chắc về thương hiệu của công ty.
Bên cạnh đó, vai trò của đại sứ còn nằm trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề xuất hiện đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bằng cách đưa ra phản hồi chi tiết và đề xuất các giải pháp khả thi.
Độ tin cậy
Mục đích đầu tiên khi các nhãn hàng chọn người nổi tiếng đó là muốn tăng lòng tin trong lòng khách hàng. Lời nói của người nổi tiếng mang trọng lượng lớn hơn do họ có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng, các fan hâm mộ và người tiêu dùng.
Mọi sự sai sót trong lời nói hoặc hành động của ngôi sao sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của cộng đồng và có thể dẫn đến các vấn đề 'lùm xùm' trong sự nghiệp. Vì vậy, khi thương hiệu có một gương mặt đại diện là người nổi tiếng thì họ sẽ được cộng đồng tin tưởng. Từ đó, sự tin cậy được tăng lên.
Sự hấp dẫn
Các ngôi sao nổi tiếng luôn có sự chú ý trong lĩnh vực hoạt động của họ. Họ biết cách làm sao để thu hút các bạn hâm mộ và công chúng.
Với sự quan tâm lớn từ nhiều người, mọi hoạt động của người nổi tiếng đều trở nên quan trọng. Điều này giải thích tại sao việc họ đảm nhận vai trò đại sứ cho một thương hiệu nào đó không thể tránh khỏi sự chú ý. Vì vậy, những thương hiệu có đại sứ có thể tận dụng điều này để trở nên hấp dẫn hơn, tạo ra một hình ảnh tích cực trong tâm trí người tiêu dùng.
Công việc của đại sứ thương hiệu là gì?
- Đại diện cho thương hiệu: Họ phải đại diện cho thương hiệu và sản phẩm một cách chuyên nghiệp, sở hữu kiến thức đầy đủ về sản phẩm và thương hiệu.
- Tham gia các sự kiện quảng bá sản phẩm: Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) có thể tham gia các sự kiện như triển lãm, hội chợ, buổi ra mắt sản phẩm để giới thiệu sản phẩm và tương tác với khách hàng.
- Quản lý mạng xã hội: Họ sẽ phải đăng bài trên mạng xã hội, chia sẻ đánh giá và nhận xét về sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Tạo nội dung Marketing: Nhiệm vụ bao gồm tạo nội dung quảng bá sản phẩm trên các kênh truyền thông như blog, video, podcast.
- Tư vấn cho khách hàng: Đại sứ của thương hiệu cũng phải tư vấn cho khách hàng về sản phẩm và thông tin thương hiệu liên quan.
- Hợp tác với đội Marketing: Họ cần hợp tác chặt chẽ với đội ngũ Marketing để đề xuất chiến lược quảng bá phù hợp với mục tiêu của thương hiệu.
- Đo lường hiệu quả: Phải thực hiện đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng bá để tối ưu hóa chiến lược.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Đại sứ có thể giúp xây dựng mối quan hệ chân thành với khách hàng, truyền đạt giá trị và thông điệp của thương hiệu một cách tâm huyết.
Cách đánh giá hiệu suất công việc của đại sứ
- Đánh giá sự tiếp cận:
Các nhãn hàng có thể đánh giá hiệu suất bằng cách xem xét số lượt xem, tương tác, chia sẻ, bình luận và theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, Twitter, LinkedIn...
- Đánh giá tầm ảnh hưởng:
Để đo lường tầm ảnh hưởng, có thể xem xét số người tiếp cận với nội dung của đại sứ thương hiệu, cũng như lượt tương tác, chia sẻ, bình luận và theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, đánh giá uy tín chuyên nghiệp, và sự phù hợp với thương hiệu.
Bên cạnh đó, có thể đánh giá sức ảnh hưởng của đại sứ thông qua việc đánh giá mức độ chuyên nghiệp, đáng tin cậy và sự phù hợp với giá trị cốt lõi của thương hiệu.
- Đánh giá sự ảnh hưởng đến doanh số:
Để đo lường ảnh hưởng đến doanh số, các nhãn hàng cần quan sát cách đại sứ giới thiệu sản phẩm, nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng lòng tin khách hàng. Đánh giá tác động của họ đến doanh số là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất.
- Đánh giá sự đóng góp ý tưởng:
Đại sứ cũng cần cung cấp ý tưởng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ. Đánh giá mức độ đóng góp ý tưởng cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất làm việc của họ.
Yếu tố cần có để trở thành đại sứ thương hiệu
Để trở thành đại sứ của thương hiệu (Brand Ambassador), cần phải đáp ứng nhiều tiêu chí như: Kiến thức, kỹ năng giao tiếp, tính cách, sự đam mê… Đặc điểm cụ thể của từng tiêu chí là:
- Kiến thức chuyên sâu về sản phẩm hoặc dịch vụ: Đại sứ của thương hiệu cần hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu, bao gồm tính năng, lợi ích và giá trị để truyền đạt thông tin một cách chuyên nghiệp.
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc: Đại sứ cần sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu. Cách họ tương tác với khách hàng và giải quyết các thắc mắc cũng cần phải chuyên nghiệp.
- Tính cách ngoại giao đặc biệt: Đại sứ cần có tính cách ngoại giao để tương tác hiệu quả với các bên liên quan như khách hàng, đối tác. Khả năng làm việc với nhiều đối tác đảm bảo rằng thông điệp về sản phẩm và dịch vụ được truyền đạt đúng cách.
- Niềm đam mê: Đại sứ cần mang trong mình niềm đam mê với sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Sự tin tưởng và mong muốn giúp thương hiệu phát triển là yếu tố quan trọng.
- Kinh nghiệm trong quảng cáo hoặc Marketing: Việc có kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo hoặc Marketing là một ưu điểm quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc họ có kiến thức vững về chiến lược quảng cáo và Marketing để phát triển thương hiệu một cách hiệu quả.
Đại sứ thương hiệu có gì khác đại sứ toàn cầu
Đại sứ của thương hiệu (Brand Ambassador) và đại sứ toàn cầu là 2 tên gọi thể hiện các cấp bậc đại sứ thương hiệu. Sự khác biệt giữa đại sứ của thương hiệu và đại sứ toàn cầu nằm ở phạm vi và trách nhiệm mà họ đảm nhiệm. Đại sứ của thương hiệu đại diện cho một thương hiệu hay sản phẩm cụ thể của một công ty, với phạm vi tác động chủ yếu ở một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể.
Ngược lại, đại sứ toàn cầu cũng là đại diện cho thương hiệu nhưng có phạm vi tác động rộng lớn hơn, bao gồm toàn cầu. Đại sứ toàn cầu là hình ảnh đại diện cho nhãn hàng trên khắp thế giới, tham gia vào các sự kiện quốc tế và tạo ra chiến dịch tiếp thị có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Trên đây là bài viết đã giải đáp đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) là gì? Các cấp bậc và những đại sứ thương hiệu tại Việt Nam. Đừng quên theo dõi Sforum hằng ngày để cập nhật tin tức về công nghệ, cuộc sống, sức khỏe… nhanh nhất nhé!
- Xem thêm bài viết chuyên mục: thuật ngữ ngành, thuật ngữ công nghệ, Branding

Bình luận (0)