DeepSeek AI không đơn độc, hàng loạt ông lớn chip Trung Quốc "tổng lực" đối đầu với AI Mỹ!


DeepSeek AI - một trí tuệ nhân tạo AI Trung Quốc làm Nvidia "bay màu" 600 tỷ đô la hiện đang được rất nhiều tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước hỗ trợ.
Vào ngày 27/1 mới đây, giá trị thị trường cổ phiếu của những tập đoàn công nghệ lớn tại Mỹ đã trao đảo vì sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo mới ra mắt từ Trung Quốc. Và nếu như OpenAI tiêu tới hàng trăm tỷ USD để huấn luyện AI, thì người Trung Quốc chỉ dành ra vỏn vẹn hơn 5 triệu USD để cạnh tranh sòng phẳng với người Mỹ.
Và giờ đây, chính phủ Trung Quốc đang rất tích cực trong việc đầu tư và phát triển DeepSeek AI. Cùng Sforum tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
DeepSeek AI và nguồn hỗ trợ của cả một nền kinh tế tỷ dân
Điều đặc biệt về sự ra đời của model AI này không chỉ vỏn vẹn là việc mang tới một chatbot AI mã nguồn mở với chi phí rẻ, mà còn là được ra mắt trong bối cảnh mà Mỹ đang áp dụng rất nhiều lệnh trừng phạt liên quan đến bản quyền trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc.

Điều này có thể thấy rằng AI giờ đây đã không còn là "độc quyền" của người Mỹ nữa rồi, và đã đến lúc một thế lực mới nổi dậy, chi phí phát triển rẻ hơn, miễn phí phát hành, cung cấp mã nguồn mở,... mà còn có kho dữ liệu cũng đồ sộ không kém.
Và một trong những lý do khiến cho DeepSeek AI lại có màn chào sân thành công đến như thế là bởi vì các nhà sản xuất chip và nhà cung cấp dịch vụ đám mây của Trung Quốc dường như đang nỗ lực chung để hỗ trợ DeepSeek và các mô hình AI khác do các nhà sản xuất trong nước hiện đang phát triển.

Cụ thể hơn thì vào thứ Bảy tuần trước, tập đoàn công nghệ Huawei Technologies đã công bố rằng họ đang hợp tác với công ty khởi nghiệp AI SiliconFlow để cung cấp các mô hình của DeepSeek cho khách hàng. Họ sẽ thực hiện điều này thông qua dịch vụ đám mây Ascend của mình.
Ngoài ra thì còn đó những tập đoàn trong nước như Alibaba, Gitee AI, Moore Threads và Hygon Information Technology, những công ty phát triển bộ xử lý AI, đã thông báo rằng sẽ hỗ trợ các mô hình R1 và V3 của DeepSeek, cả về phần mềm, phần cứng và hệ thống dịch vụ đám mây. Hiện đây đều là các công ty đang nỗ lực cạnh tranh với Nvidia.
Tại sao DeepSeek AI lại rẻ hơn so với các đối thủ ở Mỹ?
Khác biệt với OpenAI, model DeepSeek R1 lựa chọn cho mình hướng đi được cho là khá mới khi cung cấp mã nguồn mở. Điều này có nghĩa rằng, tất cả các nhà phát triển đều có thể sử dụng nguồn dữ liệu được phát triển trên DeepSeek AI để "vọc vạch", từ sửa đổi và thậm chí là phát triển trực tiếp trên dự án của bản thân mình.

Nếu như điều này là còn mới mẻ ở thị trường Trung Quốc nói chung, và cả nên phát triển của Châu Á nói riêng thì điều này đã khá quen thuộc tại Mỹ rồi, khi mà các "ông lớn" thường xuyên hợp tác với nhau để chia sẻ dữ liệu, hay thậm chí là phát triển nhiều ứng dụng có mã nguồn mở như trình duyệt Linux chẳng hạn.
Hướng đi mới này của DeepSeek AI tiếp cận được với nhiều nhóm đối tượng sử dụng hơn, từ những người dùng bình thường như bản thân mình, cho đến những nhà phát triển cả trong và ngoài nước có thể sử dụng. Và đặc biệt hơn là nó không những "mở", theo một báo cáo, Model AI R1 có giá cả phải chăng hơn OpenAI-o1 khoảng 90-95%.

Để làm được điều đó, DeepSeek Ai đã có thể giảm đáng kể chi phí xây dựng các mô hình AI của mình bằng cách sử dụng NVIDIA H800, được coi là thế hệ GPU cũ hơn ở Hoa Kỳ. Trong khi các gã khổng lồ AI của Hoa Kỳ sử dụng GPU AI tiên tiến NVIDIA H100, DeepSeek lại dựa vào phiên bản GPU được cho là đã "xuống lỗ" NVIDIA H800, được cho là có băng thông chip-to-chip thấp hơn.
Vào năm 2022, các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ đã đưa ra các quy định ngăn NVIDIA bán hai chip tiên tiến, A100 và H100, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Những con chip này rất cần thiết để phát triển các công nghệ như ChatGPT. Tuân thủ các quy định, NVIDIA đã thiết kế một con chip có tên là A800, làm giảm một số khả năng của A100 để A800 được phép xuất khẩu sang Trung Quốc.

Các kỹ sư của DeepSeek được cho là đã dựa vào các tối ưu hóa mã cấp thấp để tăng cường sử dụng bộ nhớ. Và điều này được cho là đảm bảo rằng hiệu suất không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế của chip. Nói một cách đơn giản, họ đã làm việc với các nguồn lực hiện có của mình, và dường như là họ đã có một thành công mỹ mãn.
DeepSeek Ai và nhu cầu dịch vụ điện toán đám mây
Các nhà phân tích thị trường khẳng định các nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn từ việc cho thuê cơ sở hạ tầng so với phí sử dụng mô hình trực tiếp.

Thuê máy chủ đám mây cho các tác vụ AI về mặt kỹ thuật đắt hơn so với sử dụng mô hình thông qua API. AWS tính phí lên đến 124 đô la một giờ cho một máy chủ đám mây được tối ưu hóa cho AI. Chi phí này khoảng 90.000 đô la một tháng cho việc sử dụng 24/7.
Người dùng Microsoft Azure không phải thuê máy chủ đặc biệt cho DeepSeek. Tuy nhiên, họ trả tiền cho sức mạnh tính toán mà họ sử dụng. Điều này có nghĩa là chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ họ chạy mô hình tốt như thế nào.

Mặt khác, các nhóm sử dụng Llama 3.1 của Meta thông qua AWS, trả 3 đô la cho mỗi 1 triệu mã thông báo. Các mã thông báo này là một phần của văn bản và 1.000 mã thông báo có khoảng 750 từ.
Các công ty đám mây nhỏ hơn như Together AI và Fireworks AI đã bắt đầu sử dụng hệ thống định giá đơn giản. Họ tính một khoản tiền cố định cho mỗi mã thông báo với mô hình DeepSeek-R1 của họ.
Một tùy chọn rẻ hơn khác cho DeepSeek-R1 là thông qua API của công ty mẹ với giá 2,19 đô la cho mỗi triệu mã thông báo. Giá này rẻ hơn từ ba đến bốn lần so với một số nhà cung cấp đám mây phương Tây.
DeepSeek và bài học từ "Bong bóng dot-com"
Nếu như bạn còn nhớ về thuật ngữ "bong bóng" trong kinh doanh, hẵn là bạn vẫn còn nhớ về những chiếc "bong bóng" như "bong bóng bất động sản" hay đặc biệt là "bong bóng dot-com" để chỉ về sự kiện xảy ra vào thập niên 90 khi mà các cổ phiếu của những công ty công nghệ cao, công ty khởi nghiệp và hoạt động trên internet với tên miền “.com” bị đầu cơ quá mức dẫn đến sụp đổ, khiến hàng ngàn doanh nghiệp phá sản bởi một thứ trào lưu mới mẻ.
Và 30 năm sau, dường như một chiếc "bong bóng" mới đã được kích hoạt khi "nhà nhà, người người" thi nhau phát triển và áp dụng AI lên tất cả các ứng dụng của mình, và chiếc kim phá vỡ chiếc bong bóng chứa đầy khi heli đó có lẽ chính là DeepSeek AI này, báo hiệu một con khủng hoảng mới của ngành trí tuệ nhân tạo tại Mỹ.
Trước khi DeepSeek AI ra mắt thì thông thường là các công ty AI cần những bộ vi xử lý máy tính vô cùng đắt tiền và tiên tiến, và để đào tạo một một con AI có khối lượng thông tin đồ sộ, ta sẽ cần rất, rất nhiều những bộ vi xử lý và cả card màn hình đấy. Điều đó là minh chứng cho việc chi tiêu vô cùng lớn - lên tới hàng tỷ USD của các công ty công nghệ lớn nhất Hoa Kỳ, chẳng hạn như Alphabet và Meta Platforms.
Thậm chí, chỉ tuần trước, các công ty bao gồm SoftBank, Oracle và OpenAI đã cam kết chi 500 tỷ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng AI mới trong một dự án mà họ gọi là Stargate.
Việc DeepSeek sử dụng những con chip kém tiên tiến hơn - kết hợp với các kỹ thuật đào tạo mô hình sáng tạo đã và đang hiện đang đặt ra câu hỏi về trường hợp đầu tư cho các cổ phiếu được coi là những người chiến thắng lớn từ AI. Điều này có nghĩa là, việc người Trung Quốc với nguồn lực hạn chế do bị cấm vận mặt hàng và thông tin trí tuệ nhân tạo từ Mỹ vẫn có thể tạo ra một con AI được đánh giá là ngang ngửa với ChatGPT.
Đặc biệt, DeepSeek còn phát hành mô hình R1 của mình dưới dạng mã nguồn mở. Điều đó có nghĩa là các công ty khác có thể tiếp thu và điều chỉnh mô hình để sử dụng cho mục đích riêng của họ, có khả năng mở ra cánh cửa cho các giải pháp thay thế AI giá rẻ khác.
Đây cũng là minh do trực tiếp khiến cho cả thị trường cổ phiếu tại Mỹ bị "nhuốm đỏ" chỉ trong vài giờ kể từ khi DeepSeek AI được ra mắt. Liệu đây là sự kiện khiến cho "bong bóng AI" cuối cùng đã bể? Song, chắc chắn rằng vị trí được cho là "độc tôn" của OpenAI đã đến lúc bị nghi ngờ, cùng với đó là những khoản đầu tử hàng tỷ đô có khả năng bị 5 triệu USD của người Trung Quốc làm cho "bẻ mặt''.
Và như chủ đề của mục bài viết này, bài học từ "bong bóng Dotcom" vẫn còn đó, cá nhân mình nghĩ là sẽ có rất nhiều những nhà đầu tư lỗ nặng vì một con DeepSeek AI vừa rẻ vừa cung cấp mã nguồn mở này. Mới đây thôi thì sự xuất hiện của DeepSeek đã gây ra đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ toàn cầu, trong đó riêng ông lớn sản xuất chip AI, Nvidia đã mất 600 tỷ USD trong 1 ngày, mức giảm khủng khiếp nhất của một doanh nghiệp Mỹ trong lịch sử.
Thế nên, nhiều nhà phát triển AI hiện tại cần nghĩ cách phát triển một con AI mạnh mẽ hơn nhiều nữa, nhằm xứng danh một sản phẩm được phát triển hàng tỷ USD.
Tạm kết
DeepSeek AI thực sự đã là bùng nổ cả thể giới, với nguồn lực hạn chế trong tay, một công ty phát triển AI tại Trung Quốc đã tạo nên một chatbot AI có đủ sức cạnh tranh với ông lớn đầu ngành trí tuệ nhân tạo hiện nay là ChatGPT, với chi phí phát triển chỉ vỏn vẹn 5.6 triệu USD.
Với hiệu năng được đánh giá tốt, cùng với đó là cung cấp một mã nguồn mở để nhiều nhà phát triển, đặc biệt là tại Trung Quốc sửa đổi và phát triển mạnh mẻ hơn AI này. Dự là điều này sẽ mở ra một tương lai khi có thêm rất, rất nhiều những model AI giá rẻ khác được phát triển.
Xem thêm:
- Đây là chiếc máy tính nhanh nhất thế giới được dùng để thử nghiệm... vũ khí hạt nhân
- Điểm mặt các sản phẩm ra mắt như những quả "bomb" nhưng cuối cùng chẳng thấy phát nổ
- Bài viết chuyên mục Khám phá
[Product_Listing categoryid="2197" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/ai.html" title="Danh sách Laptop AI đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Bình luận (0)