Distributor là gì? Kinh nghiệm lựa chọn distributor uy tín


Nếu đã là một chuyên gia marketing, bạn chắc chắn phải biết đến khái niệm distributor là gì. Bởi khi và chỉ khi hiểu rõ thuật ngữ này, doanh nghiệp của bạn mới có thể giải được “bài toán” phân phối sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Nhất là khi nhiều người vẫn còn mơ hồ và nhầm lẫn giữa hai hình thức distributor vs wholesaler. Để làm rõ vấn đề này, Sforum mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Distributor là gì?
Distributor dịch sang tiếng Việt có nghĩa là sự phân phối, phân bổ. Trong marketing, khái niệm này còn được hiểu là địa điểm, tương ứng với chữ P - Place trong mô hình 4P.
Về cơ bản, distributor là thuật ngữ dùng để miêu tả quá trình mà doanh nghiệp sẽ đưa những sản phẩm, dịch vụ của mình đến cho người tiêu dùng thông qua một bên thứ ba. Những đơn vị trung gian này sẽ thay thế doanh nghiệp phân phối các sản phẩm, dịch vụ đó đến cho khách hàng, đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận hơn trước.

Vai trò của distributor là gì?
Có thể khẳng định, distributor có vai trò to lớn đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi đây được xem như là sợi dây liên kết giữa đơn vị sản xuất cùng với người tiêu dùng. Trong quá trình phân phối, đôi khi doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng hàng hóa bị thiếu hụt hay vận chuyển chậm chạp. Nhưng nếu doanh nghiệp thiết lập một hệ thống phân phối, sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Chưa kể, sự đa dạng trong việc lựa chọn distributor còn giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý được số lượng hàng hóa trên thị trường. Qua đó đảm bảo khối lượng cung và cầu luôn được ổn định, đáp ứng kịp thời.

Các hình thức phân phối hàng hóa của doanh nghiệp
Sau khi đã hiểu qua distributor là gì, không khó để chúng ta có thể lấy ngay một số ví dụ về hình thức vận chuyển. Tuy nhiên, tùy theo mô hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ chọn các hình thức phân phối riêng biệt, phổ biến nhất gồm có:
Kênh phân phối trực tiếp
Đây là hình thức phân phối mà chính đơn vị sản xuất sẽ chủ động bán hàng trực tiếp với khách hàng của họ. Điều này cũng có nghĩa là họ sẽ bán sản phẩm mà không thông qua khâu trung gian nào. Lúc này, doanh nghiệp sẽ tự mình thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, chốt đơn, đóng gói, giao hàng, vận chuyển và cả bao gồm việc giải quyết khiếu nại.

Kênh phân phối gián tiếp
Khác với trực tiếp, hình thức gián tiếp yêu cầu nhà sản xuất phải tìm đơn vị trung gian để phân phối hàng hóa. Hiểu theo nghĩa đơn giản, bên thứ ba này chính là cây cầu kết nối phía sản xuất với người tiêu dùng. Vì vậy, khi doanh nghiệp lựa chọn phân phối theo hình thức này thì họ cũng sẽ không thể kiểm soát toàn bộ sản phẩm cùng nhóm khách hàng mua sắm.

Kênh phân phối bán buôn, bán lẻ
Các nhà bán buôn, bán lẻ chính là đối tượng mua hàng của doanh nghiệp với số lượng lớn. Sau đó, họ sẽ bán lại cho khách hàng với giá thành cao hơn chi phí nhập. Mặc dù được chiết khấu với mức giá ưu đãi, nhưng những nhà bán buôn, bán lẻ lại phải chịu trách nhiệm nếu hàng của họ không bán được. Tuy nhiên thì bù lại, chất lượng sản phẩm, sự uy tín của doanh nghiệp lại được đánh giá cao.

Kênh phân phối trực tuyến
Trong thời đại 4.0, kinh doanh online đang trở nên bùng nổ hơn bao giờ hết. Thông qua các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, ứng dụng giao hàng hay website, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm và cung ứng dịch vụ của mình đến cho khách hàng. Có thể nói, khi xã hội ngày càng tân tiến thì hình thức phân phối trực tuyến lại càng được ưa chuộng.

Bạn là một người kinh doanh và muốn tiếp cận với thị trường trực tuyến? Hãy đầu tư cho mình một chiếc điện thoại ngay từ bây giờ để hỗ trợ việc kinh doanh online thêm hiệu quả. Xem thêm nhiều mẫu điện thoại chất lượng theo gợi ý của Sforum tại đây nhé:
[Product_Listing categoryid="3" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile.html" title="Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Kênh phân phối qua nhượng quyền thương mại
Đối với các doanh nghiệp có tầm vóc, sức ảnh hưởng lớn thì việc nhượng quyền là điều rất phổ biến. Đây được xem là hình thức doanh nghiệp mở rộng quy mô phân phối nhưng lại thông qua việc cấp quyền điều hành cho đối tác muốn nhượng quyền. Các đối tác này sẽ vận hành cửa hàng dựa trên những quy định, tiêu chuẩn của chính cửa hàng mẹ.

Tiêu chí lựa chọn đối tác distributor phù hợp
Như đã tìm hiểu về distributor là gì, thì đây chính là các đơn vị phân phối sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng. Vì vậy, để quá trình này diễn ra tốt đẹp, doanh nghiệp cần lưu ý đến những tiêu chí sau khi lựa chọn distributor.
Kinh nghiệm và uy tín
Giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc lựa chọn một distributor uy tín và có nhiều kinh nghiệm là điều rất cần thiết. Với những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình hoạt động, họ sẽ biết cách phân phối hàng hóa của bạn sao cho thật hiệu quả. Từ đó giúp sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn trên thị trường.

Mạng lưới phân phối
Chú ý đến mạng lưới phân bổ hàng hóa của distributor cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn đối tác chuyên nghiệp. Bằng cách tìm hiểu tổng số lượng, khu vực của các đại lý, cửa hàng bán lẻ đang hoạt động, bạn sẽ biết distributor có kinh doanh hiệu quả không. Tất nhiên, nếu câu trả lời là có thì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đưa sản phẩm của bạn đến với khách hàng.

Khả năng tài chính
Một distributor chất lượng không chỉ sở hữu nguồn vốn mạnh, mà còn phải đầu tư khủng các cơ sở, trang thiết bị để hỗ trợ phân phối sản phẩm. Những thiết bị được ưu tiên nhiều nhất thường bao gồm: Kho chứa, phương tiện vận chuyển hàng hóa, nhân sự,... Nếu đáp ứng tốt các yêu cầu này, đây sẽ là một đơn vị phân phối mà bạn có thể cân nhắc.

Khả năng tiếp thị và bán hàng
Khả năng tiếp thị, bán hàng của bên trung gian cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá độ chuyên nghiệp của họ. Với những distributor chất lượng, họ sẽ có một chiến lược marketing rất kỹ càng và cực kỳ nhạy bén trong mọi tình huống. Những kỹ năng này sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý mua sắm của người tiêu dùng, góp phần gia tăng doanh số hiệu quả.

Khả năng điều hành và quản lý
Một nhà phân phối uy tín chắc chắn phải là người có bản lĩnh để xử lý tốt các vấn đề lưu thông hàng hóa. Quá trình này cần phải có sự kết nối linh hoạt với nhau từ khâu tiếp nhận sản phẩm cho đến bước bảo quản, kiểm tra và phân phối ra thị trường. Tất cả cần được hoạt động một cách đồng bộ, nhịp nhàng, hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.

Một số yếu tố khác
Ngoài những tiêu chí vừa rồi, việc chọn distributor phù hợp còn dựa vào nhiều yếu tố khác. Một số yếu tố khác mà bạn cần ghi nhớ là:
- Khu vực địa lý, thị trường mục tiêu: Hãy chú ý đến khu vực và thị trường mà bên trung gian đang hoạt động. Điều này chính là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân phối sản phẩm của bạn đến với khách hàng.
- Khả năng hỗ trợ: Hãy xem xét đến những yếu tố hỗ trợ mà distributor thực hiện khi phân phối sản phẩm. Họ có triển khai những chiến lược tiếp thị, đào tạo và dịch vụ trong quá trình phân phối không. Nếu có, khả năng tiếp cận khách hàng của sản phẩm sẽ tăng lên rất nhiều.

Phân biệt distributor vs wholesaler
Trong lĩnh vực kinh doanh, ngoài distributor thì wholesaler (Nhà bán buôn) cũng là một hình thức phân phối thường gặp. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà giữa distributor vs wholesaler thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt, các bạn có thể tham khảo bảng sau nhé:
Tiêu chí |
Distributor (Nhà phân phối) |
Wholesaler (Nhà bán buôn) |
Chức năng |
Phân bổ hàng hóa từ đơn vị sản xuất đến đại lý hoặc nhà bán lẻ. |
Hình thức bán sỉ cho các nhà bán lẻ. |
Quan hệ với nhà sản xuất |
Thường có hợp đồng chính thức với nhà sản xuất, có thể phân phối độc quyền. |
Có thể mua trực tiếp từ distributor hoặc từ nhiều nguồn hàng khác. |
Phạm vi hoạt động |
Kinh doanh trong một khu vực, có thể vận hành trên phạm vi cả nước. |
Quy mô hoạt động nhỏ hơn, thường ở các địa phương. |
Khối lượng hàng hóa |
Số lượng sản phẩm được bán ít hơn. |
Kinh doanh số lượng hàng hóa nhiều, đa dạng hơn. |
Dịch vụ bổ sung |
Thường tích hợp với các dịch vụ bảo hành, tiếp thị,... |
Chủ yếu đầu tư vào quy trình bán hàng, ít có những dịch vụ đi kèm. |
Giá cả |
Thường cao hơn wholesaler do có các dịch vụ đi kèm. |
Giá thành thấp hơn vì nhà bán lẻ mua sỉ với số lượng lớn. |

Với những thông tin vừa được chia sẻ, Sforum hy vọng các bạn đã nắm được khái niệm distributor là gì, distributor vs wholesaler có điểm nào khác biệt. Với việc đầu tư một hệ thống phân phối chất lượng, doanh nghiệp của bạn sẽ có thêm cơ hội tiếp cận khách hàng để đạt được doanh thu ấn tượng. Vậy nên, nếu bạn đang là chủ doanh nghiệp thì đừng bỏ qua việc chọn một đơn vị phân phối chất lượng nhé.
- Xem thêm bài viết chuyên mục: Wiki - Thuật ngữ, Thuật ngữ ngành

Bình luận (0)