Ethernet là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của Ethernet


Ethernet là gì là khái niệm quen thuộc với những ai hiểu biết về thiết bị điện tử nhưng lại mới mẻ với những người chưa biết về nó. Ngoài ra, khả năng kết nối Ethernet và Wifi cũng thường xuyên được đem ra so sánh khi ai đó có nhu cầu sử dụng mạng máy tính. Hãy xem hết bài viết này nếu bạn muốn biết rõ hơn về các chủ đề xoay quanh Ethernet, Ethernet không kết nối được,...
Ethernet là gì?
Ethernet được dùng phổ biến như một giao thức mạng dùng để kết nối một hay nhiều thiết bị điện tử với nhau trong một mạng cục bộ (LAN). Bạn có thể hiểu đơn giản hơn là laptop, tivi, máy tính,.. sẽ dựa vào Ethernet để kết nối mạng và truyền dữ liệu giữa các thiết bị.
Ưu điểm của Ethernet là an toàn với độ tin cậy và bảo mật cao, đặc biệt là có tốc độ truyền dữ liệu ổn định. Hiện nay, Ethernet được xem là một phần quan trọng của hạ tầng mạng cục bộ và được sử dụng rộng rãi trong các mạng máy tính gia đình, văn phòng và doanh nghiệp.

Cổng Ethernet là gì?
Đây là một cổng kết nối vật lý được sử dụng để cắm dây cáp Ethernet vào. Thông qua cổng Ethernet, các thiết bị sẽ được truy cập vào Internet và có thể chia sẻ tài nguyên hoặc trao đổi dữ liệu. Hầu hết các cổng Ethernet sẽ được thiết kế ở phía sau hoặc bên hông các thiết bị điện tử với kích thước không quá to dưới hình dạng của một ổ cắm.
Với cổng Ethernet, phần cứng mạng có dây sẽ được kết nối trong hệ thống các mạng như WAN (Mạng diện rộng), LAN (Mạng cục bộ) hoặc MAN (Mạng khu vực đô thị). Trong hầu hết mọi thiết bị điện tử được phát hành ra thị trường hiện nay như máy tính, máy chiếu, máy chơi game,... đều sẽ có trang bị cổng Ethernet. Để tránh trường hợp cổng Ethernet không kết nối được với mạng thì loại dây cáp cắm vào cổng phải đáp ứng được sự tương thích.

Nếu muốn tăng tốc độ truy cập, tính an toàn và khả năng mở rộng của mạng máy tính thì việc sử dụng Router sẽ rất cần thiết. Nhờ Router, kết nối mạng có thể chia sẻ được cho nhiều thiết bị khác nhau cùng sử dụng để tiết kiệm chi phí. Tại CellphoneS, nhiều dòng Router dưới đây đang được sử dụng phổ biến và có giá ưu đãi.
[Product_Listing categoryid="701" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/phu-kien/thiet-bi-mang/thiet-bi-phat-song-wifi/router-wifi.html" title="Danh sách router Wi-Fi đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Tìm hiểu cách thức hoạt động của Ethernet
Trong mạng cục bộ (LAN - Local Area Network), công nghệ mạng máy tính Ethernet đang được sử dụng khá phổ biến. Về cơ bản, kết nối Ethernet hoạt động dựa trên nguyên tắc truyền dữ liệu qua cáp đồng hoặc cáp quang. Đồng thời, sử dụng các giao thức và tiêu chuẩn đã được thiết lập để đảm bảo truyền tải dữ liệu một cách ổn định và hiệu quả.
Mời bạn đọc thêm thông tin dưới đây để biết cấu trúc và nguyên lý hoạt động của mỗi bộ phận Ethernet là gì.
- Khung Ethernet (Ethernet Frame): Dữ liệu truyền tải trong mạng Ethernet được đóng gói thành các khung (frame). Một khung Ethernet bao gồm địa chỉ MAC nguồn, địa chỉ MAC đích, loại giao thức và dữ liệu cần truyền tải, cùng với một trường CRC để kiểm tra lỗi.
- Giao thức CSMA/CD: Trong mạng Ethernet cổ điển, để tránh xung đột khi nhiều thiết bị cố gắng truyền dữ liệu cùng lúc, CSMA/CD được đưa vào sử dụng. Các thiết bị sẽ "nghe" trên đường truyền trước khi gửi dữ liệu, nếu không có thiết bị nào khác đang truyền, thiết bị sẽ bắt đầu gửi. Trường hợp có xung đột được phát hiện, động thái truyền dữ liệu trên thiết bị sẽ chuyển sang chế độ ngừng và nó sẽ thử lại sau một thời gian chờ.
- Chuyển mạch Ethernet (Ethernet Switching): Trong các mạng Ethernet hiện đại, các switch được sử dụng để kết nối các thiết bị. Switch hoạt động bằng cách học địa chỉ MAC từ những thiết bị kết nối, để cải thiện hiệu suất mạng và giảm thiểu xung đột, khung dữ liệu sẽ được chuyển tiếp đến đúng cổng tương ứng.

Tính năng nổi bật của Ethernet
Sau khi đã khám phá cổng Ethernet là gì và cách thức hoạt động, hãy cùng Sforum tìm hiểu về các tính năng nổi bật của nó nhé. Để trở thành lựa chọn của nhiều người cho mạng cục bộ, Ethernet đã sở hữu các tính năng sau:
- Tốc độ cao: Ethernet hỗ trợ nhiều tốc độ truyền tải khác nhau, từ 10Mbps trong các mạng Ethernet cổ điển, đến 100 Mbps với Fast Ethernet, và thậm chí cao với các chuẩn mới.
- Độ tin cậy cao: Ethernet cung cấp kết nối ổn định và tin cậy, với khả năng tự phát hiện và sửa lỗi. Các switch và router hiện đại có thể xử lý lượng lớn dữ liệu mà không gây ra tình trạng mất mát thông tin.
- Khả năng mở rộng: Ethernet có thể dễ dàng mở rộng từ các mạng nhỏ với vài thiết bị cho đến các mạng lớn với hàng ngàn thiết bị. Các chuẩn Ethernet mới cũng hỗ trợ kết nối các mạng với nhau qua các liên kết tốc độ cao.
- Dễ dàng cài đặt và cấu hình: Các thiết bị Ethernet như switch, router, cáp đều dễ dàng cài đặt và cấu hình, giúp việc triển khai mạng nhanh chóng và hiệu quả.
Các loại cáp Ethernet phổ biến rộng rãi
Cáp Ethernet dựa trên tốc độ truyền tải dữ liệu và cấu trúc vật lý của chúng để phân loại thành các dòng đa dạng sau đây:
- Cat5e (Enhanced Category 5): Cat5e cung cấp tốc độ đạt đến 1 Gbps với ưu điểm chống nhiễu tốt. Trong các mạng gia đình và doanh nghiệp nhỏ hiện tại, Cat5e đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người.
- Cat6: Tuy có nhiều điểm khá tương đồng với Cat5e nhưng cáp Cat6 có cấu trúc chống nhiễu tốt hơn. Và cáp Cat6 sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các ứng dụng yêu cầu băng thông cao.
- Cat6a (Augmented Category 6): Cat6a là phiên bản nâng cấp của Cat6, hỗ trợ tốc độ 10Gbps trên khoảng cách dài hơn (khoảng 100 mét). Chính vì thế, nhiều trung tâm dữ liệu và các mạng doanh nghiệp lớn thường sẽ chọn cáp Cat6a để sử dụng.
- Cat7: Tuy có tốc độ truyền tải tương đương với Cat6a nhưng Cat7 được đánh giá là có cấu trúc chống nhiễu tốt hơn. Với những ứng dụng đòi hỏi cao về hiệu suất và độ tin cậy thì việc dùng cáp Cat7 sẽ rất phù hợp.

So sánh Ethernet và Wifi
Mạng Wifi với khả năng kết nối không cần phải dùng dây được xem là cuộc cách mạng cực kỳ quan trọng. Cả Ethernet và Wifi đều có chung nhiệm vụ là tạo kết nối mạng an toàn cho các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, để biết sự khác biệt giữa Wifi và Ethernet là gì, bạn cần đọc qua bảng so sánh sau:
Tiêu chí |
Ethernet |
Wifi |
Tốc độ |
Cao hơn Wifi (lên đến 10Gbps hoặc hơn). |
Thấp hơn Ethernet(phụ thuộc vào chuẩn Wifi, tối đa khoảng 1-2 Gbps). |
Độ tin cậy |
Cao hơn Wifi, ít xảy ra tình trạng nhiễu. |
Thấp hơn Ethernet, dễ bị nhiễu từ những thiết bị khác. |
Độ bảo mật |
Cao hơn Wifi, khó bị truy cập trái phép do ưu điểm kết nối bằng dây và dễ dàng quan sát. |
Thấp hơn Ethernet và dễ bị tấn công qua mạng do khó để quan sát vì đặc điểm kết nối không dây. |
Chi phí |
Thường tốn nhiều chi phí cho việc mua dây cáp, vật che chắn,chắn, lắp đặt,... |
Hình thức lắp đặt đơn giản nên thường sẽ có chi phí thấp hơn Ethernet. |
Tính linh hoạt |
Khả năng kết nối còn bị hạn chế về mặt địa lý do phụ thuộc độ dài dây cáp. |
Cao hơn Ethernet và cho phép thiết bị kết nối được di chuyển tự do nếu vẫn nằm trong vùng phủ sóng. |
Từ bài viết này, hy vọng bạn đã biết cổng Ethernet không kết nối được là gì. Đồng thời, dễ dàng đưa ra lựa chọn giữa kết nối Ethernet và Wifi cho thiết bị điện tử mà gia đình hoặc bản thân đang dùng. Trong đời sống luôn có nhiều thuật ngữ thú vị và mới mẻ mà có thể bạn chưa biết, theo dõi chúng tôi mỗi ngày để không để lỡ những bài viết hữu ích nhé!

Bình luận (0)