Trang chủThị trường
Hàng triệu thiết bị Android bị nhiễm virus độc hại tự rút tiền qua các ứng dụng "miễn phí"
Hàng triệu thiết bị Android bị nhiễm virus độc hại tự rút tiền qua các ứng dụng "miễn phí"

Hàng triệu thiết bị Android bị nhiễm virus độc hại tự rút tiền qua các ứng dụng "miễn phí"

Hàng triệu thiết bị Android bị nhiễm virus độc hại tự rút tiền qua các ứng dụng "miễn phí"

Sforum CTV
Ngày đăng: 17/08/2022-Cập nhật: 18/08/2022
gg news
Các ứng dụng trên nền tảng Android có thực sự cho cung cấp cho bạn một kho hình nền miễn phí hay không? Bởi vì, hiện tại có rất nhiều ứng dụng mang dang nghĩa là miễn phí nhưng đằng sau đó là các mã độc nhằm đánh cấp thông tin cá nhân cũng như đánh cắp tiền trong ví của bạn.

Mới đây, nhiều ứng dụng Android đã bị phát hiện có nhiều nguy cơ gây hại cho người dùng, chúng không chỉ được thiết kế như một thứ miễn phí cho di động mà còn ẩn chứa mã độc trong cách chức năng nhập vào để mở tab (trình duyệt web), phần mềm này có thể khiến cho tài khoản được liên kết 'bốc hơi' liên tục cho đến khi bị người dùng phát hiện.

Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu đã xác định được 28 ứng dụng có nguy cơ nhiễm virus trên Google Play, không biết bằng cách nào mà chúng đã được duyệt và né qua các chính sách bảo mật nghiêm ngặt của Google.

Nhóm các ứng dụng được phát hiện mới đây bao gồm: ứng dụng hình nền, trang trí bàn phím, chỉnh sửa hình ảnh và video, một số khác là ứng dụng cho việc dọn dẹp bộ nhớ và bảo trì điện thoại. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy số ứng dụng này có lượt tải không hề nhỏ, hơn 10 triệu lượt tải về, số lượt click mở tab mới cũng tương đương.

ung-dung-doc-hai-tren-android-04.jpg

Thiệt hại do các ứng dụng miễn phí này trên thực tế đều giống nhau, quả thật của rẻ là của ôi. Sau khi các ứng dụng này được tải về và cài đặt vào máy, chúng sẽ cố gắng ẩn mình và lợi dụng việc người dùng tải về rồi quên mất. Đa số các ứng dụng kiểu này sẽ làm theo phương thức chuyển đổi, nghĩa là chúng sẽ thay đổi thuộc tính của mình thành ứng dụng hệ thống, chỉ khi người dùng thực sự có hiểu biết thì mới có thể phân biệt và tìm ra nó để xóa đi.

Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để tránh việc người dùng muốn xóa chúng. Cuối cùng, các ứng dụng này sẽ đẩy quảng cáo và tìm cách lừa nạn nhân đăng ký vào các dịch vụ có trả phí khác nhau, điều này khiến ví tiền của bạn ngày một ít đi cho đến hết nếu phát hiện ra kịp thời.

Một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn những ứng dụng mới tải về tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho thiết bị đó là không cấp cho chúng các quyền quan trọng. Nhiều ứng dụng có thiết kế đơn giản, xinh xắn và đúng như quảng cáo, điều đó giúp các ứng dụng lấy được niềm tin của người dùng. Cho đến khi bạn muốn sử dụng chức năng nâng cao, ứng dụng sẽ yêu cầu cấp thêm những quyền quan trọng khác. Chẳng hạn như quyền được loại trừ khỏi tính năng tiết kiệm pin, giúp chúng có thể chạy ngầm và có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi bị người dùng tắt hoàn toàn.

Cho đến hiện tại, hầu hết các ứng dụng bị phát hiện đã được xóa khỏi Google Play, tuy nhiên vẫn còn ba ứng dụng chưa bị xóa do liên quan đến vấn đề xác thực. Tin buồn, ngay cả khi tất cả các ứng dụng trên bị xóa trên nền tảng Android thì chúng vẫn nằm trên điện thoại của một ai đó, đơn giản vì nó đã đạt hơn 10 triệu lượt cài đặt trước khi bị xóa. Vậy nên, bài viết này nhằm đưa ra các cảnh báo về ứng dụng gây hại cũng như để những người đã tải về có thể biết được và loại bỏ chúng khỏi điện thoại.

Dưới đây là danh sách đầy đủ các ứng dụng độc hại vừa được phát hiện trên Android:

  • Photo Editor: Beauty Filter
  • Photo Editor: Retouch & Cutout
  • Photo Editor: Art Filters
  • Photo Editor - Design Maker
  • Photo Editor & Background Eraser
  • Photo & Exif Editor
  • Photo Editor - Filters Effects
  • Photo Filters & Effects
  • Photo Editor: Blur Image
  • Photo Editor: Cut, Paste
  • Emoji Keyboard: Stickers & GIF
  • Neon Theme Keyboard
  • Neon Theme - Android Keyboard
  • Cashe Cleaner
  • Fancy Charging
  • FastCleaner: Cashe Cleaner
  • Call Skins - Caller Themes
  • Funny Caller
  • CallMe Phone Themes
  • InCall: Contact Background
  • MyCall - Call Personalization
  • Caller Theme
  • Funny Wallpapers - Live Screen
  • 4K Wallpapers Auto Changer
  • NewScrean: 4D Wallpapers
  • Stock Wallpapers & Backgrounds
  • Notes - reminders and lists

Nếu đang sở hữu những ứng dụng này trên điện thoại, tốt hơn hết là bạn nên xóa chúng ngay trước khi quá muộn. Một kinh nghiệm nho nhỏ để tránh những phiền phức không đáng có trong quá trình sử dụng điện thoại đó là bạn chỉ nên cài đặt ứng dụng từ các nguồn chính thức và tìm hiểu xem nhà phát triển/phân phối ứng dụng đó có uy tín hay không.

Ngoài ra, trước khi tải về một ứng dụng nào đó, bạn nên kiểm tra qua phần review bên dưới, không phải tất cả đánh giá điều thực tế, tuy nhiên nếu có một vài bình luận xấu về ứng dụng thì cũng nên cẩn thận. Nếu một ứng dụng chỉ có vài đánh giá thì bạn cũng nên đề phòng vì có thể là đánh giá ảo nhằm đánh lừa người dùng. Thêm nữa, hãy luôn bật tường lửa để phòng trách các trường hợp tự động mở tab, các tính năng tường lửa hiện nay đã có khả năng ngăn chặn hầu hết các phương thức tự động mở tab hay pop-up một cách hiệu quả.

5/5
(0 lượt đánh giá)

Trang tin công nghệ Sforum.vn được thành lập từ năm 2013, đến nay đã hơn 10 năm tuổi. Chúng tôi vẫn không luôn ngừng đổi mới và thử nghiệm các chuyên mục, nội dung mới để phục vụ bạn đọc. Hi vọng các thông tin công nghệ, game hay mẹo vặt từ Sforum sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong đời sống cũng như có những phút giây giải trí lành mạnh.