Cách lắp máy ép chậm và các bước vệ sinh chi tiết


Máy ép chậm là sản phẩm với thiết kế đẹp, dễ sử dụng và được rất nhiều người lựa chọn sử dụng trong cộng đồng người dùng Việt Nam. Và gia đình bạn cũng đang sở hữu một chiếc máy ép chậm nhưng không biết cách lắp máy ép chậm như thế nào mới đúng.
Đừng lo lắng, hãy tìm hiểu cùng Sforum để biết cách lắp đặt máy ép chậm nhanh chóng và đơn giản nhất!
Cấu tạo máy ép chậm đơn giản, chi tiết nhất
Về bản chất, máy ép chậm bao gồm 2 thành phần chính: trục vít đặc biệt và động cơ giảm tốc. Bên cạnh đó, máy còn có thêm các thành phần hỗ trợ khác như bộ phận tách bã, khay đựng bã, vòi ra nước ép, thân máy, lưới lọc,... Vỏ máy được cấu tạo bằng chất liệu nhựa cao cấp, với khả năng chịu nhiệt cao, không chứa BPA nên rất an toàn và bảo đảm cho sức khỏe.
Ngoài ra, hiện nay người dùng vẫn đang băn khoăn về việc sử dụng máy ép chậm Panasonic cho người mới sử dụng nhanh chóng và đơn giản như thế nào. Cùng khám phá thêm ngay nhé!
Những loại máy ép chậm hiện nay
Máy ép chậm trục đứng
Máy ép chậm trục đứng thường được thiết kế theo hình dạng dọc, có kích thước cao và dùng trục xoắn dọc để nghiền ép thực phẩm. Với thiết kế của mẫu máy này thường phù hợp để ép những loại quả mềm như nho, dâu tây, chuối,... Nhưng với các thực phẩm như rau củ cứng thì không được đánh giá cao vì thường xuyên xuất hiện tình trạng kẹt thực phẩm trong trục xoắn, gây nên tình trạng máy không hoạt động.
Ngoài ra, máy ép chậm trục đứng thường được trang bị ống nguyên liệu lớn nên thời ép thực phẩm diễn ra khá nhanh chóng, giúp bạn có thể dễ dàng ép nhiều nguyên liệu cùng một lúc.
Máy ép chậm trục ngang
Máy ép chậm trục ngang thường được thiết kế kiểu dáng lớn nên khá cồng kềnh và dùng trục xoắn theo hướng ngang. Khi sử dụng máy rất dễ để xử lý những loại rau xanh, củ quả cứng không sợ tình trạng kẹt máy. Máy được tích hợp thêm nhiều phụ kiện hữu ích nhằm gia tăng diện tích trong quá trình sử udnjg như lưới lọc nước ép, thanh nhồi, chổi cọ vệ sinhvà nhiều tiện ích khác.
Điểm trừ của máy trục ngang do có ống tiếp nguyên liệu có kích thước nhỏ nên thời gian xử lý nguyên liệu sẽ lau hơn. Người dùng cần phải cắt nhỏ, dùng thanh nhồi để đảy thực phẩm xuống trục xoắn.
Cách lắp máy ép chậm chi tiết và đơn giản
Cách lắp đặt máy ép chậm trục đứng
Bước 1: Đầu tiên, bạn tiến hành lắp khoang tiếp vào trong thân máy Xoay ngược ngược chiều đồng hồ và đợi đến khi nghe tiếng kêu là đã vào khớp.
Bước 2: Kế tiếp, bạn thực phẩm lắp các phụ kiện theo thứ tự lần lượt là trục ép, lưới lọc, nắp chắn. Bạn hãy chắc chắn rằng phần lưới bạn lắp đã ôm trọn lấy phần trục ép.
Bước 3: Khi đã hoàn thành lắp xong những bộ phận trên, bạn hãy lắp tiếp phễu chứa thực phẩm và thanh nhồi nguyên liệu Cuối cùng, đặt ca đựng nước ép và ca bã ép vào đúng vị trí là hoàn tất.
Cách lắp đặt máy ép chậm trục ngang
Bước 1: Ở phía trên bề mặt thực phẩm, bạn hãy đặt ngay ngắn thân máy vào vị trí cố định. Sau đó, bạn hãy đặt trục của thân máy đã được lắp đúng với cối.
Bước 2: Sau đó, hãy đặt vòng đệm cao su của sản phẩm vào trong cối ép Đặt tiếp lần lượt những chi tiết khác. Chấm đỏ ở phần viền khay chứa và viền lọc phải nằm trên một đường thẳng.
Bước 3: Lúc này, bạn hãy đặt toàn bộ những bộ phận đã lắp lên trên phần cơ của máy. Người dùng xoay sao cho nó khớp với chấm đỏ nằm ở trên ống tiếp.
Bước 4: Tiếp theo, đặt trục máy vào trong bộ lọc của máy. Cuối cùng, lắp phần tiếp thực phẩm và mở phần nắp khóa chống rò rỉ và cắm điện là đã có thể sử dụng rồi đó
Dụng cụ dùng để vệ sinh máy ép chậm
Để vệ sinh máy ép chậm nhanh chóng, bạn cần phải chuẩn bị những vật dụng sau đây:
- Chổi vệ sinh: Bạn có thể dùng chổi đi kèm theo máy hoặc dùng chổ mua từ bên ngoài.
- Khăn khô, mềm: Dùng khăn để lau sạch phần thân máy ngay sau khi dùng.
- Nước rửa chén hoặc xà phòng có tính tẩy nhẹ: Làm sạch cặn có trong máy, đảm bảo sức khỏe cho người dùng, giảm thiểu ảnh hưởng đến độ bền của máy.
Các bước vệ sinh máy ép chậm
Dưới đây là các bước chi tiết và đơn giản để vệ sinh máy ép chậm như sau:
Bước 1: Tắt máy
Khi đã hoàn tất quá trình ép trái cây, bạn hãy tắt máy, rút phích cắm ra khỏi nguồn điện và chời đến khi máy ngừng hoạt động hoàn toàn.
Bước 2: Tháo những bộ phận của máy ép chậm
Kế tiếp, trong quy trình vệ sinh máy ép trái cây là tháo rời những bộ phân máy ép chậm. Bạn hãy nhớ theo trình tự sau khi tháo máy ép chậm:
- Thanh ấn.
- Cửa cho nguyên liệu, ống tiếp nguyên liệu.
- Trục ép.
- Lưới lọc.
- Vòng cố định lưới lọc nếu có.
- Khay chứa.
Bước 3: Ngâm và rửa sạch những bộ phận đã tháo
Bây giờ, bạn hãy mang ngân và rửa sạch những bộ phận đã tháo rời, trừ phần thân của máy bằng nước ấm giúp đảm bảo sự sạch sẽ. Nếu như vẫn bám bụi, bạn hãy ngâm các bộ phận ở trong chậu nước ấm đã pha sẵn kèm theo xà phòng.
Bước 4: Tiến hành cọ rửa bộ phận của máy
Khi đã ngâm, bạn hãy dùng chổi vệ sinh để cọ rửa lại toàn bộ những bộ phận của máy ép chậm như lưới lọc, trục ép,... Đối với, các bộ phận khó vệ sinh, bạn hãy dùng bàn chải có đầu nhỏ để dễ dàng tiếp cận và loại bỏ vết bẩn hơn.
Bước 5: Phơi khô toàn bộ các bộ phận của máy
Khi đã làm sạch, bạn hãy phơi khô máy ép chậm bằng khăm mềm để đảm bảo máy được khô tự nhiên.
Bước 6: Vệ sinh phần thân máy
Dùng khăn mềm để lau sạch các phần bên ngoài của thân máy. Lưu ý, không để nước dính vào để tránh làm hư hại những thiết bị.
Bước 7: Lắp ráp các bộ phận
Khi tất cả bộ phận của máy ép chậm được làm sạch, bạn hãy lắp đắt và cất giữ máy ép ở nơi khô ráo.
Tạm kết
Trên đây, Sforum đã hướng dẫn cách lắp đặt máy ép chậm đơn giản, nhanh chóng để ép trái cây một cách hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
- Xem thêm:Gia dụng
[Product_Listing categoryid='677' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/do-gia-dung.html' title='Danh sách đồ gia dụng đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']

Bình luận (0)