Làm thinh là gì? Nguồn gốc, ví dụ và những mẫu câu thú vị


Khái niệm làm thinh là gì? Từ này tưởng chừng như mới mẻ sau phát ngôn của nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý nhưng đây lại là một từ đã xuất hiện từ lâu. Nếu bạn muốn biết từ làm thinh ý nghĩa là gì, nguồn gốc từ đâu, có từ đồng nghĩa nào và ví dụ một số câu có từ này thì hãy cùng xem những nội dung bên dưới nhé.
Làm thinh là gì?
Khái niệm làm thinh theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn là từ chỉ thái độ cố ý im lặng, không nói bất cứ điều gì của con người trước một sự việc. làm thinh là từ ngữ được nhiều người sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, nhất là với người dân ở vùng Tây Nam Bộ.

Ngoài tìm hiểu làm thinh nghĩa là gì, để tra từ điển những từ ngữ khác, bạn nên chuẩn bị một chiếc điện thoại có tải sẵn từ điển. Nếu chưa có điện thoại thì bạn có thể tìm và tham khảo mua ở link sau:
[Product_Listing categoryid="3" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile.html" title="Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Nguồn gốc của từ làm thinh trong tiếng việt
Sau khi đã biết khái niệm từ làm thinh ý nghĩa là gì, làm thinh là ý gì, chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc của từ này trong tiếng Việt. Theo Việt Nam từ điển của tác giả Lê Văn Đức, nguồn gốc của từ làm thinh là “hàm thinh”. Trong đó, từ “hàm” được dịch nghĩa ra là “ngậm”, “nuốt” hoặc “chứa đựng”. Còn từ “thinh” lại là biến âm của “thanh”, tức là âm thanh, tiếng động. Như vậy, ghép từ “hàm” và “thinh” chúng ta có thể hiểu là im lặng.
Dù là một từ có nghĩa nhưng từ “hàm thinh” lại có cách phát âm không được thuận miệng, ngoài ra chữ “hàm” cũng ít được sử dụng trong cuộc sống. Do đó, người Việt đã mượn từ “làm” (thường dùng để chỉ một hành động) ghép với “thinh” để tạo cảm giác gần gũi hơn trong giao tiếp thường ngày.

Những từ đồng nghĩa với làm thinh trong tiếng Việt
Các nội dung trên đã giải thích khái niệm làm thinh là gì, làm thinh ý là gì. Sau đây, bạn hãy tham khảo một số từ đồng nghĩa với làm thinh để có thể giao tiếp thuận tiện hơn:
- Thinh lặng: Từ này dùng để chỉ trạng thái im lặng không nói gì của một người. Ngoài ra, thinh lặng cũng thể hiện nội tâm yên ắng, không suy nghĩ.
- Im lặng: Im lặng đồng nghĩa với làm thinh, được hiểu là trạng thái không phát ra tiếng động hay tiếng nói.
- Yên lặng: Từ này có nghĩa là yên ắng không có tiếng động, thường dùng để chỉ trạng thái của một người hoặc không gian.
Tại sao có câu nói “Khi không biết làm gì thì làm thinh"?
Đây là câu nói của nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý trong một buổi phỏng vấn. Câu nói này đã trở thành triết lý sống của rất nhiều bạn trẻ khi bước vào giai đoạn chênh vênh, không tìm thấy lối đi. Câu nói “Khi không biết làm gì thì làm thinh” có nghĩa là trong giai đoạn khó khăn này, chúng ta hãy dừng lại một chút để nghỉ ngơi và suy nghĩ thấu đáo. Khi có một khoảng dừng cần thiết, chúng ta sẽ biết được mình muốn gì và phải làm gì trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài ra, câu nói này cũng giống với tình trạng hiện tại của rất nhiều bạn trẻ. Đó là chưa biết phải làm gì, chưa tìm được hướng đi cho hiện tại và tương lai nên cứ làm thinh nhìn cuộc đời trôi đi.
Làm thinh mang lại lợi ích gì trong giao tiếp?
Không phải lúc nào cũng nên nói nhiều, đôi khi làm thinh lại thật sự cần thiết cho một cuộc giao tiếp. Vậy lợi ích của làm thinh là gì trong giao tiếp?
- Khi bạn muốn chia sẻ nỗi buồn với người khác, thay vì nói “tôi chia buồn với bạn” hãy làm thinh và trao cho họ một cái ôm. Lúc này, tuy bạn im lặng nhưng họ vẫn cảm nhận được tình cảm chân thành và sự thinh lặng còn quý giá hơn lời nói.
- Trong một cuộc giao tiếp, bạn cần vài khoảnh khắc làm thinh để lắng nghe đối phương, hiểu thông tin được chia sẻ và biết cách đáp lời khéo léo hơn.
- Khi cảm xúc đang tiêu cực, bạn nên làm thinh để tránh nói lời tổn thương người khác và không làm mối quan hệ trở nên xấu đi.
- Khi một người muốn chia sẻ câu chuyện của họ, bạn hãy lặng thinh để lắng nghe. Họ sẽ cảm thấy bạn là một người tinh tế và đáng tin cậy.

Ví dụ về cách sử dụng từ làm thinh trong tiếng Việt
Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn từ làm thinh nghĩa là gì trong tiếng Việt:
- Cô ấy làm thinh khi được hỏi về người yêu cũ.
- Tất cả mọi người đều làm thinh khi nghe ông kể chuyện thời xưa.
- Sau khi cãi nhau, anh ấy chọn cách làm thinh và chờ đợi cô gái bớt giận.
- Tôi sẽ không làm thinh trước những điều bất công xảy đến với gia đình mình.
- Lúc cảm thấy không vui, tôi thường làm thinh và chìm trong suy nghĩ.
Vừa rồi là giải thích khái niệm làm thinh là gì cũng như nguồn gốc từ đâu, có từ đồng nghĩa nào. Ngoài từ làm thinh ý nghĩa là gì thì chắc còn nhiều từ ngữ khác mà có thể bạn sẽ thắc mắc. Nếu vậy thì hãy theo dõi các bài tương tự về thuật ngữ gen Z của Sforum để biết câu trả lời nhé.
Xem thêm bài viết ở chuyên mục: Wiki - Thuật ngữ

Bình luận (0)