Trang chủThủ thuậtMẹo vặt
10 Lễ hội Huế truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc
10 Lễ hội Huế truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc

10 Lễ hội Huế truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc

10 Lễ hội Huế truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc

Thanh Huyền , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Thanh Huyền
Ngày đăng: 23/02/2024-Cập nhật: 23/02/2024
gg news

Lễ Hội Huế không chỉ bao gồm các lễ hội truyền thống ở Huế mà còn mang đến nhiều dịp vui chơi sôi nổi. Từ Lễ hội đua ghe ở Huế đến Lễ hội điện Hòn Chén, mỗi nét đặc trưng đều là di sản văn hoá của đất nước. Các lễ hội trên sông Hương như Lễ hội ánh sáng Huế mang đến khung cảnh đầy thơ mộng. Dưới đây là 10 lễ hội tại Huế nổi bật nhất của Sforum.

Festival Huế

  • Thời gian: Ngày 7/6 tới ngày 12/6 hằng năm
  • Địa điểm: Tổ chức đồng loạt trên nhiều địa điểm nổi tiếng của thành phố. Bao gồm kinh thành Huế, bảo tàng di tích cố đô Huế,...

Từ khi được khai mạc lần đầu tiên vào năm 1992, lễ hội Huế - Festival Huế ngập tràn ánh sáng và sắc màu này đã trở thành một biểu tượng của văn hóa và nghệ thuật. Ban đầu, lễ hội được biết đến với tên gọi Festival Việt-Pháp. Sau đó vào năm 2000, sự kiện được đổi tên thành Festival Huế.

Năm nay, Festival Huế lại được tổ chức với những chủ đề đa dạng và sâu sắc. Tham gia lễ hội này, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị. Có thể kể đến như nghe bài chòi, ca Huế, ngâm thơ,... Tất cả điều này đều nhằm tôn vinh những cột mốc và nét đẹp thành phố.

Lễ hội ánh sáng Huế

Lễ hội Bài Chòi

  • Thời gian: Trong những ngày đầu năm mới (tết Nguyên Đán)
  • Địa điểm: Cầu Ngói Thanh Toàn thuộc thị xã Hương Thủy

Lễ hội Bài Chòi là một trong các lễ hội Huế truyền thống đặc biệt và độc đáo ở mảnh đất này. Lễ hội này không chỉ là nơi để tôn vinh và bảo tồn nghệ thuật dân gian mà còn là dịp để cộng đồng kết nối, giao lưu và trải nghiệm những giá trị văn hoá truyền thống.

Bài Chòi là một loại hình trò chơi dân gian truyền thống của người Việt. Trò chơi này thường diễn ra tại những vùng quê ven biển. Đặc biệt là ở miền Trung và Nam Trung Bộ. Đây là một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian. Bài Chòi là sự kết hợp giữa kỹ năng biểu diễn và sự nghệ thuật. Đồng thời, cũng là cơ hội để người dân gần xa sum vầy, giao lưu và tận hưởng không khí lễ hội tươi vui.

Các lễ hội truyền thống ở Huế

Hội vật làng Sình

  • Thời gian: Ngày 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm
  • Địa điểm: Đình làng Lại Ân, huyện Phú Vang

Vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch, một trong các lễ hội Huế truyền thống mang tên vật làng Sình được tổ chức hoành tráng, náo nhiệt. Lễ hội này đã tồn tại hơn 200 năm. Mỗi lần tổ chức vẫn đều mang đậm giá trị văn hóa truyền thống.

Tại hội vật làng Sình, để thể hiện tinh thần thượng võ và sức khỏe của mình, các đô vật tham gia muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ. Đây cũng là nơi để các vận động viên thể hiện tài năng, sức mạnh. Đến với lễ hội làng Sình, bạn sẽ có cơ hội thể hiện sự can đảm, kiên nhẫn và lòng dũng cảm.

Lễ hội ở Huế

Lễ hội cầu ngư Huế

  • Thời gian: Ngày 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm
  • Địa điểm: Dọc bờ sông của làng Thai Dương Hạ, Phú Vang

Vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội cầu ngư - một trong các lễ hội Huế truyền thống đặc biệt được tổ chức ở bên bờ sông làng Thai Dương Hạ. Phần hội gồm nhiều màn trình diễn và trò chơi hấp dẫn trên cạn. Nó mô tả quá trình đánh cá của ngư dân cùng với hội đua trải nhiệt trên đầm phá.

Lễ hội cầu ngư là dịp để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng. Ông là người đã có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Đồng thời, khi tổ chức các lễ hội này, người dân địa phương cũng mong cầu một cuộc sống no ấm, đủ đầy.

Các lễ hội truyền thống ở Huế

Lễ hội điện Hòn Chén

  • Thời gian: 2/3 - 3/3 và mùng 8/7 - 10/7 Âm lịch hằng năm
  • Địa điểm: Điện Hòn Chén, Hương Trà

Lễ hội Điện Hòn Chén diễn ra hai lần mỗi năm. Đây là dịp để thể hiện lòng biết ơn đến Thánh mẫu và thu hút rất nhiều du khách tới tham dự và khám phá. Các nghi thức trong lễ hội Huế Điện Hòn Chén tại đây diễn ra long trọng. Điểm nhấn của lễ hội là đám rước Thánh Mẫu trên những chiếc bằng. Đây là một phương tiện truyền thống di chuyển trên mặt nước. Cùng với các trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng long kiệu và mang theo bình hương, ống trầu, bình trà.

Lễ hội điện Hòn Chén

Lễ hội đua ghe ở Huế

  • Thời gian: Lễ Quốc Khánh ngày 2/9
  • Địa điểm: Trên bờ sông Hương

Lễ hội đua ghe ở Huế là một trong các lễ hội truyền thống trên sông Hương diễn ra vào ngày 2/9 dương lịch tại bờ sông trước trường Quốc Học. Đây là dịp vui sướng và hân hoan, thu hút nhiều thanh niên tham gia để thể hiện niềm vui và sự sôi động của ngày Quốc Khánh.

Đối tượng tham gia chủ yếu là nam và nữ thanh niên từ các phường, xã, huyện và thành phố. Lễ hội đua ghe ở Huế là một trong các lễ hội Huế truyền thống đặc biệt. Bởi vì nó mang trong mình nét đẹp của một môn thể thao. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để rèn luyện tinh thần và sức khỏe. Hội đua ghe được tổ chức với 7 đội cung và một đội phá, tổng cộng 9 đội đua.

Lễ hội đua ghe ở Huế

Hội Minh Hương Huế

  • Thời gian: Từ ngày 14 đến 16 tháng 7 âm lịch hằng năm
  • Địa điểm: Đình làng Minh Hương, xã Điền Hải, huyện Phong Điền

Lễ hội Minh Hương với nhiều hoạt động truyền thống và đặc sắc. Có thể kể đến như đua thuyền, rước thuyền. Lễ hội này được tổ chức nhằm tỏ lòng biết ơn đến Thần Khai canh và cầu mong một mùa đi biển an bình, ấm no. Lễ hội Huế Hội Minh Hương thường được tổ chức từ ngày 14 đến 16 tháng 7 Âm lịch. Đây là dịp để mọi người tụ họp với nhiều hoạt động thú vị, mang đậm bản sắc văn hóa.

Lễ hội Huế

Với camera vượt trội và hiệu suất mạnh mẽ, một chiếc điện thoại mới sẽ giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của lễ hội một cách chân thực và sống động. Hãy tham khảo các điện thoại đang được quan tâm dưới đây:

[Product_Listing categoryid='3' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/mobile.html' title='Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']

Lễ tế Xã Tắc

  • Thời gian: Cuối tháng 2 âm lịch hằng năm
  • Địa điểm: Đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, Huế

Hiện nay, lễ tế Đàn Xã Tắc được tổ chức 2 lần vào mùa xuân và mùa thu hàng năm. Đây cũng là một trong các lễ hội Huế truyền thống có lịch sử lâu đời ở Đàn Xã Tắc. Đồng thời, là một lễ tế lớn thứ hai, chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao.

Vào ngày diễn ra lễ hội, lá cờ Kỳ Đài sẽ được kéo lên vào đúng vị trí. Người đóng vai vua sẽ bắt đầu đi từ điện Cần Chánh, tiến về Đại Cung Môn. Sau khi 7 phát súng lệnh được vang lên ở Kỳ Đài, Đoàn Ngự giá sẽ di chuyển ra cửa Ngọ Môn. Sau đó, từ hướng Tây qua hướng Bắc để đến Đàn Xã Tắc để tiến hành lễ tế.

Lễ hội Huế truyền thống

Lễ hội Đền Huyền Trân

  • Thời gian: Ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm
  • Địa điểm: Đền thờ Huyền Trân Công Chúa, phường An Tây

Lễ hội Đền Huyền Trân Huế là một trong các lễ hội Huế truyền thống quan trọng và lâu đời ở vùng đất cố đô Huế - nơi nằm ẩn mình trong dãy núi nước phía Tây thành phố. Đây là một trong những sự kiện tôn vinh giá trị lịch sử, tâm linh và văn hóa dân tộc.

Lễ hội Đền Huyền Trân Công Chúa thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương đến tham dự và tận hưởng không khí tưng bừng của lễ hội. Đền Huyền Trân là một ngôi đền cổ được xây dựng từ thời Lý và Trần. Đay là nơi thờ cúng các vị thần linh và vua chúa triều đại xưa của đất nước.

Các lễ hội truyền thống ở Huế

Lễ hội Áo Dài

  • Thời gian: Ngày 22/6 tới 30/6 năm 2024
  • Địa điểm: Kinh thành Huế

Lễ hội Áo Dài là một trong những sự kiện lễ hội ánh sáng Huế được mọi người mong chờ nhất. Đặc biệt là trong mỗi kỳ Festival Huế. Các nhà thiết kế từ khắp nơi trên đất nước đều hội tụ về Huế. Cùng nhau tham gia vào chương trình đặc biệt này.

Du khách tham dự lễ hội sẽ được trải nghiệm không gian chiêm ngưỡng vô vàn những chiếc áo dài độc đáo được thiết kế với kiểu dáng rất đa dạng, phong phú từ cổ điển đến hiện đại. Đặc biệt, dưới sự trình diễn của nhiều người mẫu được tuyển chọn kỹ lưỡng, những chiếc áo dài trở nên lộng lẫy và quyến rũ, khiến bất kỳ ai cũng khó lòng rời mắt.

Lễ hội ánh sáng Huế

Lễ hội Huế là nơi văn hóa dân tộc được tái hiện sống động. Các lễ hội truyền thống ở Huế, từ lễ hội đua ghe ở Huế đến lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội ánh sáng đều là những dấu ấn không thể thiếu. Hy vọng du khách có thể khám phá nét đẹp của văn hóa qua các lễ hội tại vùng đất thơ mông này. Chúc bạn có một hành trình thật vui vẻ và ý nghĩa.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Thanh Huyền hiện đang làm Marketer tại CellphoneS, chịu trách nhiệm trong việc phát triển các bài viết trên trang thông tin, góp phần hỗ trợ CellphoneS hoạt động chất lượng, hiệu quả. Từ đó, giúp kênh thông tin của CellphoneS được hàng triệu người tiếp cận và trở thành kênh đáng tin cậy trong đa dạng lĩnh vực.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo