Màn hình LTPO là gì? So sánh màn hình LTPO với màn hình OLED


Trên thị trường sản phẩm công nghệ, các hãng sản xuất đang thi nhau ra mắt các công nghệ màn hình mới nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng trên các dòng smartphone, trong đó có LTPO. Vậy màn hình LTPO là gì và có điểm nào nổi bật? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Màn hình LTPO là gì?
Đây là một công nghệ màn hình với tên đầy đủ là “Low-Temperature Polycrystalline Oxide” (oxit đa tinh thể nhiệt độ thấp), được phát triển bởi Apple và giới thiệu trên Apple Watch Series 4 lần đầu tiên.
Màn hình này kết hợp 2 công nghệ hiển thị phổ biến là LTPS và IGZO. LTPS thường được sử dụng trong màn hình LCD và AMOLED thông thường, có độ dẫn điện tốt và khả năng chuyển đổi tần số nhanh. Trong khi đó, IGZO có khả năng tiết kiệm năng lượng tốt hơn nhưng tốc độ chuyển đổi tần số thấp hơn. Như vậy, màn hình LTPO được thiết kế để tận dụng ưu điểm của cả 2 công nghệ này.
Điểm nổi bật của Màn hình LTPO
Với việc tận dụng cả 2 công nghệ phổ biến, màn hình này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, điển hình là khả năng tiết kiệm năng lượng, tần số quét và độ phân giải cao.
Tiết kiệm năng lượng
Công nghệ màn hình này giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với màn hình LTPS thông thường. Điều này là nhờ vào khả năng điều chỉnh tần số làm mới (refresh rate) linh hoạt theo nội dung hiển thị. Cụ thể, nó có thể điều chỉnh từ mức thấp (ví dụ: 1Hz khi hiển thị thông báo) đến mức cao (ví dụ: 120Hz khi chơi game). Nhờ vậy mà công nghệ này giúp điện thoại tiết kiệm pin từ 5-15% so với thông thường.
Tốc số quét và độ phân giải cao
Màn hình LTPO hỗ trợ tần số quét lên đến 120Hz hoặc thậm chí là 144Hz và 165Hz. Vì vậy, người dùng sẽ có trải nghiệm mượt mà khi thao tác trên màn hình, đặc biệt là khi cuộn nội dung, chơi game hoặc xem video.
Hơn nữa, công nghệ màn hình này cho phép các hãng sản xuất màn hình với độ phân giải cao nhưng vẫn giữ mức tiêu thụ năng lượng ở mức hợp lý.
So sánh màn hình LTPO so với màn hình OLED
Đây là hai công nghệ màn hình hiển thị khác nhau, mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng biệt, cụ thể như sau:
Công nghệ nền tảng: LTPO là một cải tiến về điều khiển màn hình. Nó có thể được sử dụng trong màn hình OLED để cải thiện hiệu suất và tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, màn hình LTPO cũng có thể là màn hình OLED nhưng với điều khiển tối ưu hơn.
Tốc độ làm mới: Màn hình OLED thông thường có tần số làm mới cố định, thường là 60Hz hoặc 120Hz. Trong khi đó, màn hình còn lại có khả năng điều chỉnh tần số làm mới linh hoạt từ rất thấp (1Hz) đến rất cao (120Hz), tùy thuộc vào nội dung hiển thị.
Tiết kiệm năng lượng: Vì có khả năng điều chỉnh tần số làm mới linh hoạt nên màn hình LTPO tiết kiệm năng lượng hơn so với OLED thường. Từ đó, nó giúp kéo dài tuổi thọ pin hơn trên smartphone hoặc đồng hồ thông minh.
Một số sản phẩm trang bị sử dụng màn hình LTPO
Nếu bạn tìm kiếm các dòng sản phẩm được trang bị công nghệ màn hình này, hãy tham khảo các mẫu sau đây:
Apple Watch Series 4 trở lên: Apple là công ty đầu tiên sử dụng công nghệ này trong Apple Watch Series 4. Các phiên bản sau của Apple Watch cũng tiếp tục áp dụng để cải thiện hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.
Samsung Galaxy S22 Ultra 5G: Ngoài việc sở hữu màn hình LTPO thì chiếc điện thoại này còn có độ phân giải 2K+, tấm nền Dynamic AMOLED 2X và rộng 6.8inch, mang đến chất lượng hiển thị sắc nét và màu sắc trung thực.
iPhone 13 Pro Max: Chiếc smartphone này hỗ trợ tốc độ làm mới thích ứng từ 10Hz đến 120Hz, sở hữu màn hình 6.7inch với khung viền vuông vức, cùng độ phân giải 1284 x 2778 Pixels. Vì vậy, máy vừa đảm chất lượng hiển thị sống động vừa tiết kiệm năng lượng vượt trội.
Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn biết màn hình LTPO là gì và được ứng dụng trên các dòng sản phẩm nào. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về công nghệ màn hình này nhé.

Bình luận (0)