Nguyên nhân và 9 cách khắc phục máy tính restart lâu


Máy tính restart lâu là vấn đề khiến nhiều người dùng khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và trải nghiệm sử dụng. Nguyên nhân có thể đến từ phần cứng quá tải, ổ cứng bị phân mảnh, phần mềm xung đột hoặc virus gây chậm hệ thống.
Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng máy tính restart lâu và giúp máy tính khởi động nhanh hơn? Tham khảo bài viết dưới đây của Sforum để hiểu rõ hơn những nguyên nhân phổ biến và cách xử lý hiệu quả.

Các nguyên nhân chính khiến máy tính restart lâu
Trước khi tìm cách sửa lỗi, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân, sau đây là những lý do phổ biến khiến laptop restart quá lâu hoặc hệ thống restart chậm bất thường:
- Có quá nhiều ứng dụng khởi động cùng Windows: Các phần mềm chạy nền như Skype, Teams, OneDrive… sẽ tiêu tốn tài nguyên khi khởi động lại.
- Máy tính bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại: Những chương trình không mong muốn có thể chạy ngầm và gây gián đoạn khi restart.
Ổ cứng bị phân mảnh hoặc lỗi: Đặc biệt với HDD, khi dữ liệu bị phân mảnh, tốc độ đọc/ghi sẽ chậm lại đáng kể. - Driver bị lỗi hoặc chưa cập nhật: Driver không tương thích có thể khiến máy xử lý chậm khi khởi động lại.
- Windows Update bị treo hoặc chạy ngầm: Việc cập nhật chưa hoàn tất có thể làm quá trình khởi động lại kéo dài.
- Thiết lập bộ nhớ ảo chưa tối ưu: Nếu bộ nhớ RAM thấp và bạn không cấu hình bộ nhớ ảo phù hợp, restart sẽ lâu hơn.
- Phần cứng có vấn đề: RAM lỏng, CPU nóng, SSD lỗi hoặc nguồn yếu cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn.

Bạn đang cần các sản phẩm laptop hoặc máy tính chất lượng với giá tốt thì có thể tham khảo các sản phẩm tại CellphoneS ngay:
[Product_Listing categoryid="1217" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/van-phong.html" title="Danh sách Laptop văn phòng nổi bật tại CellphoneS!"]
Các cách khắc phục máy tính restart lâu
Tình trạng máy tính restart lâu có thể gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và trải nghiệm người dùng. Nguyên nhân của vấn đề này rất đa dạng, từ các vấn đề phần mềm đơn giản đến lỗi phần cứng phức tạp. Thông tin sau sẽ đi sâu vào phân tích các nguyên nhân phổ biến và cung cấp các giải pháp khắc phục hiệu quả.
Xóa bớt các ứng dụng không cần thiết
Việc cài đặt quá nhiều phần mềm không cần thiết không chỉ chiếm dụng dung lượng ổ cứng mà còn làm giảm hiệu suất của máy tính. Những ứng dụng này có thể chạy ngầm và tiêu tốn tài nguyên hệ thống, dẫn đến thời gian máy tính restart lâu. Cách thực hiện:
Bước 1: Mở Control Panel bằng cách bấm phím Windows và gõ “Control Panel”, sau đó nhấn Enter.

Bước 2: Trong mục Programs, chọn Uninstall a program.

Bước 3: Duyệt qua danh sách các chương trình đã cài đặt, chọn những ứng dụng không còn sử dụng và nhấn Uninstall để gỡ bỏ.

Việc này giúp giải phóng tài nguyên hệ thống và tránh việc máy tính restart lâu.
Làm sạch file trong thùng rác
Thùng rác chứa các tệp tin đã bị xóa nhưng chưa được loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống. Nếu không được dọn dẹp thường xuyên, thùng rác có thể chiếm dụng một phần đáng kể dung lượng ổ cứng và ảnh hưởng đến hiệu suất của máy tính. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng Recycle Bin trên màn hình desktop và chọn Empty Recycle Bin.

Bước 2: Xác nhận việc xóa vĩnh viễn các tệp tin bằng cách nhấn Yes.

Diệt virus cho máy tính
Virus và phần mềm độc hại có thể gây ra nhiều vấn đề cho máy tính, bao gồm làm quá trình máy tính restart lâu. Chúng có thể chạy ngầm, tiêu tốn tài nguyên hệ thống và gây ra các lỗi không mong muốn. Tiến hành thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Cài đặt một phần mềm diệt virus uy tín như Kaspersky, Bitdefender hoặc sử dụng Windows Defender tích hợp sẵn trên Windows 10.
Bước 2: Tiến hành quét toàn bộ hệ thống để phát hiện và bỏ những mối đe dọa tiềm ẩn.
Bước 3: Cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu virus để đảm bảo phần mềm có thể nhận diện các mối đe dọa mới nhất.
Việc bảo vệ máy tính khỏi virus không chỉ giúp giảm máy tính restart lâu lại mà còn đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.

Tắt ứng dụng và khởi động cùng máy tính
Nhiều ứng dụng được thiết lập để tự động khởi động cùng hệ thống, làm tăng thời gian khởi động lại và tiêu tốn tài nguyên. Việc vô hiệu hóa các ứng dụng không cần thiết sẽ giúp cải thiện hiệu suất khởi động.
Bước 1: Bạn ấn vào tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager.

Bước 2: Lúc này, chuyển đến tab Startup để xem những ứng dụng khởi động cùng hệ thống.

Bước 3: Chọn những phần mềm không cần thiết, nhấp vào chuột phải và chọn Disable để vô hiệu hóa.
Vô hiệu hóa Windows Update
Windows Update tự động tải và cài đặt các bản cập nhật có thể làm chậm quá trình khởi động lại, đặc biệt nếu cập nhật diễn ra trong nền mà bạn không hay biết. Nếu bạn muốn kiểm soát thời điểm cập nhật, có thể vô hiệu hóa tính năng này. Tiến hành vô hiệu hóa Windows Update như sau:
Bước 1: Nhấn phím Windows + R, gõ services.msc và click vào nút Enter để mở cửa sổ Services.

Bước 2: Tìm và nhấp đúp vào Windows Update trong danh sách dịch vụ.

Bước 3: Trong cửa sổ vừa mở, tại mục Startup type, bạn chọn Disabled.

Bước 4: Nhấn Stop nếu dịch vụ đang chạy, sau đó nhấn Apply và OK để lưu lại thay đổi.

Cập nhật Windows và driver phần cứng
Trong nhiều trường hợp, máy tính restart lâu không phải do lỗi mà do hệ thống đang cố gắng cập nhật bản vá hoặc driver mới. Nếu bạn chưa cập nhật hệ điều hành hoặc driver trong thời gian dài, điều này có thể khiến các thiết bị hoạt động không ổn định, gây ảnh hưởng tới quá trình khởi động. Các bước để thực hiện cập nhật Windows:
Bước 1: Truy cập vào Settings > Chọn tiếp vào mục Windows Update.

Bước 2: Nhấn Check for updates và để hệ thống tải về.

Bước 3: Cài đặt các bản cập nhật mới nhất.
Thiết lập lại bộ nhớ ảo hợp lý
Bộ nhớ ảo là phần ổ cứng được sử dụng như RAM phụ. Cấu hình không đúng có thể làm máy tính restart lâu. Thực hiện thiết lập lại bộ nhớ ảo hợp lý như sau:
Bước 1: Ở phần Tìm kiếm > Nhập từ khóa Performance > Bấm chọn Adjust the appearance and performance of Windows.

Bước 2: Chuyển đến tab Advanced > Bấm vào mục Change > Chọn mục OK.

Bước 3: Bỏ chọn “Automatically manage paging file size for all drive” > Chọn tiếp mục Custom size và thiết lập giá trị hợp lý theo dung lượng RAM của bạn > Bấm OK.
.jpg)
Sửa lỗi hệ thống bằng Performance/Maintenance Troubleshooter
Windows tích hợp nhiều công cụ sửa lỗi tự động, trong đó có Performance Troubleshooter và Maintenance Troubleshooter rất hữu ích nếu máy bạn đang khởi động lại chậm bất thường mà chưa rõ nguyên nhân. Thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run > Trong hộp thoại Run, nhập lệnh sau msdt.exe /id MaintenanceDiagnostic, rồi nhấn Enter.

Bước 2: Khi cửa sổ Maintenance Diagnostic xuất hiện, nhấn Next để tiếp tục.

Bước 3: Chọn Try troubleshooting as an administrator để chạy chương trình với quyền quản trị viên để hệ thống tự động kiểm tra và phát hiện lỗi.

Bước 4: Sau khi quá trình kiểm tra hoàn tất, nhấn Close the troubleshooter để đóng công cụ.

Nếu vấn đề vẫn chưa được giải quyết, thử khởi động lại máy tính hoặc tìm các giải pháp khác để xử lý sự cố.
Tối ưu hóa điện năng bằng Power Troubleshooter
Thiết lập điện năng (power settings) sai lệch cũng có thể khiến máy tính restart lâu hơn bình thường, nhất là trên laptop. Windows cung cấp công cụ Power Troubleshooter để khắc phục tình trạng này một cách tự động. Cách bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, nhấn vào nút Start trên thanh taskbar, sau đó gõ từ khóa Troubleshoot và chọn kết quả phù hợp để mở công cụ Troubleshoot.

Bước 2: Tại giao diện Troubleshoot, chọn Other troubleshooters.

Bước 3: Tìm và nhấp vào Power, sau đó nhấn Run. Hệ thống sẽ tự động tiến hành kiểm tra và phát hiện các lỗi liên quan đến nguồn điện và cấu hình hệ thống.

Bước 5: Khi quá trình kiểm tra và khắc phục lỗi hoàn tất, nhấn Close the troubleshooter để đóng công cụ và hoàn tất quy trình.

Mẹo để máy tính khởi động lại nhanh hơn
Ngoài các giải pháp khắc phục máy tính restart lâu ở trên, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để cải thiện tốc độ restart tổng thể:
- Ưu tiên sử dụng ổ SSD thay vì HDD: Thời gian khởi động sẽ nhanh hơn gấp 5–10 lần.
- Giữ cho ổ C còn trống ít nhất 20% dung lượng: Giúp Windows hoạt động trơn tru hơn.
- Tắt hiệu ứng hình ảnh không cần thiết: Giảm tải cho CPU và RAM.
- Không để quá nhiều tab, phần mềm mở khi restart: Hệ thống sẽ cần khôi phục lại nhiều tiến trình, làm chậm thời gian khởi động lại.
- Cập nhật định kỳ Windows và phần mềm quan trọng: Tránh lỗi do xung đột hệ thống hoặc lỗi bảo mật.

Máy tính restart lâu là một vấn đề phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc và trải nghiệm người dùng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gốc rễ, từ đó áp dụng các giải pháp phù hợp như tối ưu hóa phần mềm, kiểm tra phần cứng hoặc nâng cấp hệ thống. Việc bảo trì và chăm sóc máy tính định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất ổn định và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
- Xem thêm các bài viết tại chuyên mục: Máy tính - Laptop - Tablet
Câu hỏi thường gặp
Tại sao máy tính restart lâu sau khi cập nhật Windows?
Restart lâu có phải là dấu hiệu của lỗi phần cứng không?
Có thể. Nếu bạn đã thử các cách phần mềm mà tình trạng vẫn không cải thiện, rất có thể ổ cứng (đặc biệt là HDD cũ), RAM, hoặc bo mạch chủ đang gặp vấn đề.
Hãy kiểm tra bằng các phần mềm như CrystalDiskInfo (kiểm tra ổ cứng) hoặc Memtest86 (kiểm tra RAM), hoặc mang máy tới trung tâm sửa chữa uy tín để được hỗ trợ chính xác hơn.
Việc máy tính restart lâu không chỉ gây khó chịu mà còn làm gián đoạn công việc và ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Tuy nhiên, nguyên nhân không quá khó xác định và phần lớn các lỗi đều có thể khắc phục bằng các cách đơn giản như đã trình bày. Các bạn thử từng cách một, bắt đầu từ việc tắt ứng dụng khởi động, dọn rác hệ thống, cập nhật driver… để nhận thấy sự khác biệt rõ rệt.

Bình luận (0)