Ngành điện tử viễn thông: Cơ hội việc làm và mức lương


Trước khi bắt đầu theo đuổi công việc, nhiều người thường quan tâm về nhu cầu nhân lực việc làm chuyên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông. Điều này là rất cần thiết giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và có những chuẩn bị cần thiết cho tương lai. Do đó, hãy tham khảo ngay bài viết này của Sforum để được giải đáp thắc mắc nhé.
Ngành điện tử viễn thông là gì?
Ngành điện tử viễn thông là ngành chuyên nghiên cứu, chế tạo vi mạch điện tử để điều khiển thiết bị mạng lưới dẫn truyền thông tin nhằm phục vụ nhu cầu giao tiếp, kết nối của con người. Hiểu một cách đơn giản, ngành này sẽ áp dụng những khoa học, kỹ thuật hiện đại để tạo ra các thiết bị truyền thông tin như: điện thoại, máy tính, tivi,... Ngoài ra, nó còn đóng góp vai trò to lớn trong việc truy xuất, giám sát thông tin.
Trong những năm gần đây, ngành điện tử viễn thông đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), thực tế ảo (AR),... Đây vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu trong ngành để không ngừng phát triển và mở rộng.
Một số lĩnh vực cụ thể của kỹ thuật điện tử viễn thông như:
- Lĩnh vực mạng, viễn thông, cáp quang, internet
- Lĩnh vực định vị trong hàng hải, hàng không
- Lĩnh vực điện tử trong y học, sinh học
- Lĩnh vực nghe nhìn như: âm thanh, hình ảnh,...
Ngành điện tử viễn thông đào tạo những hạng mục nào?
Với nhu cầu cao từ xã hội và các doanh nghiệp, hiện nay có rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành điện tử viễn thông, đặc biệt là các trường khối ngành kỹ thuật.
Học chuyên ngành điện tử viễn thông, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên môn trong các hạng mục như:
- Mạng truyền số liệu
- Mạng không dây
- Kỹ thuật anten và siêu cao tần
- Phát thanh truyền hình
- Nguyên lý dẫn truyền thông tin
- Truyền dẫn số
- An ninh mạng
Ngoài ra, do kỹ thuật điện tử viễn thông có tính ứng dụng chuyên môn cao, do đó sinh viên sẽ vừa được học lý thuyết vừa thực hành đan xen để dễ dàng ghi nhớ và vận dụng vào thực tế.
Chương trình học Đại học sẽ kéo dài khoảng 4 - 5 năm tùy thuộc vào chương trình học của mỗi trường. Sau đó, người học có thể xem xét học lên Thạc Sĩ, Tiến Sĩ để trở thành kỹ sư và có nhiều kiến thức chuyên sâu trong ngành.
Trong chương trình học ngành điện tử viễn thông, sinh viên rất cần một chiếc máy tính có cấu hình cao giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và làm việc trong tương lai. Do đó, hãy đến ngay Cellphones và tham gia ưu đãi S-Student để chọn lựa các mẫu laptop mới nhất với giá thành hợp lý nhé.
[Product_Listing categoryid='380' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/laptop.html' title='Danh sách Laptop đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
Tố chất cần có để làm việc trong ngành điện tử viễn thông
Không chỉ cần có đam mê và sở thích, nếu muốn theo đuổi và làm việc trong ngành điện tử viễn thông, bạn cần trang bị và phát triển cho mình một số tố chất cần có như:
- Tư duy logic: Đây là tố chất rất quan trọng giúp bạn nắm bắt và xử lý thông tin một cách rõ ràng giúp việc quản lý, vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp trở nên đơn giản hơn. Đồng thời, giúp bạn có khả năng tự nghiên cứu, phát triển nhiều công nghệ mới.
- Kiên trì nhẫn nại: Nếu theo đuổi và làm việc trong ngành điện tử viễn thông, hàng ngày bạn sẽ phải tiếp xúc nhiều với máy móc, lặp đi lặp lại những quan sát, nghiên cứu nên rất cần tính kiên trì để theo đuổi lâu dài.
- Khả năng ngoại ngữ: Biết càng nhiều thứ tiếng nước ngoài càng giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm tài liệu, mở rộng mối quan hệ,... Đặc biệt là trong bối cảnh điện tử viễn thông của nước ta vẫn đang phát triển và cần học hỏi nhiều từ những thành tựu bên ngoài.
- Ham học hỏi, phát triển bản thân: Bất kể một ngành nghề nào cũng đòi hỏi người học luôn cố gắng, tiếp thu nhiều kiến thức mới để nâng cấp bản thân. Đặc biệt, công nghệ sẽ phát triển nhanh chóng và luôn được cải tiến, do đó ngành điện tử viễn thông sẽ không ngừng thay đổi, yêu cầu người học cần cập nhật và trai dồi kiến thức để không bị tụt lại phía sau.
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành điện tử viễn thông
Hiện nay, cùng với quá trình đô thị hóa và mở rộng kết nối, lĩnh vực điện tử viễn thông đang không ngừng phát triển và có tiềm năng lớn, do đó nhu cầu nhân lực ngành điện tử viễn thông tiếp tục tăng cao. Không chỉ có thể việc làm tại các công ty viễn thông như FPT, VNPT, Viettel,... sinh viên ra trường có thể làm việc tại nhiều doanh nghiệp giúp xây dựng hệ thống viễn thông chuyên nghiệp, hiện đại. Điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều cơ hội và môi trường khác nhau dành cho các bạn muốn theo đuổi ngành điện tử viễn thông.
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, giai đoạn 2020 - 2025, mỗi năm TP. HCM sẽ có khoảng 1.6 vạn người làm việc trong ngành về điện tử viễn thông. Ngoài ra, con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.
Một số việc làm ngành điện tử viễn thông sinh viên có thể lựa chọn như:
- Kỹ sư thiết kế, quản trị và vận hành hệ thống mạng viễn thông
- Kỹ sư thiết kế, phát triển kỹ thuật phần mềm cho các thiết bị như máy tính, robot, điện thoại, ô tô,...
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo và vận hành hệ thống đa phương tiện trong y tế, sinh học, hàng không, vũ trụ
- Chuyên viên thiết kế, vận hành kỹ thuật tại đài phát thanh, đài truyền hình, công ty sản xuất vi mạch,...
Mức lương trung bình của ngành điện tử viễn thông hiện nay
Cũng giống như các ngành nghề khác, mức lương mà mọi người nhận được khi làm việc trong ngành điện tử viễn thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, năng lực, bằng cấp,.... Tuy nhiên, nhìn chung mức lương này sẽ ngày một tăng do nhu cầu của thị trường và sự phát triển của xã hội.
Mức lương trung bình của ngành điện tử viễn thông hiện nay như sau:
- Đối với cử nhân mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm: lương giao động từ 7.000.000 - 9.000.000 VNĐ
- Đối với kỹ sư với 1 - 3 năm kinh nghiệm: lương giao động từ 12.000.000 - 20.000.000 VNĐ
- Đối với kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm, năng lực chuyên môn: lương giao động từ 20.000.000 - 30.000.000 VNĐ
Thậm chí, nhiều kỹ sư có thể nhận được mức lương 45.000.000 - 60.000.000 VNĐ nếu có trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và giải quyết được nhiều vấn đề công việc.
Điều này cho thấy, số năm kinh nghiệm, năng lực chuyên môn càng cao và khả năng ngoại ngữ càng tốt thì mọi người càng nhận được mức lương cao tương ứng. Đó cũng chính là lý do đòi hỏi mọi bạn cần không ngừng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn mỗi ngày.
Các trường đại học top đầu đào tạo ngành điện tử viễn thông
Hiện nay, phần lớn các trường khối ngành kỹ thuật trên cả nước đều đào tạo ngành điện tử viễn thông. Tùy vào khả năng học tập và điều kiện của mỗi người mà bạn có thể chọn các trường Đại học khác nhau. Trong đó, một số trường đại học top đầu hiện nay về đào tạo kỹ thuật điện tử viễn thông top đầu như:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia
- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
- Học viện Kỹ thuật quân sự
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Công nghệ - Đại học Duy tân
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
Ưu đãi S-Student dành cho học sinh, sinh viên từ Cellphones
Đối với sinh viên kỹ thuật điện tử viễn thông, máy tính cần sử dụng nên là loại có cấu hình đặc biệt, đáp ứng được các yêu cầu xử lý chuyên môn. Do đó, chi phí mua máy sẽ cao hơn bình thường.
Để tiết kiệm, bạn có thể tham gia ngay chương trình ưu đãi S-Students của Cellphones. Chỉ cần mang giấy tờ xác minh là học sinh, sinh viên là đã có thể đăng ký tài khoản và nhận những ưu đãi giảm giá, miễn phí vận chuyển, đổi quà,... Đặc biệt, các sản phẩm công nghệ tại Cellphones luôn cam kết chính hãng 100% và có bảo hành đầy đủ cho bạn yên tâm sử dụng.
Trên đây, Sforum đã giới thiệu đến bạn các thông tin chi tiết về việc làm, nhu cầu nhân lực chuyên ngành điện tử viễn thông. Hãy cân nhắc thật kỹ và cải thiện năng lực chuyên môn khi quyết định theo học và làm việc trong ngành nghề này nhé.

Bình luận (0)