Ngành Khoa học Máy tính là gì? Cơ hội làm việc và mức lương

Ngành Khoa học Máy tính là gì? Cơ hội làm việc và mức lương

Dạo gần đây, các tìm kiếm về việc có nên học các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính hay không đang được nhiều phụ huynh và bạn trẻ quan tâm. Không chỉ vậy, mức lương chuyên ngành Khoa học máy tính Computer Science ở Việt Nam bao nhiêu cũng là chủ đề mà nhiều người thắc mắc. Ngay bây giờ, mời bạn cùng Sforum tìm hiểu kỹ hơn về ngành học này nhé!

Ngành Khoa học máy tính là ngành gì?

Đây là một ngành thuộc lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng máy tính cùng các công nghệ liên quan khác, nó còn có tên gọi khác là ngành Computer Science. Khoa học máy tính bao gồm việc nghiên cứu về cách thức máy tính hoạt động, phát triển phần mềm, thiết kế, xử lý thông tin và ứng dụng máy tính vào nhiều lĩnh vực. Không chỉ vậy, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Cách mạng Công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và phát triển Đô thị thông minh bền vững trên toàn cầu.

Ngành Khoa học máy tính học những gì?

Phạm vi học hỏi về Khoa học máy tính sẽ vô cùng rộng lớn với nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đây là những kiến thức và kỹ năng trọng tâm cần học trong ngành:

  • Lý thuyết về máy tính: Bao gồm nghiên cứu về cơ sở toán học của máy tính, thuật toán, lý thuyết ngôn ngữ và cấu trúc dữ liệu. Đồng thời, đào tạo khả năng phát triển và nghiên cứu các thuật toán, cấu trúc dữ liệu để giải quyết những vấn đề tính toán.
  • Công nghệ phần mềm: Khi theo học ngành Computer Science, sinh viên sẽ được đào tạo khả năng phát triển, thiết kế và xây dựng phần mềm. Từ đó, biết cách phân tích yêu cầu, thiết kế kiến trúc, lập trình, kiểm thử và triển khai phần mềm.
  • Hệ thống máy tính: Đào tạo kỹ năng nghiên cứu thiết kế, xây dựng và quản lý hệ thống máy tính.Trong đó bao gồm phần cứng, hệ điều hành, mạng máy tính và quản lý công nghệ thông tin
  • Trí tuệ nhân tạo và Học máy: Với ngành Khoa học máy tính, sinh viên sẽ được phổ cập kiến thức nghiên cứu và phát triển các thuật toán. Trong đó bao gồm xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, robot và hệ thống thông minh.
  • Mạng máy tính và An toàn thông tin: Sinh viên được chỉ dạy nghiên cứu mạng máy tính, giao thức truyền thông và bảo mật thông tin. Trong đó bao gồm mạng cơ bản, mạng không dây, mạng xã hội và các biện pháp bảo mật dữ liệu khác.
  • Thực tế ảo: Chỉ dạy cách tạo và phát triển các môi trường ảo để cung cấp trải nghiệm mới cho người dùng.

Các chuyên ngành cụ thể của Khoa học máy tính

Hiện nay, Khoa học máy tính đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trước những tiến bộ của công nghệ và sự lan rộng của máy tính. Chính vì thế, có rất nhiều chuyên ngành khác nhau từ ngành này mà các sinh viên và có thể lựa chọn để theo học. Dưới đây là một số chuyên ngành Khoa học máy tính phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là một chuyên ngành trong Khoa học máy tính. Nó tập trung vào nghiên cứu, phát triển các hệ thống và thuật toán có khả năng mô phỏng, mô hình hóa các hoạt động thông minh tương tự như con người.

Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo giúp sinh viên hiểu về cách máy tính có thể học hỏi từ dữ liệu, tư duy logic, ra quyết định và giải quyết vấn đề. Chuyên ngành Khoa học máy tính này sẽ liên quan đến lĩnh vực học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, robot học và nhiều lĩnh vực ứng dụng khác.

Lập trình game

Đây là chuyên ngành tập trung vào việc phát triển các trò chơi điện tử bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình và công cụ phát triển phù hợp. Ngành học này yêu cầu kiến thức và kỹ năng về lập trình, thiết kế trò chơi và đồ họa máy tính. Sinh viên học Lập trình game sẽ tìm hiểu về các khái niệm cơ bản của lập trình, cấu trúc dữ liệu, thuật toán và các ngôn ngữ lập trình phổ biến như C++, C#, Java hoặc Python.

Khi lập trình game, bạn cần một máy tính sở hữu đủ cấu hình để xử lý các tác vụ phức tạp và đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển trò chơi. Trong đó, card đồ họa tốt là yếu tố quan trọng để xử lý các thiết kế 2D và 3D một cách hiệu quả. Dưới đây, Sforum sẽ gợi ý một số dòng laptop đồ họa với cấu hình mạnh mẽ mà bạn có thể sử dụng để lập trình game.

Tham khảo danh sách laptop đồ họa - kỹ thuật được quan tâm tại <a href='https://cellphones.com.vn/' target='_blank'>CellphoneS</a>!

Lập trình ứng dụng

Đây là một ngành Khoa học máy tính tập trung vào việc phát triển và xây dựng các ứng dụng phần mềm cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó bao gồm ứng dụng di động, ứng dụng web và ứng dụng máy tính. Chuyên ngành Lập trình ứng dụng đòi hỏi kiến thức và kỹ năng về lập trình, thiết kế giao diện người dùng, xử lý dữ liệu và quản lý hệ thống.

An ninh hệ thống

An ninh hệ thống là chuyên ngành tập trung vào việc bảo vệ và đảm bảo tính bảo mật của hệ thống máy tính, mạng và dữ liệu. Sinh viên ngành này sẽ học về các phương pháp phân tích rủi ro, xác định và đánh giá lỗ hổng bảo mật, từ đó triển khai các biện pháp bảo mật hiệu quả. Không chỉ vậy, ngành còn đào tạo kiến thức về pháp luật, chính sách an ninh, quản lý rủi ro và xử lý sự cố an ninh.

Lập trình web

Với chuyên ngành Khoa học máy tính này, sinh viên sẽ được chỉ dạy để tạo ra các ứng dụng, trang web hoặc những thành phần tương tác trên nền tảng Internet. Các sinh viên học về lĩnh vực Lập trình web sẽ được phổ cập kiến thức về HTML hay CSS, JavaScript,... Những kiến thức về ngôn ngữ lập trình phía máy chủ, các nền tảng công nghệ, tiêu chuẩn web và framework phát triển web cũng sẽ được đào tạo trong chương trình học của ngành.

Sinh viên ngành Khoa học máy tính ra trường làm gì?

Sinh viên ngành Computer Science có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được trau dồi để áp dụng cho rất nhiều nghề. Đây cũng là một trong những điểm phần nào thể hiện được sự đa dạng và tiềm năng của chuyên ngành này. Dưới đây, hãy cùng khám phá một số nghề nổi bật mà sinh viên học chuyên ngành Khoa học máy tính có thể làm nhé!

Chuyên viên an ninh mạng

Sau khi tốt nghiệp, một trong những lựa chọn phổ biến cho sinh viên ngành Computer Science là trở thành chuyên viên an ninh mạng. Trong thời đại số hóa hiện nay, việc bảo vệ thông tin và dữ liệu trở nên cực kỳ quan trọng. Các chuyên viên an ninh mạng là người thiết kế, duy trì các hệ thống bảo mật mạng. Nhiệm vụ của họ là phải phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, bảo đảm dữ liệu, thông tin được bảo mật tuyệt đối.

Lập trình viên

Thông thường, các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính luôn dạy cho sinh viên những kiến thức vững về lập trình và công nghệ thông tin. Do đó, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này bạn cũng có thể chọn làm công việc của một lập trình viên. Tùy thuộc vào sở thích và kỹ năng, bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển phần mềm di động, web, trò chơi điện tử, trí tuệ nhân tạo và nhiều hơn nữa.

Kỹ sư phần mềm

Sinh viên học chuyên ngành Khoa học máy tính cũng có thể trở thành kỹ sư phần mềm. Đây là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và quản lý các sản phẩm phần mềm của công ty, doanh nghiệp. Họ cũng thường làm việc trong các nhóm phát triển phần mềm để đảm bảo dự án được triển khai thành công và đáp ứng được mong đợi của khách hàng.

Viết bài chuyên ngành

Ngoài ra, một số sinh viên ngành Khoa học máy tính cũng có thể chọn theo đuổi sự nghiệp viết bài chuyên ngành nếu đam mê với việc viết lách. Họ có thể trở thành cây bút chuyên viết bài trong lĩnh vực máy tính, công nghệ và kỹ thuật. Lúc này, bạn sẽ là người chia sẻ kiến thức và thông tin mới nhất về lĩnh vực công nghệ thông tin cho người đọc.

Với những kiến thức được đào tạo bài bản trong quá trình học ngành Computer Science, bạn sẽ có lợi thế lớn hơn so với những người tự tra cứu tài liệu qua Google. Đây cũng có thể sẽ là một ưu điểm khá lớn giúp bạn nổi bật hơn khi ứng tuyển vào vị trí viết bài chuyên ngành này.

Mức lương trung bình của ngành Khoa học máy tính

Theo các nguồn tham khảo từ những trang web uy tín về tuyển dụng, mức lương trung bình ngành Computer Science thường khá hấp dẫn. Tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ học vấn mà mỗi cá nhân sẽ được trả từng mức lương khác nhau. Hiện tại, thông tin về mức lương cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nhiều người đưa ra quyết định có nên học ngành Khoa học máy tính hay không.

Theo số liệu thống kê của LinkedIn, lương ngành Computer Science ở Việt Nam thường rơi vào khoảng 15 triệu đồng/tháng. Trong một số trường hợp, các yếu tố về vùng địa lý, lĩnh vực ngành và tình hình kinh tế có thể sẽ tác động đến mức lương của ngành này.

Các trường Đại học top đầu về đào tạo Khoa học máy tính

Nếu bạn muốn đạt được mức lương ngành Khoa học máy tính ở Việt Nam cao và ổn định, trước tiên hãy chọn học tại một ngôi trường chuyên đào tạo ngành này. Sau đây, Sforum sẽ gợi ý một số trường Đại học top đầu, được công nhận là cơ sở đào tạo hàng đầu về Khoa học máy tính tại Việt Nam:

  • Đại học Bách Khoa
  • Đại học Khoa học Tự nhiên
  • Đại học Công nghệ thông tin
  • Đại học Công nghệ
  • Đại học FPT

Ưu đãi S-Student dành cho học sinh, sinh viên từ CellphoneS

Để đăng ký S Student, bạn chỉ cần cung cấp giấy tờ chứng minh mình là học sinh hoặc sinh viên 1 lần duy nhất. Sau khi đăng ký thành công, bạn có thể nhận được ưu đãi đặc biệt khi mua hàng online hoặc trực tiếp tại các cửa hàng của CellphoneS. Các bạn hiện đang là học sinh, sinh viên hãy nhanh tay đăng ký để nhận được những ưu đãi độc quyền cực kỳ hấp dẫn này nha.

Thông qua bài viết, hy vọng bạn sẽ không còn thắc mắc mức lương chuyên ngành Khoa học máy tính Computer Science ở Việt Nam bao nhiêu. Đồng thời cũng xác định được có nên học các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính hay không. Để tìm hiểu thêm về nhiều ngành học khác, bạn hãy theo dõi các bài viết mới của Sforum để cập nhật nhé!

Xem thêm bài viết khác ở chuyên mục Mẹo vặt

Nội dung liên quan