Overthinking là gì? 10 Cách vượt qua overthinking hiệu quả


Overthinking là gì? Trong cuộc sống hối hả và đầy áp lực hiện nay, overthinking đã trở thành một vấn đề tâm lý phổ biến đối với nhiều người. Đây là trạng thái khi tâm trí chúng ta chìm đắm trong những suy nghĩ không cần thiết, thường là về những vấn đề không đáng kể. Trong bài viết này, hãy cùng Sforum tìm hiểu về overthinking nghĩa là gì, nguyên nhân, tác hại và triệu chứng của người overtinking cũng như gợi ý cho bạn những cách hiệu quả để vượt qua trạng thái này.
Overthinking là gì?
Overthinking là một trạng thái mà não bộ của chúng ta hoạt động không ngừng, vượt ra khỏi giới hạn mà chính bản thân nó đặt ra. Trí óc không ngừng phân tích, đánh giá và đôi khi cảm thấy không hài lòng với những suy nghĩ mà ta đang nắm giữ. Những vấn đề lặp đi lặp lại, xoay quanh tâm trí, không chỉ tạo ra cảm giác đau khổ. Mà nó còn tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống hàng ngày.
Việc tìm hiểu Overthinking là gì thường được phân loại thành hai loại chính. Đó là suy nghĩ về quá khứ hoặc lo lắng về tương lai. Khi ta đắm chìm quá sâu trong những suy nghĩ này, cảm giác bị mắc kẹt và thiếu khả năng tìm ra giải pháp hiệu quả.
Vậy ưu điểm và nhược điểm của một người overthinking là gì? Tâm lý lo lắng và suy nghĩ quá mức trong một khoảng thời gian ngắn có thể thúc đẩy chúng ta hành động, tìm cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nếu để nó trở thành một rào cản, làm trở ngại cho kế hoạch và mục tiêu, sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày và tâm trạng của chúng ta, thì overthinking sẽ trở thành một tác nhân tiêu cực và độc hại.
Nguyên nhân gây ra overthinking
Nguyên nhân gây ra overthinking là gì? Theo nhà tâm lý học thần kinh Sanam Hafeez, overthinking bắt nguồn từ mong muốn kiểm soát tình hình và tăng cường sự tự tin cho những bước đi tiếp theo của chúng ta. Trong quá trình suy nghĩ quá mức, bộ não cố gắng giảm bớt lo lắng bằng cách tạo ra các kịch bản và dự đoán về những điều sắp diễn ra.
Tuy nhiên, đôi khi việc suy nghĩ quá mức lại khiến chúng ta mắc kẹt trong vòng xoay mà không thể tìm ra cách hành động. Hafeez làm rõ rằng: 'Vấn đề chính của overthinking là tâm trí bị cuốn vào những lo lắng đa dạng'. 'Những người cầu toàn và thành công thường trải qua overthinking vì nỗi sợ thất bại và mong muốn hoàn hảo cao hơn bình thường. Điều này dẫn đến việc lặp lại và tự chỉ trích mọi quyết định và sai lầm của họ.'
Triệu chứng của overthinking
Sau khi đã tìm hiểu nguyên nhân của overthinking là gì, có thể thấy trạng thái tâm lý này sẽ bộc lộ ra những triệu chứng nhất định? Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang overthinking:
- Liên tục suy nghĩ về những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
- Chỉ nhớ về những sự kiện tồi tệ trong quá khứ.
- Cảm thấy buồn bã và chán nản vì những suy nghĩ của mình.
- Dành quá nhiều thời gian suy nghĩ tiêu cực về quá khứ hoặc tương lai.
- Luôn sống trong sự sợ hãi và lo lắng lặp đi lặp lại về cùng một vấn đề.
- Không thể ngừng suy nghĩ về một tình huống sau khi đã tìm ra các giải pháp hợp lý.
- Khó chuyển qua vấn đề quan trọng tiếp theo vì liên tục nghĩ về một vấn đề duy nhất.
Những triệu chứng này thường là dấu hiệu của overthinking đang có tác hại đến cuộc sống hàng ngày. Nó đòi hỏi sự chú ý và quản lý để giữ cho tâm trí được thoải mái và tích cực.
Tác hại của overthinking
Vậy tác hại của overthinking là gì trong cuộc sống con người chúng ta? Một trong những tác hại rõ ràng nhất của overthinking là tâm trạng tiêu cực và tinh thần kiệt quệ. Những người trải qua trạng thái này thường tự đặt câu hỏi vô tận. Điều này dẫn đến việc tự đánh giá và phê phán về mọi hành động, quyết định của bản thân.
Tác hại của overthinking không chỉ giới hạn ở tâm trạng tiêu cực. Mà nó còn có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Có thể kể đến như trầm cảm, khó ngủ, rối loạn ăn uống và lạm dụng chất kích thích,... Nếu không được xử lý kịp thời, overthinking có thể dẫn đến bệnh trầm cảm nghiêm trọng.
Mặt khác, người gặp trạng thái này sẽ khó nhận thức được overthinking là gì, nghĩa là họ sẽ không thể vượt qua cảm xúc và tâm lý xấu. Từ đó, gây ra khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và tương tác với người khác. Những người overthinking thường hoài nghi và lo lắng về hành động của người xung quanh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Bởi vì sự hoạt động quá mức ở vùng trước trán của não.
Mặc dù không phải là một căn bệnh, overthinking vẫn là trạng thái của tinh thần mang đến đầy tác hại. Tuy nhiên, với sự can thiệp và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, người mắc overthinking hoàn toàn có khả năng hồi phục và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.
10 Cách vượt qua overthinking hiệu quả
Sau khi đã tìm hiểu overthinking là gì, nguyên nhân, triệu chứng của người overthinking và tác hại của nó, dưới đây là danh sách 10 cách vượt qua overthinking đơn giản và hiệu quả, mà bạn có thể tham khảo:
Tập thiền
Tập thiền không chỉ là việc ngồi yên để tâm trí được nghỉ ngơi. Mà nó còn là hành trình dẫn dắt những bóng ma tâm lý trong tâm hồn. Từ đó, đưa trí não hướng đến ánh sáng cuối đường hầm. Khi bắt đầu một buổi thiền, hãy tập trung vào việc hít thở thật sâu. Điều này sẽ giúp tăng cường sự sâu lắng và làm tâm trí trở nên tĩnh lặng hơn. Từ đó, dễ dàng chuyển hóa những suy nghĩ tiêu cực mỗi khi chúng bắt đầu xuất hiện.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ cần dành ra 10 phút mỗi ngày để ngồi thiền có thể giúp giảm bớt những suy nghĩ ám ảnh, những ý nghĩ không mong muốn mà tâm trí thường xuyên chịu đựng. Như vậy, việc tập thiền không chỉ là một phương tiện giảm stress mà còn là cách hiệu quả để chấp nhận và xua đuổi những tưởng tượng tiêu cực.
Tìm ra được nguyên nhân và phân tích
Như bạn đã biết nguyên nhân của Overthinking là gì? Nó có nguồn gốc từ nhiều yếu tố khác nhau. Đôi khi, nó bắt nguồn từ nuối tiếc về quá khứ, lo lắng về tương lai, áp lực từ công việc, học tập. Hoặc thậm chí là sự nghi ngờ vào bản thân… Khi xác định được nguyên nhân cụ thể, chúng ta cũng đã bước gần hơn đến việc giải quyết vấn đề. Dù không thể loại bỏ nó hoàn toàn, việc nhận diện nguyên nhân giúp chúng ta hạn chế tối đa nguy cơ tiềm ẩn. Từ đó, tạo ra cơ hội để điều chỉnh và thích nghi một cách hiệu quả hơn.
Viết nhật ký
Thói quen viết nhật ký không chỉ là cách để ghi lại những suy nghĩ một cách ngắn gọn. Mà nó còn giúp dọn dẹp mớ hỗn độn trong tâm trí. Có thể nhiều người thắc mắc tác dụng của việc viết nhật ký đối với những người overthinking là gì? Thói quen này sẽ giúp chuyển những suy nghĩ không rõ ràng thành chữ hiện hữu trên giấy. Mặc dù có ít người chọn phương pháp này để đối phó với tác hại của overthinking. Nhưng hiệu quả mà việc viết nhật ký mang lại là không thể phủ nhận. Việc này không chỉ giúp ngăn chặn quá trình overthinking mà còn hỗ trợ trong việc rèn luyện kỹ năng tư duy. Điều này mang lại lợi ích rất lớn cho công việc và học tập hàng ngày.
Chấp nhận thành công của bản thân
Hãy trân trọng và yêu thương bản thân hơn. Hãy dành thời gian để thừa nhận những thành công của chính mình. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt là khi chưa đạt được những mục tiêu lớn hơn. Hãy tự tặng lời khen để tự thúc đẩy bản thân và tạo động lực mạnh mẽ . Việc thừa nhận thành công của bản thân giúp bạn tránh khỏi những ý nghĩ tiêu cực. Từ đó, giảm bớt sự tác hại và những triệu chứng của overthinking là gì. Có thể vì mọi thứ đối với bạn trở nên hoàn hảo, tốt đẹp hơn qua một góc nhìn tích cực.
Tin tưởng vào trực giác bản thân
Tin tưởng vào trực giác bản thân có vẻ như là một phương pháp đơn giản, nhưng lại là điểm khởi đầu tối ưu giúp người đối mặt với overthinking vượt qua tình trạng tồi tệ hiện tại. Như bạn đã biết về nguyên nhân của overthinking là gì, nó thường xuất phát từ việc hối tiếc về quá khứ hoặc lo lắng về tương lai.
Hãy một lần tin tưởng vào cảm nhận ban đầu của bản thân. Lựa chọn ý nghĩ đầu tiên để ngăn chặn chuỗi suy nghĩ sau đó. Đây cũng là cách sống vui vẻ trong hiện tại. Tin tưởng vào trực giác là tin tưởng chắc chắn vào cảm giác của mình về tương lai mà không hoài nghi và không để suy nghĩ phóng đại vấn đề.
Học cách hài lòng và biết ơn
Học cách biết ơn những gì chúng ta đang có, những thành tựu dù nhỏ bé hay lớn. Đó có thể là thành tích học tập hay những thành công trong công việc. Quan trọng nhất là biết ơn sự cố gắng mà chúng ta đã bỏ ra để đạt được điều đó. Hãy tránh những tham vọng quá lớn đối với điều ngoài tầm với. Như vậy khi thất bại thì ta không cảm thấy thất vọng.
Đặc biệt, đối với những người cầu toàn, hãy nhớ overthinking là gì và hãy học cách hài lòng với những giá trị, ý nghĩa có ở hiện tại - những điều mà chúng ta đang sở hữu. Việc cố gắng vượt qua mọi tiêu chuẩn có thể dẫn ta vào vòng xoáy của overthinking. Lúc đó, rơi vào mê cung suy nghĩ tự tạo ra, tự trách móc bản thân và thất vọng.
Hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe và sự linh hoạt cho cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích về tâm lý. Việc thực hiện các hoạt động thể năng đều đặn giúp giảm căng thẳng, xua đi những tình trạng căng thẳng. Giúp tâm trạng trở nên minh mẫn và suy nghĩ tích cực hơn.
Khi bạn nhận ra những triệu chứng của overthinking là gì, hãy dành một khoảnh khắc để chấm dứt nó bằng cách tham gia hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội. Hoặc tham gia các hoạt động thể thao cộng đồng. Ngoài ra, những công việc như dọn dẹp nhà cửa hoặc nấu ăn cũng có thể giúp bạn phân tâm khỏi những suy nghĩ rối bời của tâm trí. Hãy thử và trải nghiệm hiệu quả tích cực mà hoạt động thể chất mang lại.
Hoà mình vào thiên nhiên
Thiên nhiên là một loại thuốc chữa lành tốt nhất không chỉ cho tâm hồn mà cả thể xác. Dù bạn sống trong thành phố ồn ào, nơi đô thị hiện đại hay giữa vùng quê yên bình. Thì không khí trong lành thực sự là điều có lợi cho tâm trí của bạn. Nó mang đến cảm giác thư giãn tối đa cho tâm hồn.
Vậy lợi ích của thiên nhiên đối với người overthinking là gì? Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng việc đi bộ trong tự nhiên khoảng 90 phút có nhiều cây xanh sẽ giúp giảm bớt sự suy nghĩ quá mức. Môi trường yên bình với âm thanh và màu sắc tự nhiên giúp chúng ta tập trung hơn vào việc tận hưởng không gian, thay vì bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực.
Phát triển kỹ năng interpersonal skill
Kỹ năng giao tiếp cá nhân còn gọi là interpersonal skill. Đây là một yếu tố quan trọng giúp giảm bớt hiện tượng overthinking. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc phát triển những kỹ năng này có thể đóng góp đáng kể vào quá trình giảm căng thẳng tâm lý. Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của overthinking là gì? Đó là sự lo lắng và sợ hãi quá mức, thâm chí với những lỗi nhỏ nhất. Những người overthinking thường là người cầu toàn và có tham vọng cao.Kỹ năng giao tiếp cá nhân sẽ giúp giảm bớt áp lực tâm lý do suy nghĩ quá mức. Do đó, hãy đặt tâm vào:
- Tăng cường khả năng tự nhận thức về bản thân (self-awareness)
- Phát triển sự tự tin (self-confidence)
- Học hỏi và rèn luyện sự bình tĩnh, sự tự chủ trong mọi tình huống (self-control)
Nhờ chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần hỗ trợ
Nếu bạn không thể tự tìm ra nguyên nhân overthinking là gì, cung không tìm được một giải pháp phù hợp để chữa lành tâm hồn cho mình, hãy nhờ các chuyên gia tư vấn sức khỏe. Không nên đối mặt với overthinking một mình nếu bạn thấy khó khăn khi tự thoát khỏi nó. Thay vào đó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn. Điều này sẽ giúp học cách đối mặt và thậm chí thay đổi những suy nghĩ đó.
Nếu overthinking kéo dài và bắt đầu tác động đến công việc, hoạt động hàng ngày và mối quan hệ, thì việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia về sức khỏe tâm thần như bác sĩ hoặc tâm lý học là quan trọng để có sự giúp đỡ cần thiết. Điều này giúp bạn giải quyết vấn đề từ gốc rễ và đảm bảo sự hỗ trợ chuyên sâu. Từ đó, bạn có thể tái lập lại cân bằng tâm trí và cuộc sống của mình.
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và lời giải đáp về người overthinking là gì và triệu chứng, tác hại của nó mà bạn có thể tham khảo:
Người overthinking là gì?
Người overthinking là những người có xu hướng phân tích và suy nghĩ về mọi tình huống, quyết định hoặc sự kiện trong cuộc sống một cách cẩn trọng và chi tiết. Điều này thường diễn ra ở mức độ không cần thiết và quá mức lo lắng. Người overthinking thường xuyên suy nghĩ về quá khứ, lo lắng tương lai. Hoặc thường xuyên tự đặt ra những câu hỏi vô nghĩa và không cần thiết.
Đặc điểm của người overthinking là gì? Nó có thể bao gồm việc phân tích quá mức mọi chi tiết của một tình huống, cảm giác không an tâm và lo lắng về những khả năng xấu nhất có thể xảy ra và chưa từng hài lòng với quyết định của mình. Họ thường trải qua những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo sợ và stress do áp lực tâm lý mà họ tự tạo ra từ việc suy nghĩ quá mức.
Overthinking có phải là bị rối loạn tâm thần không?
Overthinking không được coi là một rối loạn tâm thần cụ thể. Tuy nhiên, nó có thể xuất hiện như một triệu chứng của nhiều rối loạn tâm thần khác nhau. Ví dụ như trầm cảm, rối loạn lo âu, OCD và PTSD.
Có một mối liên quan hai chiều giữa overthinking và căng thẳng. Trong đó căng thẳng có thể thúc đẩy quá trình suy nghĩ quá mức. Ngược lại overthinking có thể làm tăng cảm giác căng thẳng. Khi chúng ta trải qua những sự kiện đau buồn, ta thường trở nên cảnh giác và lo lắng về những khía cạnh tiềm ẩn của cuộc sống.
Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về bản chất ý nghĩa của overthinking là gì, nguyên nhân, triệu chứng của chứng của người overthinking và tác hại mà nó mang lại. Tuy nhiên, quan trọng nhất là nhận ra rằng có nhiều cách hiệu quả để vượt qua overthinking và hướng tới sự hài hòa tâm lý. Từ việc thực hành thiền định, tìm ra nguyên nhân gốc rễ, đến việc viết nhật ký và tin tưởng vào trực giác bản thân, mỗi phương pháp đều mang lại những lợi ích đặc biệt.
- Xem thêm bài viết chuyên mục:Thuật ngữ công nghệ ,Thuật ngữ ngành

Bình luận (0)