Phương pháp dạy học STEM: "Tất tần tật" thông tin cần biết


Mô hình giáo dục STEM đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng phương pháp giáo dục STEM là gì, ứng dụng của môn học này trong dạy học cho trẻ như thế nào vẫn còn khá mới mẻ ở việt Nam chúng ta. Vậy tại sao không cùng Sforum trong bài viết này tìm hiểu cũng như làm rõ khái niệm trên một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
STEM là gì?
STEM là viết tắt của bốn lĩnh vực chính trong giáo dục: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), và Mathematics (Toán học). Đây là một phương pháp giáo dục hiện đại nhằm kết hợp và tương tác giữa các lĩnh vực này. Qua đó, thúc đẩy sự học hỏi thông qua việc áp dụng kiến thức vào thực tế và giải quyết vấn đề.
Khi tìm hiểu về STEM là gì bạn sẽ nhận thấy rằng phương pháp giáo dục và dạy học này sẽ hoàn toàn khác với các môn học truyền thông. Trước đây, các môn học này được học hoàn toàn tách biệt với nhau. Nhưng STEM sẽ tích hợp kiến thức từ tất cả các lĩnh vực dựa theo lý thuyết và thực hành. Điều này giúp rèn luyện khả năng tư duy đa chiều cho người học. Cũng như giúp trẻ tìm hiểu rõ ràng nguồn gốc của vấn đề bằng tai nghe, mắt thấy, tay làm.
Để hỗ trợ ứng dụng phương pháp giáo dục STEM tốt hơn, sở hữu thiết bị điện tử đa năng là điều cần thiết. Đặc biệt, máy tính bảng là công cụ hữu ích giúp tra cứu thông tin, học lập trình và thực hành trực tuyến một cách linh hoạt. Tham khảo ngay những mẫu máy tính bảng đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS để tìm được thiết bị phù hợp nhất:
[Product_Listing categoryid="4" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/tablet.html" title="Các mẫu Máy tính bảng đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Giáo dục STEM là gì?
Mô hình giáo dục STEM thường tập trung vào việc học thông qua các dự án và thực hành. Đồng thời, khuyến khích học sinh kết hợp lý thuyết với thực tế. Điều này giúp phát triển các kỹ năng thiết yếu như teamwork (làm việc nhóm), critical thinking (tư duy phê phán), và communication (giao tiếp).
Vậy mục tiêu của giáo dục STEM là gì? Đó là không chỉ đào tạo học sinh với kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật mà còn hỗ trợ họ trở thành những người sáng tạo, độc lập,linh hoạt và có khả năng thích nghi với những thách thức của thế giới hiện đại.
Lịch sử hình thành phương pháp dạy học STEM
Phương pháp dạy học STEM là gì? STEM bắt nguồn từ Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) vào năm 1998 và nhanh chóng được triển khai trong nền giáo dục tại Mỹ. Từ đó, nhiều quốc gia phát triển như Anh, Úc,... đã áp dụng phương pháp giáo dục STEM nhằm thúc đẩy tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và kỹ năng thực hành cho học sinh.
Tại Việt Nam, phương pháp dạy học STEM bắt đầu được đưa vào chương trình giáo dục từ năm 2012, đặc biệt trong bậc tiểu học và mầm non. Hiện nay, các phương pháp dạy học STEM đang được mở rộng với nhiều hình thức giảng dạy sáng tạo. Việc kết hợp lý thuyết và thực hành của STEM tạo điều kiện cho học sinh áp dụng kiến thức hiệu quả hơn.

Ưu điểm nổi bật của giáo dục STEM
Sau khi tìm hiểu dạy học STEM là gì và các môn học trong đó, Sforum sẽ tiếp tục mang đến cho bạn những thông tin về ưu điểm của giáo dục STEM. Mô hình này hứa hẹn sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của học sinh.
- Phát triển kỹ năng tư duy Logic: Giáo dục STEM tập trung phát triển kỹ năng tư duy logic. Đồng thời, giúp suy luận, phân tích vấn đề, và đưa ra giải pháp có logic.
- Khuyến khích sự sáng tạo: STEM khuyến khích sự sáng tạo bằng cách tạo ra môi trường học tập mở và thách thức. Học sinh được khuyến khích nghĩ độc lập, tìm kiếm giải pháp và đưa ra ý tưởng sáng tạo.
- Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề: Đâu là một trong những điểm nổi bật khi nhắc đến ưu điểm của giáo dục STEM là gì. Học sinh thường xuyên tham gia vào các dự án thực tế và thí nghiệm. Qua đó, học cách đối mặt và giải quyết các vấn đề phức tạp. Điều này giúp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và thích ứng với những thách thức khác nhau.
- Làm việc nhóm: Giáo dục STEM thường kêu gọi sự hợp tác và làm việc nhóm. Học sinh học cách làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm. Qua đó, phát triển kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, và sự hỗ trợ đồng đội.
- Áp dụng kiến thức thực tế: Thay vì tập trung chỉ vào lý thuyết, STEM khuyến khích học sinh áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và ứng dụng của kiến thức.
- Khám phá nghề nghiệp: STEM bao hàm nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Học sinh có cơ hội khám phá và xác định hướng nghiệp tương lai của mình.
Độ tuổi thích hợp để bé tiếp cận giáo dục STEM
Giáo dục STEM có thể bắt đầu từ rất sớm, chẳng hạn như ở độ tuổi 3 đến 5. Giai đoạn này là khi trẻ đang phát triển nhanh chóng và sẵn lòng tiếp thu kiến thức mới. Việc tạo ra trải nghiệm học tập tích cực sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy logic. Đồng thời, kích thích sự sáng tạo và tò mò về thế giới xung quanh.
Như đã đề cập trong phần trên về ưu điểm của phương pháp dạy học STEM là gì, những hoạt động giáo dục STEM cho phép trẻ nhỏ tiếp cận với nhiều môn học và kỹ năng. Có thể bao gồm việc sử dụng khối xây dựng để khám phá tạo hình và sự tương tác. Hoặc thực hiện những thí nghiệm đơn giản với nước và vật liệu cơ bản. Hoặc khám phá tự nhiên thông qua việc quan sát cây cỏ, động vật. Từ đó, giúp trẻ phát triển sự hiểu biết về thế giới xung quanh.
Bằng cách này, không chỉ giúp trẻ xây dựng kiến thức cơ bản về STEM. Mà nó còn khuyến khích tư duy linh hoạt và sự sáng tạo từ khi còn rất nhỏ. Quan trọng nhất là tạo ra một môi trường học tập thú vị. Qua đó, hỗ trợ trẻ để kích thích tò mò và ham muốn khám phá từ phía trẻ.
Cách ứng dụng phương pháp dạy con thông qua giáo dục STEM
Sau khi đã hiểu về môn học STEM là gì, có thể thấy việc ứng dụng phương pháp giáo dục này trong việc dạy con mang lại nhiều lợi ích. Đặc biệt là khuyến khích sự tò mò, sáng tạo và phát triển toàn diện cho trẻ. Dưới đây là một số cách thực hiện phương pháp giáo dục STEM trong việc nuôi dưỡng sự phát triển của con cái.
Tạo cơ hội khám phá thiên nhiên
Tạo cơ hội cho trẻ em tự do khám phá thiên nhiên là một cách tuyệt vời để kích thích sự tò mò và hứng thú tự nhiên của họ. Bằng cách hiểu giáo dục STEM là gì và ứng dụng nó, ba mẹ có thể dễ dàng dạy con thông qua những trải nghiệm đơn giản. Ví dụ như quan sát sự thay đổi giữa ngày và đêm. Hoặc sự nở hoa của một bông hoa xinh xắn, cử động của gió. Hay thậm chí là quá trình phát triển qua các giai đoạn của loài ếch.
Không chỉ thế, có thể tận dụng những câu hỏi sáng tạo như 'vì sao' và 'cái gì'. Điều này sẽ kích thích tư duy và khuyến khích trẻ chia sẻ những điều đã quan sát được. Từ đó, giúp phát triển kỹ năng tư duy và tạo nền tảng sáng tạo ngay khi còn nhỏ.
Khuyến khích trẻ tự học
Như đã đề cập trong phần trên, mục tiêu chính của giáo dục STEM là gì? Đó chính là đào tạo học sinh trở thành người độc lập trong việc giải quyết vấn đề. Vậy nên, khích lệ trẻ tự học là một trong những khía cạnh quan trọng trong dạy học STEM. Để thực hiện điều này một cách mạnh mẽ và mượt mà, chúng ta có thể tập trung vào việc tạo ra môi trường học tập linh hoạt và hấp dẫn.
Kết hợp với các món đồ chơi STEM
Việc kết hợp học và chơi qua đồ chơi STEM càng làm cho việc học tập thú vị hơn. Những sản phẩm đồ chơi STEM này rất đa dạng. Có thể kể như các bộ đồ chơi lắp ráp của LEGO Education. Hoặc các thí nghiệm như Bộ nuôi trồng tinh thể, đồ chơi lắp ghép bằng năng lượng mặt trời. Những món đồ này không chỉ giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh. Mà nó còn tạo ra môi trường giáo dục sáng tạo và hấp dẫn.
Phương pháp dạy học STEM được áp dụng trên thế giới như thế nào?
Nhờ những lợi ích vượt trội trong việc phát triển tư duy và kỹ năng thực hành, phương pháp giáo dục STEM ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng rộng rãi. Từ bậc mầm non đến tiểu học, phương pháp STEM không ngừng được đổi mới nhằm giúp tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả.
Tại Mỹ
Phương pháp giáo dục STEM tại Mỹ được áp dụng từ bậc mầm non đến trung học nhằm phát triển tư duy khoa học và kỹ năng thực hành. Các phương pháp dạy học STEM mầm non tiểu học thường áp dụng tài liệu minh hoạ trực quan như truyện kể và sách có hình ảnh hấp dẫn để thu hút học sinh. Điều này giúp chúng dễ dàng tiếp cận các khái niệm khoa học, mở rộng vốn từ và rèn luyện khả năng diễn đạt.
Ở bậc trung học, phương pháp giáo dục STEM khuyến khích học sinh đọc thêm các tài liệu tham khảo thuộc cả hai thể loại hư cấu và phi hư cấu liên quan đến chủ đề học tập. Việc này không chỉ giúp nâng cao kiến thức chuyên ngành mà còn hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và kỹ năng viết, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.
Tại New Zealand
Phương pháp dạy học STEM ở New Zealand được triển khai nhằm khơi gợi niềm đam mê học tập và phát triển tư duy phản biện. Giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức mà còn tạo cơ hội để học sinh liên hệ với thực tế, đưa ra ý tưởng và thảo luận sôi nổi trên lớp. Điều này hỗ trợ rèn luyện tư duy logic, xây dựng lập trường cá nhân và nâng cao khả năng sáng tạo trong học tập.
New Zealand còn đẩy mạnh tích hợp Công nghệ số vào chương trình giảng dạy qua các phương pháp dạy học STEM ở tiểu học. Chẳng hạn, học sinh được tiếp cận với các chủ đề như thuật toán, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng kỹ thuật số nhằm nâng cao tư duy máy tính cùng kỹ năng giải quyết vấn đề.

Tại Israel
Phương pháp dạy học STEM ở Israel được áp dụng ngay từ bậc mầm non đến tiểu học. Giáo dục tại đây tập trung vào phương pháp tiếp cận khoa học - công nghệ - xã hội, giúp học sinh hiểu và ứng dụng khoa học vào đời sống thực tế. Các em được hướng dẫn cách sử dụng kiến thức khoa học để lý giải các hiện tượng xung quanh, từ đó xây dựng tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.
Ở bậc trung học, Israel áp dụng phương pháp dạy học STEM theo hướng liên ngành, giúp kết hợp các môn học thành một hệ thống kiến thức có tính ứng dụng cao. Israel còn hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn như IBM, Google để tạo ra các trải nghiệm thực tế nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, phương pháp dạy học STEM đang dần được áp dụng vào hệ thống giáo dục, đặc biệt là ở cấp tiểu học, mầm non. Trước đây, giáo dục chủ yếu dạy các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học theo cách riêng lẻ, nhưng hiện nay đã có sự tích hợp liên môn. Theo đó, phương pháp dạy học STEM tiểu học có thể bao gồm bài học STEM, hoạt động trải nghiệm và nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất là làm sao để cân bằng giữa kiến thức lý thuyết và thực hành. Ở nhiều trường học, do hạn chế về cơ sở vật chất và chương trình giảng dạy, giáo viên gặp khó khăn trong việc tạo ra các bài học STEM hiệu quả.

Những lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học STEM
Phương pháp STEM mang đến cách tiếp cận giáo dục hiện đại, khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tuy nhiên, để áp dụng thành công, giáo viên cần quan tâm đến một số yếu tố quan trọng sau:
- Chuẩn bị kỹ bài giảng: Định hướng nội dung, sắp xếp tài liệu, thiết bị và thiết kế hoạt động thực hành phù hợp khi triển khai STEM giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Khuyến khích đặt câu hỏi: Tạo môi trường cởi mở nhằm thúc đẩy sự tò mò, chủ động khám phá của học sinh khi sử dụng phương pháp dạy học này.
- Đánh giá linh hoạt: Việc đánh giá không chỉ dựa vào bài kiểm tra mà còn xem xét sản phẩm, dự án thực tế của học sinh.
- Tập trung vào vấn đề thực tế: Đưa ra bài toán gắn với đời sống của các bạn như môi trường, sức khỏe, công nghệ… để khích lệ động lực học tập.
- Lấy học sinh làm trung tâm: Giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn trong phương pháp dạy học STEM, giúp các em tự tìm tòi, thử nghiệm và học hỏi từ thất bại.
Tạm kết
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về giáo dục STEM là gì, đại diện cho môn học gì và cách ứng dụng phương pháp này trong việc dạy trẻ. Giáo dục STEM là chìa khóa để chuẩn bị cho trẻ đối mặt với thách thức của tương lai. Đặc biệt là trong một thế giới ngày càng phức tạp và đòi hỏi sự đổi mới. Bằng cách này, chúng ta có thể xây dựng nên những cá nhân tự tin, sáng tạo và có khả năng ứng phó với những thay đổi không ngừng của xã hội.
Xem thêm bài viết ở chuyên mục: Góc Học & Dạy 4.0

Bình luận (0)