Giải đáp chi tiết: Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?


Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không là thắc mắc chung của nhiều người dùng. Thật ra, so với câu hỏi có thể chuyển khoản từ thẻ tín dụng không, những thông tin thú vị về phương thức thanh toán này lại càng có giá trị cho bạn hơn. Nếu vẫn còn tò mò về câu hỏi thẻ tín dụng BIDV hay các tổ chức khác có thể chuyển khoản được hay không, hãy tham khảo những thông tin sau đây.
Xem thêm: Rút tiền thẻ tín dụng là gì? Cách rút tiền mặt và bảng phíThẻ tín dụng có chuyển khoản được không?
Câu trả lời là KHÔNG, thẻ tín dụng không cho phép chuyển khoản trực tiếp từ thẻ tín dụng sang tài khoản ngân hàng khác.Khi các tổ chức tài chính như ngân hàng, cung cấp thẻ tín dụng cho khách hàng, bạn sẽ được nhận kèm theo thông báo và giải thích chi tiết về các điều khoản cũng như điều kiện sử dụng thẻ.
Trong những hướng dẫn này, một điều khoản quan trọng thường được nhấn mạnh là “tính năng chuyển khoản không được bao gồm trong chức năng của thẻ tín dụng”. Nghĩa là bạn không thể chuyển tiền đến tài khoản khác như thẻ ATM được. Bởi vì thẻ tín dụng chủ yếu được thiết kế để thực hiện giao dịch mua sắm và thanh toán hàng hóa, dịch vụ.
Xem thêm: Hướng dẫn mở thẻ tín dụng MB Bank nhanh chóng nhất
Tại sao thẻ tín dụng không thực hiện chuyển khoản được?
Thẻ tín dụng có thể chuyển khoản được không là thắc mắc của nhiều người dùng. Mặc dù đáp án không như mong muốn, những bạn có tò mò lý do đằng sau câu trả lời này. Hãy tham khảo những lời giải sau để biết thêm những thông tin hữu ích.
Bảo toàn chức năng thanh toán không sử dụng tiền mặt
Khác với thẻ ATM, thẻ tín dụng không cung cấp nguồn tiền sẵn có trong tài khoản ngân hàng của khách hàng. Thay vào đó, nó cho phép người dùng tạm thời vay mượn từ ngân hàng và thanh toán sau.
Do đó, tính chất này của thẻ tín dụng khiến cho việc chuyển khoản không phải là một chức năng mặc định của nó. Thực tế, thẻ tín dụng được tập trung vào việc cung cấp các phương tiện thanh toán và cho vay mà không liên quan trực tiếp đến các giao dịch chuyển khoản tiền mặt.
Dù có một số hạn chế, thẻ tín dụng vẫn là một phương tiện thanh toán đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống hiện đại. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng mở và quản lý thẻ nhanh chóng mọi lúc mọi nơi chỉ với một chiếc điện thoại phổ thông sau đây.
[Product_Listing categoryid='696' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/mobile/dien-thoai-pho-thong.html' title='Tham khảo danh sách điện thoại phổ thông được quan tâm tại CellphoneS!']
Để ngân hàng kiểm soát dư nợ
Nếu bạn thắc mắc có thể chuyển khoản từ thẻ tín dụng không, hãy nhớ về bản chất của thẻ tín dụng. Đó là một khoản vay và bạn phải hoàn trả đúng thời hạn. Một trong những lý do chính mà ngân hàng không hỗ trợ tính năng chuyển khoản trên thẻ tín dụng là để duy trì quy trình kiểm soát chặt chẽ hơn đối với dư nợ của khách hàng.
Điều này giúp hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và chủ thẻ, ngăn chặn tình trạng nợ xấu có thể xảy ra khi khách hàng không thể hoàn trả một cách đầy đủ. Đây cũng là cách để ngân hàng giữ được thông tin tài chính của khách hàng và đưa ra quyết định vay mượn một cách có hiệu quả và bền vững hơn trong tương lai.
Đặc biệt, hạn chế chức năng chuyển khoản còn giúp tránh trường hợp khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính và đi vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau rồi dùng thẻ tín dụng như một cách xoay vòng tiền.
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trong trường hợp khẩn cấp
Bên cạnh câu hỏi thẻ tín dụng BIDV có chuyển khoản được không, nhiều người dùng còn có những thắc mắc liệu mình có thể rút tiền từ thẻ trong trường hợp khẩn cấp. Câu trả lời là có.
Tuy nhiên, người dùng sẽ bị giới hạn số tiền được rút (thông thường là 70% hạn mức được cấp), đồng thời phải trả mức phí nhất định. Mỗi lần rút tiền, chủ thẻ sẽ phải đối mặt với phí rút tiền mặt, thường lên đến 4% trên tổng số tiền rút. Ngoài ra, lãi suất được tính từ thời điểm giao dịch với mức có thể lên đến 20 - 30% mỗi năm.
Giả sử bạn có thẻ tín dụng hạn mức là 20 triệu đồng và quyết định rút tiền mặt từ thẻ vào ngày 10/3. Tại thời điểm rút, bạn chọn rút 10 triệu đồng. Phí rút tiền mặt thường là 4% của số tiền rút, tức là 400.000 VND.
Lãi suất được tính dựa trên hạn mức tín dụng và thời gian sử dụng số tiền. Nếu lãi suất được áp dụng là 25%/năm, và ngày đến hạn thanh toán là ngày 25/3, thì thời gian tính lãi là 15 ngày. Số tiền lãi sẽ là 10.000.000 x 25%/365 x 15 ngày, tương đương với 205.479 VND.
Do đó, tổng số tiền chủ thẻ phải trả vào ngày đến hạn thanh toán sẽ bao gồm cả phí rút tiền và lãi suất. Tổng dư nợ sẽ là 10.000.000 (số tiền rút) + 400.000 (phí rút) + 205.479 (lãi suất) = 10.605.479 VND.
Như vậy, thẻ tín dụng có chuyển khoản được không là thắc mắc phổ biến giúp người dùng hiểu về phương thức thanh toán mà mình sắp sử dụng. Đặc biệt, thông qua đáp án của của câu hỏi có thể chuyển khoản từ thẻ tín dụng BIDV và các tổ chức khác không, bạn có thể quản lý và chi tiêu một cách tối ưu nhất. Hãy tiếp tục theo dõi Sforum để không bỏ lỡ những kiến thức tài chính hữu ích khác nhé!

Bình luận (0)