Trang chủThị trường
Thị trường smartphone "khởi sắc", Apple khó tận dụng được thời cơ?
Thị trường smartphone "khởi sắc", Apple khó tận dụng được thời cơ?

Thị trường smartphone "khởi sắc", Apple khó tận dụng được thời cơ?

Thị trường smartphone "khởi sắc", Apple khó tận dụng được thời cơ?

Huỳnh Minh, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Huỳnh Minh
Ngày đăng: 04/02/2025-Cập nhật: 04/02/2025
gg news

Sau khoảng hai năm đầy biến động do đại dịch và những hệ lụy kinh tế, thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đang dần bứt phá khỏi “vũng lầy” suy giảm.

Số liệu từ International Data Corporation (IDC) cho thấy bức tranh lạc quan hơn về ngành hàng này trong năm 2024. Trong khi khối lượng xuất xưởng toàn cầu dự kiến tăng đáng kể, điều bất ngờ chính là sự trỗi dậy của các mẫu Android giá rẻ, vốn từng bị xem là “phân khúc kém sức hút” do cạnh tranh khốc liệt và biên lợi nhuận mỏng.

Ngược lại, Apple - “gã khổng lồ” vốn thống trị phân khúc cao cấp và có sức ảnh hưởng lớn lại tỏ ra chậm chân, chưa thể tận dụng đợt phục hồi này một cách hiệu quả.

Số liệu từ International Data Corporation (IDC) cho thấy bức tranh lạc quan hơn về ngành hàng này
Số liệu từ International Data Corporation (IDC) cho thấy bức tranh lạc quan hơn về ngành hàng này 

Xét về mặt vĩ mô, sự tăng trưởng trở lại của thị trường smartphone có thể lý giải bởi sự “dồn nén” nhu cầu sau giai đoạn trì trệ. Đại dịch khiến nhiều người chùn tay trong việc nâng cấp thiết bị. Khi tình hình dịch bệnh lắng dịu, kinh tế toàn cầu từng bước phục hồi, thu nhập và tâm lý người tiêu dùng cũng ổn định hơn.

Nhu cầu nâng cấp thiết bị, đổi smartphone để tiếp cận công nghệ trở lại như một “lò xo” bị nén, giờ sẽ bật mạnh. IDC ước tính có khoảng 1.24 tỷ thiết bị được xuất xưởng trong năm 2024, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy tốc độ này chưa đủ để tạo nên cú “bùng nổ” như giai đoạn hoàng kim trước đại dịch, nhưng ít nhất đã xóa đi không khí ảm đạm kéo dài hai năm qua.

Apple - gã khổng lồ vốn thống trị phân khúc cao cấp và có sức ảnh hưởng lớn lại tỏ ra chậm chân
Apple - gã khổng lồ vốn thống trị phân khúc cao cấp và có sức ảnh hưởng lớn lại tỏ ra chậm chân

Có một yếu tố đáng chú ý ở lần phục hồi này: phân khúc Android giá rẻ, trung cấp,... vốn lâu nay là “sân chơi” của các hãng châu Á, đang nổi lên như đầu tàu tăng trưởng. Thị trường APeJC (châu Á - Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc), Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi chứng kiến nhu cầu rất lớn về các thiết bị có giá phải chăng, đáp ứng nhu cầu cơ bản nhưng đủ tốt để nâng cấp từ các mẫu điện thoại cũ.

Những thiết bị này được hưởng lợi từ xu hướng “tăng trưởng chiều rộng” khi người dùng phổ thông - đặc biệt ở các thị trường mới nổi sẵn sàng chi trả cho một chiếc smartphone mới. Với Android, hệ sinh thái mở, nhiều nhà sản xuất khác nhau có thể tung ra sản phẩm đa dạng, phù hợp với khả năng chi tiêu của nhiều phân khúc khách hàng.

Trong khi đó, Apple không thể “bắt sóng” phục hồi như kỳ vọng. Thị phần iPhone tăng trưởng thấp một cách đáng lo ngại, chỉ khoảng 0.4% trong năm 2024. Nguyên nhân không chỉ đến từ giá bán cao, mà còn nằm ở bản chất thị trường đã thay đổi.

Apple duy trì hình ảnh một thương hiệu cao cấp, song việc nâng cấp iPhone không còn là ưu tiên hàng đầu với nhiều người đang phải cân nhắc túi tiền
Apple duy trì hình ảnh một thương hiệu cao cấp, song việc nâng cấp iPhone không còn là ưu tiên hàng đầu với nhiều người đang phải cân nhắc túi tiền

Sau đại dịch, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu cẩn trọng hơn. Dù Apple duy trì hình ảnh một thương hiệu cao cấp, song việc nâng cấp iPhone không còn là ưu tiên hàng đầu với nhiều người đang phải cân nhắc túi tiền.

Thêm vào đó, cuộc cạnh tranh khốc liệt tại những thị trường trọng yếu như Trung Quốc, châu Âu và Mỹ khiến Apple đối mặt nhiều thách thức. Tại Trung Quốc, áp lực từ các hãng nội địa ngày càng lớn. Tại châu Âu, người dùng sẵn sàng tìm kiếm lựa chọn khác giá mềm hơn. Ở Mỹ, dù Apple vẫn chiếm ưu thế, nhưng thị trường đã bão hòa, chu kỳ nâng cấp kéo dài, dẫn đến tăng trưởng chậm.

Về dài hạn, IDC dự báo mức tăng trưởng sẽ chững lại sau 2025. Sự bão hòa, chu kỳ nâng cấp kéo dài và thị trường điện thoại cũ ngày càng phổ biến sẽ kìm hãm đà mở rộng. Điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà sản xuất, muốn giữ đà tăng trưởng, họ cần nâng tầm giá trị thiết bị, từ phần cứng đến trải nghiệm phần mềm.

Đây cũng là lý do ngành công nghiệp đặt kỳ vọng vào công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh (Generative AI - GenAI). Tuy nhiên, thực tế cho thấy AI chưa thực sự tạo ra “cú hích” rõ rệt trong việc thúc đẩy nhu cầu.

Người tiêu dùng, dù nghe nhiều về AI nhưng vẫn chưa thấy lợi ích cụ thể và thiết thực để phải nâng cấp smartphone ngay. Các hãng cần tích hợp tính năng AI hữu ích, không chỉ là mánh quảng cáo, mà phải là công cụ giúp trải nghiệm hàng ngày thuận tiện, hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Khám phá những mẫu smartphone phổ biến hiện nay đang được ưu đãi, khuyến mãi tại CellphoneS:

[Product_Listing categoryid="3" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile.html" title="Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Hướng tới những bài viết tối giản, xúc tích và chất lượng để dễ tiếp cận độc giả

Bình luận (0)

sforum facebook group logo