UGC là gì? Hiểu về UGC và lợi ích cho doanh nghiệp


User Generated Content hay UGC là gì không dừng lại ở một khái niệm. Nó chính là xu hướng tiếp thị mới, chân thực hơn. Chắc hẳn, bạn đang tò mò chiến dịch này có thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Hãy cùng Sforum hòa mình vào xu thế mới ngay sau đây.
UGC là gì?
UGC là thuật ngữ ngành Marketing chỉ một dạng nội dung được người tiêu dùng tạo ra để chia sẻ trải nghiệm cá nhân hoặc đánh giá về một sản phẩm hay dịch vụ. Những nội dung này thường không phải do doanh nghiệp hay tổ chức tạo ra mà xuất phát từ chính trải nghiệm, quan điểm của người dùng. UGC ngày càng trở nên quan trọng bởi nó thể hiện tính chân thực, tạo sự kết nối giữa khách hàng và thương hiệu.

Nội dung do người dùng tạo ra còn đóng vai trò như một cách quảng cáo miễn phí cho thương hiệu. Các hình thức phổ biến của chiến dịch UGC là bài đăng, đánh giá, của khách hàng. Đồng thời chúng thường mang tính chân thực, có chiều hướng tích cực.
Nguồn gốc và sự hình thành UGC
Nguồn gốc của UGC (User-Generated Content) gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội. Trước khi Internet bùng nổ, nội dung chủ yếu do các tổ chức, nhà xuất bản hoặc phương tiện truyền thông lớn tạo ra. Người dùng thường chỉ có vai trò là người tiêu thụ thông tin.
Bước ngoặt lớn cho sự hình thành UGC là khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram xuất hiện. Chúng cho phép bất kỳ ai có kết nối Internet cũng có thể tạo nội dung, đăng tải, chia sẻ thông tin mà không cần phụ thuộc vào các cơ quan truyền thông lớn. Từ đó những nội dung User-Generated Content đầu tiên đã được tiến cập.
Một số thương hiệu nổi tiếng đã sớm nhận ra tiềm năng của User-Generated Content là gì rồi tận dụng nó để tạo ra các chiến dịch tiếp thị thành công. Điển hình trong số đó là Coca-Cola với chiến dịch "Share a Coke". Thương hiệu này đã in tên riêng lên các chai nước ngọt và khuyến khích khách hàng chia sẻ hình ảnh của họ cùng với chai Coke có tên mình trên Facebook hay Instagram.
Lợi ích của UGC trong marketing
Trong chiến lược marketing hiện đại, UGC (User Generated Content) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng một cách chân thực mà còn tạo ra hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ, đem lại những lợi ích sau:
Tăng tính xác thực cho sản phẩm
Khách hàng có nhu cầu chia sẻ hình ảnh, video hay bài đánh giá về sản phẩm mà họ đã sử dụng là chuyện không hiếm gặp. Chính những nội dung này lại được coi là đáng tin cậy hơn so với quảng cáo do chính thương hiệu tạo ra. UGC không chỉ giúp khách hàng khác thấy được trải nghiệm thực tế mà còn loại bỏ cảm giác "quá bóng bẩy" thường gặp trong các chiến dịch quảng cáo truyền thống, tạo sự kết nối gần gũi và tự nhiên hơn.

Tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất
Sở dĩ UGC tiết kiệm chi phí, thời gian bởi chính chính khách hàng hiện tại của bạn là người thực hiện chiến dịch này. Điều này không chỉ cắt giảm chi phí mà còn giúp chiến dịch tiếp thị có sự đa dạng, phong phú hơn về mặt ý tưởng. Bởi, cốt lõi của User-Generated Content là biến mỗi khách hàng thành đại sứ thương hiệu của bạn.
Những trải nghiệm sản phẩm tích cực sẽ tự lan truyền và chạm đến khách hàng tiềm năng của bạn.
Xây dựng uy tín thương hiệu
Khi khách hàng liên tục chia sẻ những trải nghiệm tích cực về sản phẩm, điều đó giúp thương hiệu củng cố được uy tín với người dùng. Những nội dung UGC do người dùng tạo ra thể hiện sự tin tưởng, ủng hộ đối với sản phẩm, từ đó tác động tích cực đến hình ảnh của thương hiệu. Hơn nữa, những phản hồi này còn đóng vai trò như một lời giới thiệu gián tiếp, giúp tăng cường niềm tin từ các khách hàng tiềm năng khác.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Bằng cách khuyến khích người dùng chia sẻ về cách họ sử dụng sản phẩm theo cách riêng của mình, mỗi nội dung UGC sẽ mang đến một góc nhìn khác biệt. Nó thể hiện sự đa dạng trong cách tiếp cận sản phẩm. Điều này giúp khách hàng cảm thấy được lắng nghe và kết nối hơn với thương hiệu, tạo nên một mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Tăng khả năng lan truyền
Những nội dung mà người dùng tạo ra thường có sức hút lớn, dễ dàng được chia sẻ lại trên các mạng xã hội, từ đó tạo ra hiệu ứng viral. Khi nhiều người dùng cùng chia sẻ về một sản phẩm hay dịch vụ, khả năng thương hiệu được nhận diện tăng cao. Có thể nói nguyên tắc của UGC chính là “hữu xạ tự nhiên hương” trong truyền thuyết.
Thúc đẩy quyết định mua hàng
Khi khách hàng tiềm năng nhìn thấy người khác sử dụng kèm theo lời đánh giá tích cực về một sản phẩm của những UGC, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc lựa chọn. Những phản hồi thực tế từ người dùng không chỉ giúp giảm bớt sự nghi ngờ mà còn tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy khách hàng ra quyết định nhanh chóng hơn. Hơn nữa, UCG còn tiếp tục tạo ra những vòng tuần hoàn thông tin và giá trị tương tự với những người dùng tiềm năng sắp tới của bạn.
Các loại UGC phổ biến trên mạng xã hội
Không dừng lại ở khái niệm User-Generated Content là gì truyền thống, các chiến dịch Marketing ngày càng đa dạng hóa hình thức thể hiện của nó. Bạn có tò mò đâu là xu hướng UGC thời đại số không?
Đánh giá từ khách hàng
Khi một khách hàng để lại nhận xét, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã trải nghiệm, những chia sẻ này có tác động lớn đến các khách hàng tiềm năng khác. Một ví dụ thành công là Amazon, nơi mà hàng triệu người mua sắm dựa trên đánh giá của người dùng trước. Bởi vì, những thông tin trong phần đánh giá là hình thức UGC được người mua quan tâm hơn cả mô tả chính từ chủ cửa hàng.
Ảnh và video có tag thương hiệu
Hình ảnh và video được gắn tag thương hiệu là loại UGC phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Khi khách hàng chia sẻ hình ảnh họ sử dụng sản phẩm kèm theo việc gắn thẻ thương hiệu vào bài đăng giúp tăng cường sự nhận diện. Ví dụ, Apple với chiến dịch "Shot on iPhone" đã thành công với hàng triệu người dùng chia sẻ những bức ảnh đẹp chụp bằng iPhone.
Hashtag Campaign
Hashtag Campaign giúp kết nối tất cả các bài đăng với nhau dưới cùng một chủ đề, tạo ra một cộng đồng trực tuyến, gia tăng sự tương tác giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Bạn có thể nhìn thấy hình thứ UGC này trong chiến dịch #AerieReal của thương hiệu thời trang Aerie đã gây tiếng vang lớn. Họ khuyến khích phụ nữ chia sẻ ảnh cơ thể tự nhiên của mình mà không chỉnh sửa, góp phần xây dựng thông điệp về sự tự tin và vẻ đẹp thực tế.
Video thử thách
Các video UGC thử thách thường là những hoạt động vui nhộn hoặc sáng tạo mà người dùng được khuyến khích tham gia và chia sẻ lại dưới dạng video. Chiến dịch #InMyDenim của Guess trên TikTok đã khuyến khích người dùng quay video chuyển đổi từ phong cách bình thường sang diện trang phục denim của Guess. Thử thách này đã tạo ra sự lan truyền mạnh mẽ, khi người dùng khắp nơi bắt chước và sáng tạo những phiên bản của riêng mình.
"Đập hộp”
"Đập hộp" (unboxing) là loại video mà người dùng quay lại quá trình mở hộp và khám phá sản phẩm mới mua. Loại UGC này đặc biệt phổ biến trong các ngành hàng như công nghệ, mỹ phẩm và thời trang. Điển hình, mỗi khi một sản phẩm iPhone mới ra mắt, hàng loạt video "đập hộp" của người dùng xuất hiện trên nền tảng như YouTube, TikTok.
Bạn cũng có thể trở thành một nhân tố thành công của chiến dịch UGC (User-Generated Content) bằng các chia sẻ ngay trải nghiệm của mình. Hãy bắt đầu lan tỏa giá trị sản phẩm một cách chân thực mọi lúc mọi nơi với các dòng điện thoại thông minh sau.
[Product_Listing categoryid="132" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile/apple.html" title="Các dòng iPhone đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Các lưu ý khi thực hiện UGC trong marketing
Dù đã biết User Generated Content là gì, bạn cũng cần cân nhắc đến nhiều yếu tố mang tính thời đại khác. Trước hết, hãy luôn tôn trọng tính chân thực của người dùng. UGC thành công khi người dùng cảm thấy họ đang tự do chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận thực tế về sản phẩm chứ không bị ép buộc hay định hướng quá mức.

Ngoài ra, cần đảm bảo rằng thương hiệu không chỉ khai thác nội dung mà còn biết cách tương tác với người dùng. Việc tương tác, cảm ơn hoặc phản hồi với những bài viết, video mà người dùng tạo ra giúp xây dựng mối quan hệ gắn kết hơn. Nó thể hiện sự quan tâm, đánh giá cao đóng góp của mỗi khách hàng.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn đúng nền tảng cũng như đối tượng mục tiêu để chiến dịch UGC có thể tiếp cận được đông đảo người xem cũng rất quan trọng. Bởi mỗi nền tảng có đặc điểm nhận diện cùng cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ, TikTok thích hợp cho chiến dịch video ngắn và một số thử thích vui nhộn; Instagram sẽ hiệu quả khi chiến dịch cần lan tỏa hình ảnh, câu chuyện.
Như vậy, khái niệm User Generated Content hay UGC là gì không phải là tất cả mà bạn còn cần quan tâm đến thời đại, xu thế chung của xã hội. Dù vậy, cốt lõi của mỗi chiến dịch vẫn bất di bất dịch, đó là khách hàng và sự chân thực của nội dung họ chia sẻ. Hãy cùng khám phá những chủ đề tương tự trong cùng chuyên mục trên Sforum nhé.
Xem thêm bài viết ở chuyên mục: Wiki - Thuật ngữ

Bình luận (0)