Trang chủThị trường
Đế chế Samsung và "trò chơi vương quyền" ít người biết về dòng họ Lee quyền lực nhất Hàn Quốc
Đế chế Samsung và "trò chơi vương quyền" ít người biết về dòng họ Lee quyền lực nhất Hàn Quốc

Đế chế Samsung và "trò chơi vương quyền" ít người biết về dòng họ Lee quyền lực nhất Hàn Quốc

Đế chế Samsung và "trò chơi vương quyền" ít người biết về dòng họ Lee quyền lực nhất Hàn Quốc

Sforum CTV, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Sforum CTV
Ngày đăng: 07/07/2020-Cập nhật: 07/07/2020
gg news

Không chỉ là một trong những tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới, Samsung còn là một “triều đại” có tầm ảnh hưởng to lớn đến cả một xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ.

Khi nhắc đến Samsung chúng ta luôn nghĩ đến những dấu ấn nổi bật mà hãng đã làm được trong nền công nghệ thế giới. Thế nhưng trên thực tế, công nghệ chỉ là một mặt nổi của “tảng băng” lớn mang tên Samsung này, còn phần chìm phía dưới lại là một hệ thống công ty con với quyền quản lý được phân chia đều cho những thế hệ mang họ Lee. Và tất nhiên câu chuyện về quyền lực của một gia tộc lớn như vậy sẽ không bao giờ đơn giản và bình yên dù là ở trong bất kỳ thời đại nào.

Ngôi vàng của giới Chaebol gọi tên Samsung

Có lẽ cụm từ “chaebol” không còn quá xa lạ đối với nền kinh tế Hàn Quốc khi nó được gắn liền với những tập đoàn lớn như LG, Huyndai, Samsung,...Theo tiếng Hàn, từ chaebol được ghép bởi chữ chae (sở hữu) với mumbol (gia đình quyền quý), cụm từ vốn được dùng để chỉ các tập đoàn lớn với những vị trí điều hành được chia cho các thành viên trong gia đình. Bắt nguồn từ những năm 1960, chaebol đã dần trở thành một nền văn hóa và kinh tế “gia đình trị” đặc trưng của đất nước này.Hầu hết tất cả các chaebol đều mang một chiều dài lịch sử và có nhiều đóng góp trong việc đưa Hàn Quốc trở thành “con rồng Châu Á” mạnh mẽ như ngày hôm nay. Theo thống kê đến năm 2019 Hàn Quốc có đến hơn 59 tập đoàn gia đình trị, trong đó 5 đế chế quyền lực và giàu có bậc nhất chính là Hyundai, SK Group, LG, Lotte và người anh cả trong làng chaebol - Samsung.

Đều là 2 gã khổng lồ máu mặt trong làng Chaebol Hàn Quốc nhưng Samsung và LG lại có một “mối thù” truyền kiếp khá đặc biệt. Vốn dĩ ngay từ đầu, hai nhà sáng lập hai tập đoàn lớn đã có mối quan hệ khá thân thiết và tôn trọng lẫn nhau. Thậm chí cả hai tập đoàn lớn này còn có cả quan hệ thông gia khi con gái thứ 2 của ông Byung-chul (Samsung) kết đôi với con trai thứ ba của ông In-hwoi (LG). “Vết nứt” bắt đầu xuất hiện khi ông chủ Samsung có ý định tấn công vào thị trường điện tử - vốn là lĩnh vực mà tập đoàn LG đã thống lĩnh từ trước. Việc làm này được cho là phạm phải “quy ước ngầm” trên thương trường - “nước sông không phạm nước giếng”. Vì thế nên kể từ đó, hai nhà lãnh đạo LG và Samsung cũng như hai gia tộc họ Lee và Koo không còn bất kỳ mối liên hệ hay giao hảo nào với nhau.Nhưng dù thế nào thì những giai thoại về các chaebol Hàn Quốc đều chính là “chìa khóa vàng” cho “kỳ tích sông Hàn” mang tính lịch sử, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của xứ sở kim chi từ một trong những nước nghèo khó từ sau thế chiến 2 trở thành một cường quốc như ngày hôm nay. Và chắc chắn rằng một trong những công lao to lớn thuộc về gã khổng lồ Samsung. Được biết “tộc trưởng” của Samsung là ông Lee Byung-chul có một mối quan hệ vô cùng thân thiết với tổng thống Park Chung-hee thời bấy giờ. Nhờ có “kẻ tung, người hứng” nên rất nhanh ngay sau đó, Samsung nói riêng và Đại hàn dân quốc nói chung đã trỗi dậy rất mạnh mẽ vào những thập niên 70.

“Tam sao” sáng trên bầu trời Đại Hàn Dân Quốc

Là một tập đoàn tài phiệt đa ngành có quy mô và tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn ngày nay, không một ai có thể nghĩ tiền thân của Samsung lại là một tạp hóa nhỏ chuyên bán các thức ăn khô ở tỉnh Gyeongsang - cũng chính là nguồn cội của gia tộc Lee giàu có sau này. Và cái tên Samsung chính là sự kết hợp giữa các từ tiếng Hàn là sam (ba) và sung (sao), mang tính biểu tượng ba ngôi sao được cho là đại diện văn hóa của một thứ gì đó to lớn và mạnh mẽ, trường tồn cùng thời gian. Và thực tế đã chứng minh, Samsung ngày nay đã trở thành biểu tượng của nền kinh tế Hàn Quốc với mũi nhọn là Samsung Electronics chuyên về thiết bị điện tử thông minh cùng vô số các công ty con khác (bao gồm 59 công ty chưa niêm yết và 19 công ty đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Hàn Quốc).Từ những ngày sơ khai nhất, Samsung đã bắt đầu với 25 USD và con số đó sau gần một thiên niên kỷ đã phát triển thành 375.6 tỷ USD. Liên tục ở rộng các lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động, Samsung trở thành tập đoàn đa quốc gia giàu mạnh cũng như dần khẳng định vị trí gã khổng lồ về công nghệ của Châu Á. “Tam sao” đang dần chứng minh bản thân một phần không thể thiếu cũng như “không dễ đánh bại” trong giới chaebol nói riêng và làng công nghệ thế giới nói chung. Liệu rằng trong tương lai điều gì có thể lật đổ được lịch sử 100 năm tồn tại và phát triển của “3 ngôi sao” sáng trên bầu trời Hàn Quốc này? Vẫn chưa ai có thể dự đoán chính xác được.

Trò chơi vương quyền

Nền kinh tế chaebol xuất hiện đầu tiên với “phát súng mở màn” của 'tộc trưởng' Lee Byung-chul. Bắt đầu bằng việc kinh doanh cửa hàng đồ khô nhỏ, tộc tưởng họ Lee này đã tạo tiền đề để Samsung mở rộng phát triển đa dạng các loại lĩnh vực khác như bảo hiểm, thị trường bán lẻ và chuỗi khách sạn nghỉ dưỡng Shilla, xây dựng đầu tư và kinh doanh Samsung C&T,... Còn có thông tin cho rằng phải đến tận khi chủ tịch Lee Byung-chul đến gặp trực tiếp Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Park Chung-hee để xin được tham gia sản xuất thiết bị điện tử thì kể từ đó lịch sử của Samsung mới chính thức được sang trang.Ông tổ Samsung có tổng cộng 8 người con, chính vì vậy khi Samsung đang dần trở nên lớn mạnh thì cũng chính là lúc mà ông phải đưa ra quyết định cho vị trí kế thừa những di sản mà mình đã gây dựng.Nếu theo truyền thống “cha truyền, con nối” thì con cả của ông là Lee Maeng-hee sẽ chính thức được ngồi vào vị trí quyền lực này năm 1967. Nhưng có lẽ trong thời gian “thử việc”, cậu cả nhà Samsung đã không được lòng nhiều nhân viên bởi vì cách làm việc khá cứng nhắc và cố chấp. Thậm chí người cha Lee Byung-chul còn khẳng định người con trai cả của mình đã làm Samsung trở nên hỗn loạn chỉ trong vòng 6 tháng lên nắm quyền.

Người con trai thứ 2 Lee Maeng-hee cũng không hề khấm khá hơn khi đã gây ra một sự việc nghiêm trọng là tiết lộ với Tổng thống Hàn Quốc về quỹ đen của cha mình để dành được lợi thế trong việc chào giá với C-suite. Kết quả, người con thứ 2 đã đập tan niềm tin của cha và phải sống lưu vong ở Mỹ suốt thời gian về sau.Và cuối cùng, quả bóng “quyền lực” đã lăn đến chân của người con trai thứ 3 - Lee Kun-hee và cũng chính là chủ tịch của Samsung sau này. Lee Kun-hee đã chứng minh được thực lực của mình qua những “cú sút” mạnh mẽ, từng bước ấn định vị trí của Samsung trên thị trường trong nước và quốc tế.Sau khi tộc trưởng Lee Byung-chul qua đời, quyền lực của Lee Kun-hee dường như càng mạnh mẽ. Đó cũng chính là lúc các anh chị em của ông tách dần ra khỏi tập đoàn Samsung. Đơn cử, vào năm 1991 người chị gái Lee In-hee vốn nắm quyền điều hành mảng kinh doanh nội thất đã lập ra Hansol Group - nhà sản xuất và điện tử lớn nhất Hàn Quốc. Trong khi đó, một chị gái khác Lee Myung-hee cũng bỏ qua trách nhiệm bán lẻ của gia đình và tạo dựng tập đoàn khác mang tên Shinsegae vào năm 1997. Ngoài ra, CJ Cheil Jedang - công ty bán thức ăn và dược phẩm sinh học do cháu trai của Kun-hee là Lee Jay-hyun (con trai Lee Maeng-hee) xin tách ra khỏi tập đoàn mẹ Samsung.Quyền lực bắt đầu phân tán. Có thể nói chiếc bánh Samsung mà tộc trưởng Lee Byung-chul để lại vốn đã không còn nguyên vẹn. Khi các thành viên đều không có được nguyên vẹn “chiếc bánh” thì họ sẽ chấp nhận tạo ra một chiếc bánh hoàn chỉnh khác, thay vì chỉ phụ trách một phần nhỏ của công ty. Thế nhưng dù thế nào đi nữa, mọi bước đi của thế hệ họ Lee đều có sự hậu thuẫn của gã khổng lồ Samsung ở phía sau. Và có một điều rằng tất cả các công ty con, các lĩnh vực nhỏ mà gia tộc Lee khai thác đều vô cùng thành công và trở thành những doanh nghiệp hàng đầu của đất nước Hàn Quốc.Có thể nói chính “trò chơi vương quyền” này của các chaebol chính là nguồn gốc cho các vấn đề đáng lo ngại của chính phủ nước này sau này. Đỉnh điểm vào thời kỳ cuối thập niên 1990 khi chưa bị chính phủ Hàn thắt chặt quản lý, mức độ sở hữu chéo giữa các công ty nhỏ của tập đoàn Samsung lên tới 43%. Các chaebol càng bành trướng, nền kinh tế của Đại hàn Dân quốc vừa có thể thuận lợi nhưng cũng có thể gặp nhiều thách thức rắc rối khác.

Ngôi vương trải qua 3 thế hệ, đâu mới là người “cầm lái” sáng suốt nhất?

Dưới “vương triều” của Lee Kun-hee, Samsung đã có những bước tiến quan trọng. Thế nhưng cho đến khi chủ tịch Lee bất chợt đột quỵ vào năm 2015, mọi người mới bắt đầu chú ý hơn đến cuộc chuyển giao quyền lực lần thứ 2. Vốn có 4 người con bao gồm ba người con gái và một người con trai, trò chơi vương quyền lần này không quá kịch tính khi vị trí chủ tịch tập đoàn tỷ đô Samsung đã sớm được ấn định sẵn cho vị “thái tử” Lee Jae-yong.Tất cả người con của chủ tịch Lee Kun-hee đều được theo học tại những ngôi trường danh tiếng tại Mỹ. Ngoại trừ người con gái út là Lee Yoon-hyung được xác nhận là đã tự sát ở tuổi 26 tại NewYork thì 3 người con còn lại của ông đều nắm giữ những vị trí quan trọng trong tập đoàn. Người con gái lớn Lee Boo-jin hiện đang là chủ tịch khách sạn Shilla lớn nhất Hàn Quốc đồng thời cũng là đồng chủ tịch Samsung Everland của tập đoàn còn em gái Lee Seo-hyun lại đảm nhận mảng quảng cáo và thời trang của công ty. Đặc biệt là vị thái tử Samsung đã được tập quen với các công việc liên quan đến kinh doanh của gia đình từ rất sớm.Đơn cử, vào năm 2000, Lee Yoon-hyun đã được tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý công ty liên doanh bao gồm 14 công ty con hoạt động trong lĩnh vực Internet. Thế nhưng không may mắn chỉ trong vòng 1 năm sau đó, E-Samsung đã phải chịu cảnh ngập trong nợ nần và thua lỗ đến 20 tỷ won. Uy tín của vị thái tử trẻ từ đó đã bị ảnh hưởng và giảm sút rất nhiều trong mắt cha anh và dư luận thế giới.Gần đây, vào năm 2018, Lee Yoon-hyun đã phải đối mặt với một tội danh “hối lộ” quan chức cấp cao để thông qua một vài hoạt động của Samsung và tất nhiên vị thái tử này đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với 5 năm tù giam và sau này được giảm xuống còn 2,5 năm. Trong khoảng thời gian khó khăn nhất của vị thái tử Samsung này, nhiều người đã hoài nghi về vị trí kế thừa sẽ được trao lại cho cô con gái cả chính là Lee Boo-jin - người được đánh giá là 'Kun-hee' nhí vì có phong cách quản lý giống như cha của cô. Thế nhưng vào tháng 3 năm 2018, sau khi được ra tù, chủ tịch đương nhiệm của Samsung là Lee Yoon-hyun đã nhanh chóng lao vào hoàn tất các dự án còn dang dở của tập đoàn và sau đó nhanh chóng được tăng nhiệm kỳ chủ tịch tại tổ chức phúc lợi công Samsung Life. Động thái trên được xem là nhằm gia tăng hiện diện của ông với vai trò người thừa kế đế chế quan trọng bậc nhất Hàn Quốc.Cơ cấu tập đoàn ngày càng phức tạp cùng với những sức ép từ phía chính phủ ngày càng gắt ngao, “quyền lực” mà Lee Yoon-hyun được trao thực sự là một đặc ân và cũng là bài toán vô cùng thách thức mà anh sẽ giải giải quyết trong tương lai.
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Trang tin công nghệ Sforum.vn được thành lập từ năm 2012, đến nay đã hơn 10 năm tuổi. Chúng tôi vẫn không luôn ngừng đổi mới và thử nghiệm các chuyên mục, nội dung mới để phục vụ bạn đọc. Hi vọng các thông tin công nghệ, game hay mẹo vặt từ Sforum sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong đời sống cũng như có những phút giây giải trí lành mạnh.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo