Trang chủThủ thuậtỨng dụngPhần mềm
Tổng hợp các lệnh trong Python cơ bản cần phải nắm vững
Tổng hợp các lệnh trong Python cơ bản cần phải nắm vững

Tổng hợp các lệnh trong Python cơ bản cần phải nắm vững

Tổng hợp các lệnh trong Python cơ bản cần phải nắm vững

Mỹ Linh , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Mỹ Linh
Ngày đăng: 21/05/2025-Cập nhật: 21/05/2025
gg news

Các lệnh trong Python cơ bản là nền tảng quan trọng giúp bạn làm quen và sử dụng ngôn ngữ lập trình này hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các câu lệnh trong Python thường dùng, phù hợp cho cả người mới bắt đầu và những ai muốn ôn tập nhanh. Hãy cùng Sforum khám phá để nắm vững các thao tác lập trình thiết yếu ngay từ đầu nhé.

Tại sao cần nắm vững các lệnh trong Python?

Việc nắm vững các lệnh trong Python đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kỹ năng lập trình một cách bài bản và hiệu quả. Python nổi tiếng với cú pháp rõ ràng, dễ hiểu, nhưng để viết được mã hiệu quả và tránh lỗi không đáng có, bạn cần hiểu rõ các lệnh thường dùng và cách ứng dụng.

Nắm vững các lệnh giúp học Python nhanh hơn
Nắm vững các lệnh giúp học Python nhanh hơn

Ngoài ra, tổng hợp các lệnh trong Python sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tra cứu, đồng thời nâng cao khả năng áp dụng linh hoạt vào các bài toán cụ thể. Dù bạn đang viết script tự động, xử lý dữ liệu hay phát triển ứng dụng, việc thành thạo các lệnh Python cơ bản sẽ giúp bạn lập trình nhanh và chính xác hơn.

Các lệnh cơ bản trong Python

Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của các lệnh trong Python, giờ là lúc bạn cần làm quen với những câu lệnh phổ biến và dễ áp dụng nhất. Dưới đây là tổng hợp các lệnh trong Python cơ bản mà bất kỳ lập trình viên nào cũng nên biết để bắt đầu viết mã hiệu quả.

Lệnh in ra dữ liệu (print)

Một trong các lệnh trong Python đơn giản và thường xuyên được sử dụng nhất chính là print(). Lệnh này dùng để in ra dữ liệu trên màn hình, giúp người lập trình kiểm tra giá trị hoặc thông tin trong chương trình.

Cú pháp: print(nội_dung_muốn_in)

Ví dụ: print("Hello, Python!")

Các lệnh cơ bản trong Python 1

Để sử dụng các lệnh cơ bản trong Python hiệu quả, sở hữu thiết bị truy cập chất lượng là điều cần thiết. Đặc biệt, sở hữu một chiếc laptop hiệu suất cao giúp quá trình lập trình diễn ra mượt mà và đảm bảo xử lý nhanh các tác vụ phức tạp. Hãy tham khảo danh sách sản phẩm dưới đây để lựa chọn chiếc máy phù hợp với nhu cầu học tập và làm việc của bạn:

[Product_Listing categoryid="693" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/asus.html" title="Danh sách Laptop ASUS đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Khai báo biến và kiểu dữ liệu

Trong số các lệnh Python cơ bản, việc khai báo biến và xác định kiểu dữ liệu là thao tác không thể thiếu. Python thuộc ngôn ngữ động, nên bạn không cần chỉ rõ kiểu khi thực hiện khai báo biến. Dù vậy, nắm vững đặc điểm của từng kiểu sẽ giúp bạn thao tác và xử lý dữ liệu hiệu quả hơn.

Cú pháp: ten_bien = gia_tri

Ví dụ: 

name = "Python" # chuỗi

pi = 3.14 # số thực

is_ready = True # kiểu boolean

Toán tử

Toán tử là một phần quan trọng trong các câu lệnh trong Python, dùng để thực hiện các phép toán, so sánh hoặc thao tác logic giữa các giá trị. Python hỗ trợ nhiều loại toán tử như toán tử số học, so sánh, gán, logic…

Các lệnh cơ bản trong Python 2
Toán tử gồm các phép toán phổ biến

Ví dụ một số toán tử phổ biến:

a = 10

b = 3

print(a + b) # 13 (cộng)

print(a / b) # 3.33 (chia)

print(a > b) # True (so sánh)

print(a == 10 and b == 3) # True (toán tử logic)

Câu lệnh điều kiện if, elif, else

Trong tổng hợp các lệnh trong Python, không thể bỏ qua các câu lệnh điều kiện như if, elif và else. Chúng giúp chương trình Python phản hồi và thực hiện hành động phù hợp theo từng điều kiện cụ thể.

Cú pháp: if điều_kiện:

# lệnh nếu đúng

elif điều_kiện_khác:

# lệnh nếu điều kiện khác đúng

else:

# lệnh nếu không điều kiện nào đúng

Ví dụ:

x = 5

if x > 0:

print("Số dương")

elif x == 0:

print("Số không")

else:

print("Số âm")

Cách sử dụng vòng lặp for và while

Trong số các lệnh trong Python, vòng lặp for và while là công cụ đắc lực để lặp lại hành động nhiều lần. Ngoài ra, vòng lặp còn làm cho mã trở nên ngắn gọn và dễ đọc hơn.

Cú pháp vòng lặp for:

for bien in danh_sach:

# thực hiện hành động

Cú pháp vòng lặp while:

while điều_kiện:

# thực hiện hành động

Các lệnh cơ bản trong Python 3

Ví dụ:

sum = 0

i = 0

while i < 10:

sum = sum + 1

i = i + 1 for i in range(10):

sum = sum + i

print(sum)

Cấu trúc dữ liệu và các lệnh liên quan

Bên cạnh những thao tác cơ bản, việc hiểu và sử dụng thành thạo các cấu trúc dữ liệu cũng là phần quan trọng trong các lệnh trong Python. Dưới đây là tổng hợp các lệnh trong Python liên quan đến giúp bạn tổ chức và xử lý thông tin hiệu quả hơn.

Chuỗi (str)

Trong các lệnh trong Python, chuỗi (string – str) là kiểu dữ liệu quan trọng dùng để lưu trữ văn bản. Python cho phép bạn thao tác chuỗi bằng nhiều cách như cắt chuỗi, nối chuỗi, lặp qua chuỗi hoặc sử dụng các phương thức xử lý có sẵn.

Các lệnh cơ bản trong Python 4
Chuỗi dùng để lưu trữ văn bản

Cú pháp: ten_chuoi = “văn bản muốn lưu trữ”

Ví dụ:

str = “Hello, World!”

print (str[:-1])

Danh sách (list)

Danh sách (list) là một trong những kiểu cấu trúc dữ liệu phổ biến nhất trong các câu lệnh trong Python. List dùng để lưu trữ nhiều giá trị trong một biến, có thể thay đổi và sắp xếp được. List rất linh hoạt và cũng là công cụ đắc lực trong tổng hợp các lệnh trong Python, giúp bạn xử lý dữ liệu dạng tập hợp có thứ tự.

Cú pháp: ten_list = [giá_trị_1, giá_trị_2, ...]

Ví dụ:

numbers = [1, 2, 3, 4]

numbers.append(5) # Thêm phần tử

print(numbers[0]) # 1

print(len(numbers)) # 5

Tuple

Tuple là kiểu dữ liệu cho phép lưu trữ nhiều giá trị giống như list, nhưng các phần tử bên trong được giữ nguyên và không thể chỉnh sửa sau khi tạo. Trong số các lệnh trong Python, tuple được dùng khi bạn cần một tập hợp cố định, đảm bảo tính an toàn dữ liệu. Vì không thể thay đổi, tuple thường được sử dụng để đại diện cho các dữ liệu bất biến hoặc dùng làm khóa trong dictionary.

Các lệnh cơ bản trong Python 5

Cú pháp: ten_tuple = (giá_trị_1, giá_trị_2, ...)

Ví dụ:

point = (10, 20)

print(point[0]) # 10

print(len(point)) # 2

Set

Set là một kiểu dữ liệu đặc biệt trong các lệnh Python cơ bản, dùng để lưu trữ tập hợp các phần tử không trùng lặp và không theo thứ tự. Đây là lệnh thích hợp để xử lý các tập dữ liệu duy nhất. Set giúp tăng hiệu suất khi kiểm tra tồn tại hoặc loại bỏ trùng lặp trong danh sách – một phần hữu ích trong tổng hợp các lệnh trong Python.

Cú pháp: ten_set = {giá_trị_1, giá_trị_2, ...}

Ví dụ:

colors = {"red", "blue", "green"}

colors.add("yellow") # Thêm phần tử

colors.discard("red") # Xóa phần tử

print(colors)

Dictionary

Dictionary là một trong các lệnh trong Python mạnh mẽ nhất, cho phép lưu trữ dữ liệu dưới dạng cặp khóa – giá trị. Đây là cấu trúc cực kỳ hữu ích trong nhiều tình huống như lưu thông tin người dùng, cấu hình, dữ liệu JSON…

Các lệnh cơ bản trong Python 6
Dictionary giúp lưu trữ dữ liệu dưới dạng cặp khoá

Cú pháp: ten_dict = {khoa1: gia_tri1, khoa2: gia_tri2, ...}

Ví dụ:

my_dict =

{‘Alex’: 5,

‘Ben’: 10,

‘Carly’: 12,

‘Danielle’: 7,

‘Evan’: 6,}

my_dict

Hàm và các lệnh liên quan

Trong số các lệnh trong Python, hàm là một thành phần không thể thiếu giúp mã nguồn trở nên gọn gàng và dễ bảo trì. Việc hiểu rõ các lệnh Python cơ bản liên quan đến hàm sẽ giúp bạn tổ chức chương trình một cách logic và chuyên nghiệp hơn.

Định nghĩa và gọi hàm (def)

Trong các lệnh trong Python, việc định nghĩa hàm bằng từ khóa def giúp bạn tổ chức mã một cách logic, dễ tái sử dụng và giảm lặp lại code. Hàm cho phép thực hiện một tác vụ cụ thể và có thể nhận đối số, trả về giá trị.

Các lệnh cơ bản trong Python 7

Cú pháp định nghĩa và gọi hàm:

def ten_ham(tham_so1, tham_so2):

# khối lệnh

return gia_tri

# Gọi hàm

ten_ham(giatri1, giatri2)

Ví dụ:

def greet():

print (‘Hello World!’)

Nhập module (import)

Một điểm mạnh khác của các lệnh trong Python là khả năng mở rộng qua việc sử dụng các module. Lệnh import cho phép bạn sử dụng lại các đoạn mã, hàm hoặc lớp đã được viết sẵn trong các thư viện chuẩn hoặc do người dùng tự định nghĩa.

Cú pháp: import ten_module

hoặc from ten_module import ten_thanh_phan

Ví dụ:

import math

print(math.sqrt(16)) # Kết quả: 4.0

from datetime import date

print(date.today()) # In ra ngày hiện tại

Lệnh xử lý ngoại lệ

Trong quá trình sử dụng các lệnh trong Python, không thể tránh khỏi những lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy. Vì vậy, việc nắm vững các lệnh Python cơ bản để xử lý ngoại lệ là rất cần thiết nhằm đảm bảo chương trình hoạt động ổn định và chuyên nghiệp.

Khối lệnh try, except

Khối lệnh try và except trong các lệnh trong Python cho phép bạn kiểm soát và xử lý lỗi một cách linh hoạt, đảm bảo chương trình vẫn tiếp tục hoạt động dù gặp sự cố. Khi xảy ra lỗi trong phần try, chương trình sẽ bỏ qua các lệnh còn lại trong khối này và thực hiện các lệnh được định nghĩa trong khối except.

Cú pháp:

try:

# Khối mã có thể gây lỗi pass

except :

# Khối mã xử lý lỗi

pass

Các lệnh cơ bản trong Python 8
Lệnh try và except giúp xử lý các lỗi phát sinh

Ví dụ:

try:

x = 5 / 1

except ZeroDivisionError:

print("You can’t divide a number by zero!")

Lệnh raise, finally, else

Trong các lệnh Python cơ bản, bạn có thể sử dụng raise, finally và else để nâng cao khả năng xử lý ngoại lệ. Lệnh raise dùng để ném ra ngoại lệ, finally giúp thực hiện mã sau khi xử lý ngoại lệ, còn else sẽ chạy nếu không xảy ra lỗi trong khối try.

Cú pháp:

try:

# Khối mã có thể gây lỗi

pass

except :

# Xử lý lỗi pass

else:

# Mã chạy khi không có lỗi

pass

finally:

# Mã chạy dù có lỗi hay không pass

Ví dụ:

try:

x = 10 / 2

except ZeroDivisionError:

print("Lỗi chia cho 0!")

else:

print("Thực hiện thành công!")

finally:

print("Phần mã này luôn chạy.")

Lệnh làm việc với file

Trong các lệnh trong Python, việc làm việc với file là một kỹ năng cơ bản nhưng rất quan trọng. Python cung cấp nhiều lệnh để mở, đọc, ghi, và đóng file dễ dàng. Các thao tác này giúp bạn xử lý dữ liệu lưu trữ hiệu quả, đặc biệt trong các ứng dụng cần lưu trữ thông tin lâu dài.

Các lệnh cơ bản trong Python 9

Cú pháp mở và làm việc với file:

# Mở file ở chế độ đọc ('r'), ghi ('w'), hoặc thêm ('a')

file = open('ten_file.txt', 'r')

# Đọc nội dung file

content = file.read()

# Ghi dữ liệu vào file

file = open('ten_file.txt', 'w')

file.write("Chào các bạn!")

# Đóng file sau khi làm việc

file.close()

Ví dụ:

# Mở và đọc file

file = open('data.txt', 'r')

data = file.read()

print(data)

file.close()

# Mở và ghi vào file

file = open('data.txt', 'w')

file.write('Dữ liệu mới!')

file.close()

Để trở thành lập trình viên Python thành thạo, việc nắm vững các lệnh trong Python cơ bản là điều kiện tiên quyết. Những tổng hợp các câu lệnh trong Python giúp bạn xây dựng các chương trình hiệu quả và dễ dàng mở rộng. Hãy khám phá thêm những kiến thức lập trình thú vị khác trên diễn đàn Sforum nhé. 

Xem thêm bài viết trong chuyên mục: Ứng dụng/phần mềm, Python cơ bản

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Bạn đam mê khám phá những xu hướng mới và tìm kiếm những điều thú vị trong thế giới số? Mình là Mỹ Linh - người cùng bạn bước vào hành trình khám phá những điều mới mẻ. Với các bài viết chi tiết và đầy thông tin hữu ích, mình ở đây để mang lại tất cả những gì bạn cần biết để không bỏ lỡ bất kỳ điều tuyệt vời nào!

Bình luận (0)

sforum facebook group logo