Cách sử dụng hàm LOOKUP trong Excel

Cách sử dụng hàm LOOKUP trong Excel

Cách sử dụng hàm LOOKUP trong Excel

Trang Hà , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Trang Hà
Ngày đăng: 30/12/2022-Cập nhật: 03/05/2024
gg news
Nếu bạn đang cần tra cứu hoặc tham chiếu dữ liệu trên Excel với một giá trị điều kiện?. Hãy sử dụng 1 trong 2 hàm LOOKUP sau đây. Để có thể vận dụng một cách hiệu quả, mời bạn cùng Sforum theo dõi bài viết về cách sử dụng LOOKUP ngay sau đây:

Hàm Lookup

Định nghĩa hàm LOOKUP


Hàm LOOKUP là hàm tra cứu và tham chiếu các dữ liệu dựa trên một hàng hoặc một cột nào đó trong Excel. Tức là khi bạn cần tra cứu một giá trị nào đó từ một hàng hoặc một cột, kỹ năng tin học văn phòng cơ bản LOOKUP sẽ tìm ra giá trị đó chỉ với một công thức đơn giản.

ham lookup

Hướng dẫn dùng hàm LOOKUP theo dạng Vector

LOOKUP trong Excel được chia thành 2 dạng khác nhau. Ở phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về công thức, lưu ý và những ví dụ về LOOKUP dạng Vector.

Công thức hàm LOOKUP dạng Vector

Hàm LOOKUP dạng Vector được nhiều người sử dụng với mục đích tìm ra một giá trị nào đó trong phạm vi một hàng hoặc một cột, sau đó đưa giá trị đã tìm được đến một vị trí khác trên Excel. Thông thường, mọi người sẽ áp dụng dạng Vector trong các trường hợp muốn xác định vị trí của những giá trị cần so sánh.

Cách dùng hàm LOOKUP dạng Vector như sau:

LOOKUP(LOOKUP_value, LOOKUP_vector, [result_vector])

Giải thích:

  • LOOKUP_value: là giá trị cần tìm theo dạng chữ, số hoặc giá trị logic.
  • LOOKUP_vector: là vùng có chứa giá trị (có thể là một hàng hoặc một cột). Những giá trị có trong LOOKUP_vector phải là số, chữ hoặc giá trị logic.
  • Result_vector: có thể là một cột hoặc một hàng và bắt buộc có cùng kích thước với LOOKUP_vector.

Xem thêm: Hàm HLOOKUP trong Excel: Công thức, Cách sử dụng đơn giản nhất

cách sử dụng lookup dạng vector

Lưu ý khi dùng LOOKUP dạng vector

  • Trong trường hợp LOOKUP_value (giá trị cần tìm) không có thì Excel sẽ tự động sử dụng giá trị nhỏ nhất ở LOOKUP_vector (vùng có chứa giá trị cần tìm).
  • Trường hợp LOOKUP_value (giá trị cần tìm) nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất có trong LOOKUP_vector (vùng có chứa giá trị cần tìm) thì bạn sẽ gặp lỗi #N/A trong Excel khi thực hiện hàm tính này.

Ví dụ hàm LOOKUP dạng vector

Để có thể hiểu rõ về cách thức hoạt động của hàm LOOKUP, bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây.

Giả sử có một khách hàng cần mua chiếc điện thoại iPhone chính hãng với mức giá 25.000.000 VNĐ tại CellphoneS. Để có thể tìm được chiếc điện thoại phù hợp với vị khách trên, bạn cần tra cứu bảng bên dưới bằng hàm LOOKUP dạng vector như sau:

STTSản phẩmGiá (VNĐ)
1iPhone 14 Plus 128GB23.500.000
2iPhone 14 Plus 256GB25.000.000
3iPhone 14 Pro 128GB30.000.000
4iPhone 14 Pro Max 128GB32.700.000
5iPhone 14 Pro Max 256GB35.000.000

Với trường hợp này, bạn sẽ dùng hàm LOOKUP theo công thức =LOOKUP(25000000,C2:C6,B2:B6)

ví dụ lookup dạng vector

Sau khi sử dụng hàm LOOKUP vector, chúng ta sẽ nhận được kết quả là iPhone 14 Plus 256GB

ví dụ lookup dạng vector

Hướng dẫn dùng hàm LOOKUP dạng mảng

Phần trên mình đã giới thiệu LOOKUP dạng vector. Bạn cần nắm rõ công thức và lưu ý cách sử dụng để không bị nhầm lẫn với công thức LOOKUP với dạng mảng này nhé!

Công thức hàm LOOKUP dạng mảng

LOOKUP dạng mảng được sử dụng để tìm kiếm hoặc tham chiếu giá trị ở một ô nào đó đến một mảng giá trị trong Excel, kết quả thu được sẽ được hiển thị với giá trị cùng vị trí trong cột hoặc hàng của mảng.

Công thức hàm LOOKUP dạng mảng như sau:

LOOKUP(LOOKUP_value, array)

Giải thích:

LOOKUP_value: là giá trị mà ta cần tìm kiếm trong mảng. Trong đó, LOOKUP_value có thể là chữ, số, tên hoặc giá trị logic.

Array: là một mảng có chứa giá trị cần tìm. Bắt buộc mảng phải chứa số, chữ, tên hoặc giá trị logic.

Công thức hàm Lookup dạng mảng

Lưu ý khi dùng LOOKUP dạng mảng

Nếu hàm LOOKUP dạng mảng không tìm được giá trị trùng khớp, Excel sẽ tự động lấy giá trị nhỏ nhất trong mảng tìm kiếm.

  • Nếu giá trị chúng ta cần tìm trong hàm LOOKUP dạng mạng nhỏ hơn giá trị trong mảng, ngay lập tức sẽ được thông báo lỗi #N/A.
  • Nếu trong mảng có nhiều cột hơn hàng thì Excel sẽ tự động tìm kiếm giá trị ở cột đầu tiên.
  • Những giá trị trong mảng tìm kiếm bắt buộc phải có thứ tự tăng dần.

Ví dụ hàm LOOKUP dạng mảng

Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng LOOKUP dạng mảng. Bạn hãy xem ví dụ này nhé

Giả sử, chúng ta cần tìm điện thoại có số lượng 60 chiếc tại CellphoneS theo bảng sau:

STTSố lượngSản phẩm
120iPhone 14 Plus 128GB
230iPhone 14 Plus 256GB
340iPhone 14 Pro 128GB
450iPhone 14 Pro Max 128GB
560iPhone 14 Pro Max 256GB

Dựa vào yêu cầu từ ví dụ, ta sẽ thực hiện công thức =LOOKUP(60,B2:C6)

ví dụ Lookup dạng mảng

Sau khi áp dụng hàm LOOKUP dạng mảng, ta nhận được kết quả như sau:

ví dụ Lookup dạng mảng

Những lưu ý khi dùng hàm LOOKUP trong Excel

Để có thể sử dụng cách tra cứu dữ liệu bằng LOOKUP một cách hiệu quả. Mọi người cần nắm công thức và lưu ý khi sử dụng hàm LOOKUP dạng vector và dạng mảng thì mới áp dụng được vào các dạng thức.

Khi gặp lỗi #N/A, bạn cần kiểm tra lại giá trị cần tìm có nhỏ hơn giá trọng trong mảng hay không nhé.

Bên cạnh đó, bạn cần tham khảo thêm hàm VLOOKUP, HLOOKUP hoặc hàm IF nhiều điều kiện để có thể tra cứu các giá trị một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

những lưu ý khi sử dụng hàm lookup

Bài viết trên Sforum đã hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm LOOKUP thông qua ví dụ thực tiễn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được Sforum giải đáp nhé. Cảm ơn bạn đã xem bài viết, hãy theo dõi Sforum để được cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hàng ngày nhé!
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tôi là Hà Huyền Trang, chuyên viên Marketing sáng tạo xây dựng ý tưởng. Chịu trách nhiệm chính tạo ra những bài viết phù hợp, thiết thực nhất hữu ích cho người dùng. Với sứ mệnh cải thiện mang đến những giá trị tốt nhất đến với người dùng, tôi và Sforum đang nỗ lực cải tiến và phát triển nội dung được chọn lọc nhất để tạo hành trình trải nghiệm và hướng lối người dùng tới những thông tin bổ ích nhất. Hãy follow tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin và được giải đáp chi tiết tận tình nhé.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo