Hướng dẫn chi tiết cách làm củ kiệu ngày tết ai cũng làm được


Trước không khí phấn khởi của một năm mới sắp đến, cách làm củ kiệu chua ngọt ngày Tết đã bắt đầu nhận được khá nhiều sự quan tâm và tìm kiếm. Thay vì mua hủ đóng hộp sẵn, nhiều gia đình sẽ muốn tự làm để tiết kiệm chi phí và đảm bảo vệ sinh hơn. Mời bạn cùng Sforum tìm hiểu cách muối kiệu ngon chuẩn vị qua nội dung chia sẻ dưới đây.
Củ kiệu muối là món gì?
Củ kiệu muối là một món ẩm thực truyền thống trong bữa ăn người Việt, xuất hiện nhiều vào dịp Tết Nguyên Đán. Món ăn này được làm từ củ kiệu (một loại hành nhỏ) ngâm trong nước muối và một số gia vị khác theo khẩu vị của gia đình.
Cách làm củ kiệu chua ngọt từ lâu đã trở thành thói quen của nhiều gia đình mỗi khi Tết đến để thưởng thức cùng bánh chưng, nem rán, cơm trắng,... Ngoài ra, củ kiệu muối cũng được đánh giá là có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
Để đảm bảo cách làm kiệu chua ngọt được chuẩn vị, bạn hãy chuẩn bị đủ các nguyên liệu được liệt kê dưới đây:
- Củ kiệu: 500g (chọn củ kiệu tươi và không bị hư).
- Cà rốt: 1 củ lớn (cà rốt tươi cứng, không bị mềm hay thâm đen).
- Muối: Khoảng 2 muỗng canh (muối hạt hoặc muối tinh).
- Đường: Khoảng 200g (Tùy vào khẩu vị của gia đình để điều chỉnh thêm bớt).
- Giấm: Khoảng 100ml - 150ml (giấm gạo hoặc giấm ăn).
- Nước: 500ml (nước sạch).
- Nước mắm: Khoảng 150ml.
- Hũ đựng bảo quản củ kiệu (chất liệu đảm bảo an toàn thực phẩm).

Hướng dẫn sơ chế kiệu chi tiết
Sơ chế là một giai đoạn khá quan trọng trong quá trình thực hiện cách làm củ kiệu chua ngọt ngày Tết. Củ kiệu nếu được sơ chế đúng cách sẽ giúp giữ được độ giòn và lâu bị hỏng hơn. Dưới đây là các bước sơ chế chi tiết trong quá trình thực hiện món ăn truyền thống này.
Bóc vỏ - cắt bỏ rễ và cuống
Rửa kiệu sơ qua với nước sạch và ngâm vài giờ trong nước muối pha loãng hoặc nước tro bếp để tiết bớt nước. Tiếp theo, vớt kiệu và rửa sạch lại lần nữa, sau đó để ráo rồi tiến hành bóc sạch vỏ, dùng dao cắt bỏ phần rễ và cuống. Cà rốt cũng cần rửa sạch, gọt bỏ vỏ và cắt thành từng khúc có độ dày vừa ăn.
Ngâm kiệu
Pha một thau nước phèn chua vừa đủ để ngập hết số lượng kiệu đã chuẩn bị. Đây là một bước quan trọng giúp làm trắng củ kiệu hiệu quả trong giai đoạn sơ chế. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước vôi thay cho phèn chua để ngâm kiệu. Dù sử dụng nguyên liệu nào để ngâm thì bạn cũng cần phải điều chỉnh liều lượng sao cho thật phù hợp.

Rửa sạch và phơi nắng
Kiệu khi đã đạt được độ trắng mong muốn, bạn vớt ra và rửa lại với nước cho thật sạch. Tiếp theo, trải kiệu cùng cà rốt ra mâm hoặc rỗ và phơi dưới nắng nhẹ cho ráo nước. Cuối cùng, bạn dùng dao hoặc tay để bóc bỏ lớp màng bên ngoài từng củ kiệu và làm sạch bụi bẩn lại lần nữa Lưu ý không phơi kiệu dưới ánh nắng quá gắt, bởi điều này có sẽ làm kiệu bị teo khô, mất đi vị giòn ngon đặc trưng của hương vị.
Tết là giai đoạn mà nhiều gia đình vẫn thường dành thời gian để nấu ăn và quây quần bên nhau. Với độ an toàn cao và vệ sinh dễ dàng, việc sử dụng bếp điện để nấu ăn sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn. Tham khảo ngay một số dòng bếp điện chất lượng cao và được đánh giá tốt tại CellphoneS.
[Product_Listing categoryid="1723" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/do-gia-dung/bep-dien.html" title="Danh sách bếp điện đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Cách muối kiệu ngon chuẩn vị
Muối kiệu là một nét đẹp trong ẩm thực truyền thống của nước ta, đặc biệt là vào dịp Tết. Để có được món kiệu ngon, bạn cần phải thực hiện đúng và khéo léo ở từng công đoạn. Cùng Sforum tìm hiểu chi tiết cách làm củ kiệu ngày Tết ngon đúng điệu ngay nhé!
Pha nước ngâm
Sau khi cho đường và nước mắm vào nồi, bạn nên đun với lửa nhỏ. Trong lúc đun, bạn hãy khuấy thật đều tay để đường tan hoàn toàn và hòa quyện cùng nước mắm. Khi hỗn hợp bắt đầu sôi nhẹ và có mùi thơm đặc trưng, tắt bếp và để nguội tự nhiên. Nước ngâm sau khi nguội sẽ đạt độ sánh nhẹ, mùi vị đậm đà, giúp kiệu thấm nhanh và giữ được độ giòn ngon đặc trưng.
Xếp kiệu vào hũ
Sau khi sơ chế, bạn nên để củ kiệu ráo nước hoàn toàn. Xếp kiệu vào hũ theo lớp, không nên ép quá chặt để nước ngâm có thể thấm đều. Một mẹo nhỏ là bạn có thể xếp một lớp kiệu, rồi thêm một lớp củ hành tím hoặc cà rốt thái lát để tăng phần bắt mắt. Để hương vị thơm ngon của kiệu không bị ảnh hưởng, tốt nhất bạn nên dùng hũ đựng làm từ sành hoặc thủy tinh.

Đổ nước ngâm
Đặc biệt cần lưu ý là phải đợi cho đến khi nước ngâm đã nguội hoàn toàn thì mới đổ vào hũ kiệu. Khi đổ nước ngâm kiệu, bạn hãy cho nước ngập hoàn toàn các lớp kiệu và đậy kín nắp hũ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Nếu hũ không kín, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm để che miệng hũ trước khi đậy nắp.

Thời gian ngâm
Thời gian ngâm lý tưởng nhất để cách làm kiệu chua ngọt đạt chuẩn là từ 7 cho đến 10 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp thời tiết lạnh, bạn có thể cần ngâm củ kiệu muối thêm vài ngày để kiệu đạt độ giòn và vị chua ngọt vừa phải. Sau khi kiệu đã ngấm, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng.
Các kiểu muối kiệu phổ biến
Tùy theo vùng miền và sở thích, kiệu muối được biến tấu thành nhiều kiểu khác nhau. Mỗi cách muối kiệu sẽ tạo nên những hương vị thơm ngon theo từng đặc trưng riêng. Sau đây là một số kiểu muối kiệu phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo để dùng thử.
Kiệu chua ngọt miền Nam
Kiệu chua ngọt miền Nam là một trong những món kiệu muối được yêu thích nhất. Món kiệu này nổi bật với vị ngọt đậm, chua nhẹ, rất hài hòa và dễ ăn. Điểm đặc trưng đó nằm ở sự kết hợp hoàn hảo giữa giấm, đường và một chút muối. Nhiều gia đình thường thực hiện cách làm củ kiệu chua ngọt ngày Tết để thưởng thức cùng bánh chưng và bánh tét. Hoặc ăn cùng các món chiên xào để làm dịu vị béo, mang lại cảm giác cân bằng khi thưởng thức.
Kiệu ngâm mắm đường
Kiệu ngâm mắm đường là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích hương vị có phần đậm đà hơn, đặc trưng của nước mắm truyền thống. Thay vì sử dụng giấm để tạo độ chua, món kiệu ngâm này thường tận dụng nước mắm kết hợp với đường, tạo ra một loại nước ngâm vừa ngọt vừa mặn. Củ kiệu khi được ngâm với nước mắm đường sẽ thấm đều hương vị, trở nên dậy mùi và sẽ trở thành một món ngon giúp bữa cơm thêm phần đậm đà.

Kiệu Huế giòn tan
Kiệu Huế giòn tan là một biến thể độc đáo, mang đậm dấu ấn hương vị của vùng đất cố đô. Cách chế biến kiệu ở Huế tập trung vào việc giữ độ giòn và tạo hương vị chua ngọt nhẹ nhàng, tinh tế. Người Huế thường pha nước ngâm từ giấm, đường và một chút muối với tỷ lệ cân đối, sau đó ngâm kiệu trong thời gian vừa đủ để hương vị thấm đều nhưng không làm mất đi độ tươi ngon tự nhiên.
Kiệu ngâm tôm khô
Kiểu muối kiệu ngâm tôm khô là một sự sáng tạo đầy thú vị mà bạn có thể làm thử. Đây là món ăn được rất nhiều gia đình yêu thích bởi sự hòa quyện đậm đà giữa các hương vị, ngọt mặn vừa ăn. Đồng thời cũng có sự độc đáo giữa độ giòn của củ kiệu và vị đặc trưng của tôm khô. Sau khi được sơ chế sạch sẽ, tôm khô sẽ được ngâm cùng củ kiệu trong hỗn hợp nước mắm đường, tạo nên một món kiệu ngâm mới lạ trong mâm cơm.

Kiệu ngâm củ hành tím
Kiệu ngâm củ hành tím được lòng nhiều người không chỉ bởi sự ngon miệng mà còn ở vẻ bắt mắt của nó. Sự kết hợp giữa củ kiệu trắng và củ hành tím mang lại sự hài hòa cả về hương vị lẫn thẩm mỹ. Vị cay nồng nhẹ của hành tím hòa quyện cùng vị chua ngọt của nước ngâm củ kiệu tạo nên một món ăn độc đáo, kích thích vị giác.

Mẹo chọn, sơ chế và bảo quản kiệu khi muối
Cách làm kiệu ngày Tết ngon không chỉ dựa vào nước ngâm kiệu mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn và sơ chế nguyên liệu. Để đảm bảo kiệu muối thơm ngon đúng điệu và sử dụng được lâu là điều không dễ dàng. Dưới đây là một số mẹo làm kiệu muối mà Sforum muốn chia sẻ đến các bạn.
Chọn củ kiệu tươi, to, trắng
Nguyên liệu tươi, chất lượng chính là chìa khóa quan trọng giúp món kiệu muối của bạn đảm bảo được độ giòn ngon. Những củ kiệu ngon thường màu trắng ngà và không có dấu hiệu bị héo, dập nát hoặc úa vàng. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các củ kiệu có kích thước tương đồng nhau để dễ dàng sơ chế, giữ được độ giòn và thấm đều sau khi ngâm.
Ngâm nước vo gạo để giảm hăng
Bí quyết giúp cách làm củ kiệu đúng điệu hơn đó là hãy ngâm trong nước vo gạo khoảng 3-4 giờ, sau khi lột vỏ và lấy sạch rễ. Việc ngâm nước vo gạo không chỉ giúp loại bỏ độ hăng tự nhiên của củ kiệu mà còn giữ cho kiệu có màu trắng tươi, đẹp mắt. Sau khi ngâm, bạn cần xả kiệu lại với nước sạch và để ráo hoàn toàn trước khi đếm bước ngâm chính thức.

Khử trùng hũ đựng trước khi ngâm
Hũ đựng kiệu đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nguyên độ tươi ngon và tránh hiện tượng hỏng. Trước khi ngâm, bạn cần đảm bảo hũ đựng được rửa sạch và khử trùng đúng cách. Dùng nước sôi tráng qua hũ hoặc ngâm hũ trong nước muối đậm là những cách giúp diệt khuẩn hiệu quả. Sau khi khử trùng, bạn cần để hũ khô hoàn toàn trước khi xếp củ kiệu vào.

Chú ý tới tình hình thời tiết và địa điểm bảo quản
Đây là 2 yếu tố giữ vai trò quan trọng để đảm bảo chất lượng của kiệu muối trong quá trình bảo quản. Trong điều kiện thời tiết nóng, kiệu cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để hạn chế hiện tượng lên men quá nhanh. Vào mùa lạnh, quá trình lên men có thể chậm hơn, vì vậy cần chọn địa điểm kín gió để giữ nhiệt độ ổn định.
Hy vọng cách làm củ kiệu chua ngọt ngày Tết Nguyên Đán mà nội dung trên hướng dẫn sẽ giúp bạn thực hiện thành công món ăn này với khẩu vị vừa ý. Ngoài cách muối kiệu ngon chuẩn vị, Sforum cũng sẽ cập nhật thêm cách làm nhiều món ngon khác cho ngày Tết. Bạn hãy thường xuyên vào mục Thủ thuật - Hỏi đáp của Sforum cập nhật để biết thêm thông tin nhé!
Xem bài viết cùng chuyên mục: Trending

Bình luận (0)