Trang chủThủ thuậtWiki - Thuật ngữ
CMS là gì? Danh sách các hệ thống CMS phổ biến nhất 2025
CMS là gì? Danh sách các hệ thống CMS phổ biến nhất 2025

CMS là gì? Danh sách các hệ thống CMS phổ biến nhất 2025

CMS là gì? Danh sách các hệ thống CMS phổ biến nhất 2025

Thùy Lê, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Thùy
Ngày đăng: 14/04/2024-Cập nhật: 16/12/2024
gg news

Nhiều người thắc mắc không biết hệ thống quản trị nội dung CMS là gì, phần mềm CMS là gì? Trong bài viết này, Sforum sẽ giúp bạn biết được chính xác về nền tảng CMS là gì. Từ đó, giúp bạn có được trải nghiệm sử dụng CMS một cách hiệu quả. Tham khảo bài viết ngay để có thể dễ dàng ứng dụng nền tảng này vào công việc bạn nhé.

CMS là gì?

Trước tiên, bạn cần biết được hệ quản trị nội dung CMS là gì, nền tảng CMS làgì? Tên đầy đủ của nền tảng này là Content Management System. CMS là phần mềm được dùng để quản lý, chỉnh sửa nội dung số như hình ảnh, âm thanh, văn bản, video,...

CMS được xây dựng để doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc quản lý thông tin, nội dung trên website. Nó giúp người dùng có thể dễ dàng vận hành được trang web mà không cần đến sự hỗ trợ quá nhiều của IT.

Tìm hiểu CMS là gì

Cơ chế hoạt động của CMS

Vậy cơ chế hoạt động của hệ thống CMS là gì? Đây là nền tảng mà các quản trị viên cần sử dụng để quản lý trang web hiệu quả hơn. CMS hoạt động với hai thành phần chính là CMA và CDA.

  • CMA (quản lý nội dung): Người dùng có thể sáng tạo, sửa đổi, xóa nội dung mà không cần biết nhiều về HTML.
  • CDA (phân phối nội dung): Bao gồm các dịch vụ back-end, có tác dụng trong việc quản lý và phân phối thông tin khi bạn đã tạo nội dung trên CMA.

Để dùng nền tảng này thì bạn cần cài đặt CMS cho trang web trên máy chủ. Để sử dụng thì bạn chỉ cần đăng nhập vào bằng trình duyệt web trên thiết bị của bạn. Trong giao diện quản trị, bạn có thể thoải mái sáng tạo và chỉnh sửa nội dung trên trang web. Sau khi sáng tạo nội dung, hệ thống tự động xuất ra HTML nhằm để hiển thị thông tin trên website.

Cơ chế hoạt động của CMS là gì

Laptop là thiết bị giúp bạn xây dựng website từ nền tảng CMS hiệu quả. Dưới đây là danh sách những dòng laptop chất lượng thuộc nhiều phân khúc khác nhau. Tham khảo để tìm ra được thiết bị ứng ý tại CellphoneS nhé:

[Product_Listing categoryid='380' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/laptop.html' title='Danh sách Laptop đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']

Chức năng cơ bản của hệ thống CMS là gì?

Tiếp theo, bạn hãy tìm hiểu về những chức năng cơ bản của nền tảng CMS là gì. Hệ thống này được đánh giá là khá hữu ích trong việc quản lý, vận hành trang web. Dưới đây là một số chức năng cơ bản của hệ thống CMS mà bạn nên biết:

  • Sáng tạo, lưu trữ nội dung: Bạn có thể thoải mái tạo được những nội dung chất lượng từ văn bản, hình ảnh, video,... Bạn không gặp trở ngại trong việc sử dụng server, nhập mã code.
  • Chỉnh sửa nội dung dễ dàng: CMS lưu trữ được nội dung dưới dạng nháp để bạn thuận tiện trong việc chỉnh sửa. Bạn có thể điều chỉnh về lỗi chính tả, cập nhật thông tin bị thiếu, thêm nội dung mới.
  • Hỗ trợ chia sẻ nội dung: Các CMS hiện nay có khả năng chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,… Chức năng này giúp tăng khả năng tiếp cận cho trang web.
  • Phân quyền hoặc quản lý: CMS sẽ cho phép người dùng truy cập, chỉnh sửa hoặc giới hạn quyền quản lý của họ. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng phân chia công việc cho từng cá nhân. Từ đó, việc giám sát và theo dõi lịch sử hoạt động của từng người được hiệu quả hơn.

Chức năng cơ bản của hệ thống CMS là gì

Phân loại CMS hiện nay

Sau khi biết được phần mềm CMS là gì, bạn hãy cùng Sforum phân loại các dạng CMS phổ biến hiện nay. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết 3 loại CMS mà bạn có thể tham khảo:

Tiêu chí CMS Open Source CMS tự code riêng hoặc dùng Framework có sẵn CMS mất chi phí
Định nghĩa Là CMS có mã nguồn công khai, người dùng có thể truy cập và sửa đổi mã nguồn. Là hệ thống quản lý nội dung mà bạn có thể tùy chỉnh theo mong muốn cụ thể của bạn. Là dạng CMS được xây dựng sẵn và tốn phí, người dùng không cần tùy chỉnh thêm.
Ưu điểm CMS Open Source có tính linh hoạt cao, có cộng đồng hỗ trợ, miễn phí khi sử dụng. Có tính linh hoạt cao, tự xây dựng trang web theo ý muốn, có được khả năng tích hợp tốt với những hệ thống khác. Được hỗ trợ và bảo trì từ nhà cung cấp, dễ sử dụng với đầy đủ tính năng quản trị website.
Nhược điểm Quản trị viên cần có chuyên môn, kỹ năng để điều chỉnh và bảo trì CMS. Chi phí cao, thời gian phát triển lâu, cần có đội ngũ phát triển chuyên nghiệp để hoàn thiện. Không linh hoạt bằng CMS mã nguồn mở, cần chi phí duy trì định kỳ.
Ví dụ WordPress, Magento, Opencart, Prestashop Laravel, Django, Ruby on Rails. Squarespace, Wix, Shopify.
Đối tượng dùng phù hợp Cá nhân, doanh nghiệp, người có kỹ năng lập trình Tổ chức, doanh nghiệp Cá nhân, doanh nghiệp

 

Phân loại CMS là gì

 

Lợi ích khi sử dụng phần mềm CMS

Vậy lợi ích khi xây dựng phần mềm CMS là gì? Để biết được chi tiết những lợi ích đó, bạn hãy cùng Sforum tham khảo nội dung bên dưới đây. Tin chắc bạn sẽ khá bất ngờ về những điều tuyệt vời mà CMS mang đến cho website của bạn.

Dễ dàng quản lý nội dung website

Việc quản lý nội dung, bài viết trên những trang web lớn không phải là điều dễ dàng. Vì thế, người dùng rất cần một hệ thống có khả năng phân quyền để các quản trị viên có thể quản lý, cập nhật nội dung thuận tiện. CMS là nền tảng giúp người quản lý chính quản lý được từng thành viên được phân quyền trên website.

 

Lợi ích của CMS là gì

 

Không yêu cầu quản trị web có kiến thức lập trình

Không phải ai cũng am hiểu hết về kiến thức lập trình trên một website. Vì thế, CMS chính là trợ thủ đắc lực giúp người dùng quản lý, xây dựng trang web hiệu quả. Nó không đòi hỏi người dùng phải biết quá nhiều kiến thức chuyên môn về lập trình. Chỉ cần bạn biết được những thao tác sử dụng cơ bản là đã có thể quản lý các hoạt động trên website.

Tối ưu chi phí nhân sự và hoạt động marketing online

Chọn sử dụng nền tảng CMS là cách giúp bạn tiết kiệm được chi phí và thời gian hiệu quả. Với cách quản lý website thủ công, bạn sẽ tốn chi phí thuê người quản lý và kiểm tra lỗi trên website. Hệ thống CMS gần như miễn phí với những tính năng cơ bản hỗ trợ quản lý tự động. Góp phần giúp cá nhân, doanh nghiệp tiết kiệm được một khoảng tiền không nhỏ.

Với hệ thống CMS, các chiến dịch Email Marketing, Content Marketing cũng được thực hiện hiệu quả hơn. Vì người dùng có thể tiến hành thu thập email rồi áp dụng tính năng chia sẻ qua trang mạng xã hội, chatbot tự động,... Góp phần giúp hoạt động marketing online được diễn ra thành công hơn.

Lợi ích thứ 3 của CMS là gì

Tăng tương tác với người dùng

Những tính năng được tích hợp giúp tăng tương tác với người dùng trên CMS như chia sẻ, like, comment,… Nó sẽ giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc tương tác, đặt câu hỏi trực tiếp một cách nhanh chóng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Những phản hồi từ khách hàng còn giúp doanh nghiệp cải thiện được chất lượng sản phẩm.

Top 10 CMS đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Sau khi tìm hiểu chi tiết về hệ thống CMS là gì, phần mềm CMS là gì, hãy cùng Sforum tìm hiểu 10 CMS được dùng phổ biến dưới đây:

  • WordPress: Nó giúp bạn tạo được trang web chuyên nghiệp, đẹp mắt mà không cần viết code. WordPress sử dụng 2 ngôn ngữ lập trình là MySQL và PHP.
  • Wix: Nền tảng này phù hợp với cá nhân, doanh nghiệp không có nhiều chi phí và kinh nghiệm xây dựng web. Thao tác sử dụng trên Wix đơn giản, giúp bạn dễ dàng tạo được website có giao diện trực quan.
  • Squarespace: Đây là dạng CMS có trả phí bao gồm 4 gói dịch vụ cho bạn lựa chọn là cá nhân, doanh nghiệp, thương mại cơ bản và thương mại nâng cao.
  • Weebly: Phần mềm cung cấp nhiều tính năng cho người dùng từ cơ bản đến nâng cao để xây dựng website. Ra mắt vào năm 2007 nhưng đến nay nền tảng Weebly vẫn rất được ưa chuộng.
  • Typo3: Đây là phần mềm được lập trình trên ngôn ngữ PHP. Typo3 có thể hoạt động ổn định trên đa dạng các hệ điều hành phổ biến như Microsoft, Linux, Mac OS…
  • Joomla: Phần mềm này cũng được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Bạn có thể dễ dàng vận hành Joomla mà không cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia.
  • Drupal: Phần mềm này thường được dùng cho các website có quy mô trung bình đến lớn. Phù hợp với những trang web chuyên về tin tức và thương mại điện tử.
  • Dotclear: Nền tảng này được ra mắt vào năm 2002, trở thành CMS đáng tin cậy cho nhiều trang web. Pháp là đất nước mà nền tảng này được ứng dụng rộng rãi.
  • Google sites: Đơn giản, dễ dùng và dễ quản lý là ưu điểm của phần mềm này. Nó còn mang đến nhiều tiện ích khác như Google Drive, Google Maps, Google Docs,...
  • SilverStripe: Phần mềm có thiết kế linh hoạt với nhiều tiện ích như SEO, soạn thảo, chỉnh sửa nội dung website.

 

Các phần mềm CMS là gì

 

Qua bài viết trên, Sforum đã giúp bạn biết được hệ thống quản trị nội dung CMS là gì? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng website. Nếu còn thắc mắc nào về chủ đề nền tảng CMS là gì, hãy để lại bình luận bạn nhé.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tôi là Thuỳ Lê, là một người làm công việc phát triển nội dung với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và game. Tôi biết cách xây dựng ý tưởng, nắm bắt kịp thời các xu hướng mới nhất để cập nhật nội dung phù hợp và hấp dẫn mỗi ngày. Mục tiêu của tôi là cho ra đời những bài viết hay, có giá trị và hữu ích với người đọc. Tôi cũng không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu tài liệu, chọn lọc để mang đến bạn những nguồn thông tin chuẩn xác nhất. 




Bình luận (0)

sforum facebook group logo