DIA mmHg là gì? Chỉ số bao nhiêu là tốt? Cách đo huyết áp


Nhiều người thắc mắc không biết chỉ số huyết áp DIA mmHg là gì? Trong bài viết này, Sforum sẽ cho bạn biết tất tần tật về chỉ số này. Đồng thời, còn hướng dẫn bạn sử dụng máy đo huyết áp điện tử và cách để phòng ngừa huyết áp cao hiệu quả. Tham khảo ngay để tích lũy được nhiều kiến thức hay về chỉ số DIA mmHg bạn nhé.
DIA mmHg là gì? Chỉ số huyết áp bao nhiêu là tốt?
DIA mmHg được biết đến là chỉ số tâm trương, tức là chỉ số huyết áp thấp nhất ở mạch máu diễn ra giữa các lần co bóp của tim trong lúc cơ tim giãn ra. Trong máy đo huyết áp, chỉ số DIA là viết tắt của từ DIAstole.
Như vậy chỉ số DIA mmHg bao nhiêu là tốt? Theo nghiên cứu thì chỉ số huyết áp DIA mmHg đạt trong khoảng từ 60-90mmHg sẽ là tốt nhất. Nếu huyết áp đo được ở dưới chỉ số 60mHg được xem là huyết áp thấp, và chỉ số trên mức 90mHg là huyết áp cao. Chính vì vậy bạn nên theo dõi thường xuyên để có biện pháp phòng tránh hợp lý, hãy xem tiếp nội dung sau đây để có thể hiểu hơn về
Cách đọc chỉ số DIA mmHg
Để biết được cách đọc chỉ số DIA mmHg như thế nào cho đúng? Bạn hãy theo dõi thông tin bên dưới đây. Sforum sẽ giúp bạn biết được chỉ số huyết áp bình thường, cao hoặc thấp là ở mức nào. Từ đó, giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn, tránh mắc phải những bệnh nguy hiểm.
Chỉ số huyết áp bình thường
Kiểm tra chỉ số DIA mmHg sẽ giúp bạn đánh giá được tình hình sức khỏe hiện tại. Bạn sẽ biết được hệ tim mạch và hệ tuần hoàn của cơ thể có hoạt động ổn định hay không. Chỉ số huyết áp bình thường trên cơ thể người rơi vào mức từ 60mmHg đến 90mmHg. Đây là thời điểm cơ thể đang trong trạng thái bình thường, không bị huyết áp cao hoặc thấp.
Chỉ số huyết áp cao
Khi đo huyết áp mà hiển thị kết quả trên 90mmHg thì bạn đang gặp tình trạng huyết áp cao. Đây là vấn đề bệnh lý khá nguy hiểm mà bạn nên đặc biệt cẩn thận. Vì nếu bạn không kịp thời điều trị sớm có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Huyết áp cao gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của bệnh nhân.
Nếu muốn mua máy đo huyết áp mới thì bạn có thể tham khảo những gợi ý bên dưới đây. Danh sách bao gồm các dòng máy đo huyết áp chất lượng được nhiều khách hàng lựa chọn tại CellphoneS:
[Product_Listing categoryid='1987' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/nha-thong-minh/suc-khoe-lam-dep/may-do-huyet-ap.html' title='Các sản phẩm máy đo huyết áp đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
Chỉ số huyết áp thấp
Trong trường hợp bạn đo huyết áp và hiển thị kết quả dưới 60mmHg thì là huyết áp thấp. Tình trạng huyết áp thấp khiến áp lực trong những mạch máu không đủ mạnh để vận chuyển máu giàu oxy đến các bộ phận trên cơ thể. Tương tự với huyết áp cao, huyết áp thấp cũng gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là não và tim.
Các triệu chứng khi bị huyết áp (DIA mmHg)
Các triệu chứng khi bị huyết áp thường diễn ra một cách âm thầm, khiến bệnh nhân khó nhận biết. Đây được xem là bệnh lý khá nguy hiểm, đặc biệt là với những người lớn tuổi. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là dẫn đến tử vong.
Để biết được triệu chứng khi bị tăng huyết áp DIA mmHg là gì, bạn hãy xem thông tin bên dưới:
- Đau đầu, chóng mặt.
- Mỏi vai gáy, cơ thể mệt mỏi.
- Buồn nôn.
- Đánh trống ngực.
- Mắt nhìn bị mờ.
Những lưu ý khi đo huyết áp để chỉ số DIA mmHg chuẩn nhất
Để chỉ số DIA mmHg hiển thị đúng khi đo huyết áp, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Nghỉ ngơi 5 đến 10 phút trước khi đo huyết áp: Việc này giúp tâm trạng và huyết áp của bạn được ổn định, khi đo kết quả cũng chuẩn xác hơn.
- Tự thế ngồi thoải mái: Bạn hãy để cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay cần ngang với mức tim. Chân bạn đặt chạm sàn và không bắt chéo.
- Không nên ăn uống, nói chuyện, di chuyển khi đo huyết áp: Việc này sẽ khiến huyết áp tăng cao dẫn đến kết quả không đúng.
- Vị trí quấn vòng bít cần nằm ngang tim: Chỉ số huyết áp sẽ giảm đi 10 mmHg nếu vị trí vòng bít cao hơn tim 10cm và ngược lại.
- Đo huyết áp ít nhất 2 lần/ngày: Giúp bạn theo dõi đúng sự thay đổi của huyết áp trong ngày.
- Ghi lại kết quả mỗi lần đo: Giúp bạn dễ dàng theo dõi và so sánh kết quả sau mỗi lần đo.
- Theo dõi pin của máy đo huyết áp: Nhằm đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định, cho ra kết quả chuẩn xác.
Cách đo chỉ số huyết áp DIA mmHg đúng cách
Dưới đây là nội dung về cách đo chỉ số huyết áp DIA mmHg đúng cách mà bạn nên biết. Thông tin sẽ giúp bạn biết được chỉ số trên máy và cách thực hiện chính xác. Góp phần giúp bạn biết được tình trạng huyết áp hiện tại của mình.
Các chỉ số trên máy đo huyết áp
Các chỉ số hiển thị trên máy đo huyết áp đa phần đều tương tự như nhau bao gồm:
- Ký hiệu SYS (mmHg): Chỉ số huyết áp tâm thu
- Ký hiệu DIA (mmHg): Chỉ số huyết áp tâm trương
- Ký hiệu Pulse/min: Nhịp tim/phút
Thực hiện đo huyết áp
Trước khi đo huyết áp: Bạn ngồi ghế tựa, tay duỗi thẳng trên bàn và khủy tay đặt ngang với tim. Bạn cần ngồi thẳng lưng và tựa vào ghế, chân chạm đất và không bắt chéo, bạn nên mặc áo cộc tay.
Tiến hành đo huyết áp:
- Bạn quấn băng vải vào bắp tay, không quấn quá lỏng hoặc quá chặt.
- Đặt máy ngang vị trí tim hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Vận hành máy theo hướng dẫn được ghi trên từng loại máy đo huyết áp rồi ghi lại kết quả.
- Lần đo đầu tiên cần đo cả hai bên tay, tay dùng để đo huyết áp cho lần sau là tay có huyết áp cao hơn. 2 lần đo huyết áp cần cách nhau ít nhất là 1 đến 2 phút.
- Nếu 2 lần đo kết quả chênh nhau trên 10mmHg thì cần đo lại từ đầu sau khoảng 5 phút nghỉ.
Cách phòng ngừa huyết áp (DIA mmHg) tăng cao
Để phòng ngừa huyết áp tăng cao, bạn cần chú ý các vấn đề như sau:
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên để kịp thời phát hiện và chữa trị.
- Hạn chế ăn mặn, chất béo, uống rượu bia,... Tăng cường các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau xanh, hoa quả tươi,...
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
- Cố gắng duy trì cân nặng ở mức phù hợp để không bị tăng huyết áp.
- Có chế độ ngủ nghỉ khoa học kết hợp với lối sống lành mạnh và luyện tập thường xuyên.
Qua bài viết trên, Sforum đã giúp bạn biết được chỉ số huyết áp DIA mmHg là gì? Ngoài ra còn hướng dẫn bạn cách đo huyết áp chi tiết để có được kết quả chuẩn xác nhất. Nếu còn thắc mắc về nào khác về việc đo huyết áp, hãy để lại bình luận phía dưới bạn nhé.
- Xem thêm chuyên mục: Máy đo huyết áp

Bình luận (0)