Feedback là gì? Ý nghĩa của Feedback trong doanh nghiệp


Feedback là gì trong kinh doanh, bán hàng online. Cụm từ này mang nhiều ý nghĩa tích cực cho người bán hàng. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này mời bạn đọc cùng Sforum tham khảo thông tin bài viết dưới đây nhé.
Feedback là gì?
Feedback là những nhận xét phản hồi của khách hàng về vấn đề nào đó. Trong kinh doanh feedback rất quan trọng và cần thiết. Khi có những phản hồi, đánh giá nhận xét của khách hàng về sản phẩm dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện nhiều hơn.
Feedback này thường được gửi qua email, tin nhắn, gọi điện hoặc bình luận,... Nội dung chính của feedback có thể là những thắc mắc, cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ,...
Bạn sẽ thường hay bắt gặp những feedback ở trên các trang mạng xã hội phổ biến. Có thể kể đến như: Facebook, Zalo, Instagram hay các sàn thương mại điện tử,... Những phản hồi này có thể xuất hiện bất cứ nơi nào có sự tương tác giữa người với người.
Feedback đối với doanh nghiệp
Hầu hết mọi người đều biết Feedback rất quan trọng với doanh nghiệp. Tuy nhiên ít ai biết rằng ý nghĩa thật sự của Feedback là gì đối với doanh nghiệp? Cùng Sforum tìm hiểu rõ hơn về cách một doanh nghiệp nhìn nhận và phát triển thông qua các phản hồi của khách hàng.
Đánh giá những điểm không tốt, điểm còn thiếu sót
Khi đón nhận những phản hồi của khách hàng, đối tác, bạn bè sẽ giúp bạn nhận ra điểm thiếu sót của mình. Đối với những feedback mang tính đóng góp, xây dựng thì đây là một việc rất tích cực nên tham khảo. Nếu bạn biết lắng nghe có chọn lọc, tiếp thu nó sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống.
Nhận biết được điểm tốt để phát huy tối đa
Với những feedback của khách hàng về những mặt tốt của sản phẩm sẽ mang đến nhiều lợi ích. Khi đó các cá nhân, doanh nghiệp sẽ nhận biết được điểm tốt của mình để phát huy nó. Từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn nữa để mang đến lợi ích cho mình.
Là thước đo sự hài lòng của khách hàng
Khi hiểu feedback là gì thì bạn sẽ biết đây là 1 công cụ hữu ích để đo lường sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó nó còn cho biết cảm nhận của người đối diện bạn đang, đã tiếp xúc. Khi có những phản hồi này sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển dịch vụ của mình tốt hơn. Họ sẽ biết cách cải thiện, đưa ra phương pháp thu hút khách hàng để tăng doanh thu cho mình.
Phân biệt 2 dạng feedback phổ biến hiện nay
Feedback được phân chia ra làm 2 loại đó là phản hồi tích cực và phản hồi xây dựng. Chi tiết từng loại:
Positive feedback - Phản hồi dạng tích cực
Positive feedback là dạng phản hồi tích cực, khen ngợi và mang tính thúc đẩy. Đây chính là động lực khuyến khích cá cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
Ví dụ: Khi bạn mua 1 sản phẩm, dịch vụ nào đó tốt có lợi ích cho mình thì chắc chắn bạn sẽ thích thú. Lúc này bạn sẽ có những phản hồi tích cực, thái độ vui vẻ và tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Đây được xem như là một dạng phản hồi tích cực.
Constructive feedback - Phản hồi xây dựng
Dạng phản hồi này là bạn sẽ nhận được kết quả không như mong muốn. Feedback này sẽ mang tính xây dựng giúp các cá nhân, doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, hoàn thiện hơn. Phản hồi xây dựng sẽ chỉ ra những điểm thiếu sót, điểm chưa ưng ý hoặc lỗi lầm ở sản phẩm, dịch vụ bán hàng.
Ranh giới giữa phản hồi xây dựng và lời chê trách rất là mong manh, khó nhận biết. Vì vậy bạn hãy chú ý đến giọng điệu cũng như thể hiện sự đồng cảm khi nhận những phản hồi đó.
Cách để có những feedback tích cực từ phía khách hàng
Để nhận được những feedback phản hồi tích cực thì bạn phải mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt. Khi quảng bá, truyền thông bạn đừng quá phóng đại chúng không đúng với thực tế. Bởi khi khách hàng sử dụng sẽ biết ngay sản phẩm không đúng mô tả. Lúc đó lập tức họ sẽ đưa ra phản hồi tiêu cực là bạn đang lừa dối khách hàng.
Ngoài ra, trước khi ra mắt sản phẩm, dịch vụ thì bạn cần phải nghiên cứu thị trường. Hãy dành nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ bạn mới đưa ra được hướng đi đúng đắn. Khi đó bạn sẽ tiếp cận được đúng khách hàng target của mình. Từ đó sẽ nhận được những feedback phản hồi tích cực từ đối tượng hướng đến.
Bạn có thể xem thêm Target là gì để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này trong chiến lược marketing cũng như kinh doanh của bạn.
Một số thuật ngữ liên quan đến Feedback
Feedback assistant là gì?
Feedback assistant là một công cụ hoặc ứng dụng cho phép người dùng gửi phản hồi về trải nghiệm của họ với một sản phẩm hoặc dịch vụ. Phản hồi này có thể bao gồm báo cáo lỗi, đề xuất cải tiến hoặc đơn giản là chia sẻ suy nghĩ của người dùng. Ví dụ như Feedback Assistant của Apple cho phép người dùng có thể báo cáo lỗi và gửi phản hồi về hệ điều hành macOS.
Haptic feedback là gì?
Haptic feedback là Phản hồi xúc giác. Đây là một loại phản hồi cảm giác mà người dùng cảm nhận được khi tương tác với thiết bị điện tử. Phản hồi này thường được tạo ra bằng cách rung động hoặc di chuyển nhẹ thiết bị. Ví dụ với điện thoại thông minh có thể sử dụng aptic feedback để báo hiệu cho người dùng khi họ đã nhấn nút.
Chụp Feedback nghĩa là gì?
Chụp feedback là hành động shop chụp lại những tin nhắn phản hồi tích cực, hình ảnh mà khách hàng sử dụng sản phẩm đẻ đăng lên mạng xã hội. Mục đích là để tăng sự tin tưởng và ủng hộ từ phía khách hàng khác.Khi hiểu rõ feedback là gì bạn sẽ có những thay đổi mới về cách bán hàng của mình. Đây chính là công cụ đánh giá, phản hồi của khách hàng tốt nhất về sản phẩm, dịch vụ bán hàng hữu hiệu nhất. Với những gì Sforum chia sẻ, hy vọng bạn sẽ ứng dụng tốt công cụ này để bùng nổ doanh số.

Bình luận (0)