Gaslighting là gì? Cách nhận biết Gasligting chốn công sở


Chắc hẳn đối với nhiều người thì nghĩa của cụm từ gaslighting là gì sẽ khá là xa lạ và không thực sự biết nó có ý nghĩa như thế nào. Theo đó, gaslighting, hay thao túng tâm lý, là một hình thức lạm dụng tâm lý và cảm xúc. Hiện tượng này thường xảy ra phổ biến xung quanh đời sống của chúng ta, từ tình yêu cho đến môi trường công sở. Hãy cùng Sforum tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ gaslighting là gì, dấu hiệu nhận biết, cách đối phó gaslighting ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Gaslighting là gì?
Gaslighting là một hình thức thao túng tâm lý bằng cách sử dụng những câu chuyện sai sự thật một cách liên tục để khiến cho nạn nhân nghi ngờ về khả năng nhận thức và đánh giá sự thật của chính họ, cũng như giá trị và sự tự tin của bản thân. Thủ phạm không chỉ sử dụng phương pháp này để kiểm soát trong mối quan hệ cá nhân mà còn có thể trong mối quan hệ bạn bè, gia đình và thậm chí là đồng nghiệp. Gaslighting có thể gây ra những tác động nghiêm trọng lên sức khỏe tinh thần, làm suy yếu lòng tự trọng và sức phản kháng của nạn nhân.
Nguồn gốc của gaslighting
Thuật ngữ gaslighting hay cụm từ gaslighting xuất phát từ một vở kịch người Anh năm 1938 có tên 'Gas Light', mô tả việc nhân vật Jack Manningham thực hiện nhiều phương pháp bạo hành tâm lý để khiến vợ mình tin rằng cô ấy đang điên dại. Trong vở kịch, Jack thậm chí đã thay đổi cường độ ánh sáng của đèn gas trong nhà và sau đó phủ nhận sự thay đổi đó, từ đó tạo ra cảm giác hoang mang, bất ổn và khiến cho người vợ tự nghi ngờ về cảm xúc, nhận thức của mình.
Qua quá trình đó, kẻ bạo hành Jack Manningham có thể giành được quyền kiểm soát hoàn toàn nạn nhân. Gaslighting là một hình thức bạo hành tâm lý cực kỳ nguy hiểm vì nó khiến nạn nhân không còn tin vào chính mình, làm tăng thêm khó khăn trong việc nhận ra và thoát khỏi mối quan hệ toxic này.
Mục đích khi gaslighting là gì?
Sau khi đã biết nghĩa của cụm từ/ thuật ngữ gaslighting là gì thì chắc hẳn bạn đã phần nào biết được mục đích của nó rồi đúng không nào? Cụ thể, gaslighting có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát, thao túng và lợi dụng người khác để đạt được lợi ích cá nhân. Điều này thường xảy ra trong các mối quan hệ độc hại, không lành mạnh, trong đó một bên cố gắng chi phối và có quyền lực hơn người kia. Dưới đây là một số mục đích của việc gaslighting mà bạn có thể thường xuyên bắt gặp:
- Kiểm soát: Gaslighting giúp cho kẻ lạm dụng kiểm soát được hành động, cảm xúc và tinh thần của nạn nhân. Theo đó, khi nạn nhân đã bị làm cho rối loạn và hoang mang, họ sẽ có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào kẻ đó.
- Tự bảo vệ: Một số người có thể sử dụng gaslighting để bảo vệ chính mình khỏi sự chỉ trích và né tránh trách nhiệm cho một hành động sai trái nào đó. Họ có thể làm cho người khác nghi ngờ vào lời nói, nhận thức của mình về sự việc đó để tránh bị gán tội.
- Đạt được mục tiêu cá nhân: Kẻ thao túng có thể sử dụng kỹ thuật tương tác này để đạt được mục tiêu cá nhân của họ, bất kể nó có hại và gây ảnh hưởng đến người khác như thế nào.
- Muốn chứng tỏ bản thân: Gaslighting cũng xảy ra khi ai đó có tam quan lệch lạc, muốn chứng tỏ rằng họ có giá trị hơn người khác và tham vọng muốn flexing hay khoe mẽ một cách thiếu chính đáng.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đồng nghiệp gaslighting
Gaslighting là một hành vi độc hại có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong môi trường làm việc của bạn. Vì thế, nhận biết dấu hiệu gaslighting là vô cùng quan trọng để bảo vệ tâm lý và sức khỏe của chính bản thân mình. Dưới đây là một số các dấu hiệu cần chú ý khi bạn nghi ngờ ai đó đang cố gắng gaslighting mình tại nơi làm việc:
Bàn tán tiêu cực để bạn hoài nghi về bản thân
Người gaslighting có thể làm mọi người xung quanh đưa ra lời bàn tán tiêu cực nhắm vào bạn. Họ có thể núp dưới lý do đang quan tâm đến bạn nhưng lại có xu hướng khuếch đại sự thật lên. Điều này có thể khiến bạn hoài nghi về năng lực của bản thân và tăng cảm giác cô đơn.
Loại bỏ bạn khỏi các dự án quan trọng
Ban đầu thì lấy lý do là quên nhưng lâu dần thì họ vẫn liên tục loại bạn khỏi những dự án quan trọng của đội nhóm. Khi nhận thấy rằng vai trò của mình bị phớt lờ và bạn không được phép tham gia vào các dự án thì rất có thể bạn đang nằm trong tầm ngắm của gaslighting.
Thường xuyên nói dối về bạn
Một trong những dấu hiệu rõ ràng của gaslighting là thường xuyên nói dối hay dựng chuyện về bạn. Họ có thể nghĩ ra và dàn dựng những tình tiết, sự kiện không có thật để tạo ra một cái nhìn tiêu cực về bạn. Điều này sẽ khiến mọi người hiểu lầm về bạn, từ đó tác động đến tâm lý khiến bạn nghĩ rằng mình là một người không đáng tin cậy.
Liên tục hạ thấp bạn trong các cuộc họp
Người gaslighting sẽ cố tình hạ thấp năng lực của bạn trong các cuộc họp công ty hay các cuộc gặp mặt, trò chuyện công việc. Họ có thể công khai chỉ trích, đánh giá bạn một cách không công bằng, mục đích chỉ để tấn công và làm bạn “bẽ mặt” trước mọi người.
Chế nhạo dai dẳng
Khi ai đó thường hay chế nhạo, hạ thấp bạn dưới dạng một lời nói “đùa', nhưng thực chất là để phủ nhận công việc mà bạn làm. Những câu nói này thường kết thúc bằng những cụm từ thảo mai như 'Giỡn tí á mà!', “Đùa tí thôi!', “Làm gì mà căng thế” hay bắt đầu bằng “Không có ý gì đâu, nhưng mà...”.
Đổ lỗi và cô lập bạn
Người gaslighting có thể đổ tội cho bạn về những vấn đề, sự kiện xảy ra không phải lỗi của bạn. Sau đó, họ sẽ cố gắng cô lập bạn bằng cách khiến cho bạn cảm thấy rằng mình không được đón nhận và tin tưởng trong môi trường làm việc.
Thao túng bằng lời nói toxics
Một cách khác để gaslighting là liên tục thao túng bạn bằng cách sử dụng những lời nói toxics để làm cho bạn cảm thấy mình đã làm sai và cảm thấy có lỗi. Họ có thể phủ nhận những gì bạn đã làm hoặc đổ lỗi cho bạn.
Hậu quả đáng lo ngại của gaslighting là gì?
Gaslighting tại môi trường làm việc có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ cho cá nhân bị lạm dụng mà còn ảnh hưởng đến cả văn hóa doanh nghiệp. Một số hậu quả tiêu biểu có thể kể đến như sau:
- Suy giảm năng suất: Người bị gaslighting thường phải đối mặt với sự mất tập trung, luôn cảm thấy mệt mỏi, từ đó giảm khả năng đưa ra quyết định, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
- Sức khỏe tinh thần: Gaslighting có thể gây ra overthinking đến mức trầm cảm, lo âu, stress và cảm giác mất tự tin. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc mà còn gây hại cho sức khỏe tinh thần, nhận thức của người bị lạm dụng.
- Tăng khả năng nghỉ việc: Người bị lạm dụng thường cảm thấy bất lực, hoang mang và mất định hướng. Từ đó có thể dẫn đến việc họ quyết định nghỉ việc, gây ảnh hưởng đến độ ổn định nhân sự.
- Môi trường làm việc tiêu cực: Gaslighting tạo ra một môi trường làm việc đầy áp lực, căng thẳng và độc hại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân bị tác động mà còn có thể làm giảm động lực của tất cả nhân viên trong văn phòng.
Cách để vượt qua gaslighting chốn công sở
Gaslighting có thể để lại những vết thương không thể tưởng tượng được đối với tâm hồn của bất kỳ cá nhân nào. Vì thế, để tránh trở thành nạn nhân cũng như không lún quá sâu vào trường hợp này, bạn có thể làm những điều sau:
Tập trung làm tốt việc của mình
Quản lý tốt cảm xúc và công việc giúp bạn có thể tránh khỏi vòng xoáy thao túng. Trong công việc, hãy thiết lập mục tiêu cụ thể, không ngừng trau dồi và làm việc với tinh thần học hỏi, cầu tiến. Còn trong cuộc sống, bạn hãy suy nghĩ tích cực, duy trì vận động để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần.
Luôn làm ngơ trước động thái của đối phương
Mục đích của Gaslighting là hạ bệ, bôi xấu bạn và khiến bạn nghi ngờ về giá trị bản thân. Do đó, thay vì tìm hiểu lý do tại sao họ lại hành động như vậy, bạn hãy dành thời gian để chăm sóc, phát triển bản thân và bỏ qua những điều tiêu cực.
Tìm kiếm “đồng minh”
Hãy tìm cho mình những người “đồng minh” mà bạn tin tưởng để chia sẻ về tình trạng của bản thân. Họ có thể giúp bạn chữa lành tinh thần hay đưa ra những lời khuyên hữu ích, giúp bạn duy trì sự cân bằng tinh thần, cảm xúc để chống lại những kẻ thao túng.
Luôn luôn tin tưởng bản thân
Dù thế nào đi nữa, điều quan trọng nhất vẫn là luôn tin tưởng bản thân. Khi bạn lắng nghe chính mình và xác định mọi cơ sở, mục tiêu của bản thân thì không ai có thể lay chuyển được tinh thần, nhận thức của bạn.
Sẵn sàng rời bỏ môi trường toxic
Sự hiện diện của gaslighting cho thấy môi trường làm việc đó đầy căng thẳng, độc hại và bạn không thể nào phát triển, gắn bó lâu dài ở đó được. Vì thế, nếu cảm thấy nơi này không còn phù hợp với mình nữa, bạn có thể rời đi và tìm một môi trường mới lành mạnh và phù hợp hơn.
Như vậy, bài viết trên đây của Sforum đã giải đáp cho các bạn đọc thuật ngữ, cụm từ gaslighting là gì và những dấu hiệu nhận biết, cách đối phó. Hiểu rõ về nghĩa của cụm từ gaslighting là gì không chỉ giúp bạn bảo vệ được bản thân mà còn có thể hỗ trợ người khác nếu gặp tình huống tương tự. Hãy nhớ lưu lại bài viết và chia sẻ rộng rãi đến mọi người xung quanh nhé!
Tham khảo các mẫu laptop mới nhất và có mức giá vô cùng ưu đãi hiện đang được phân phối tại CellphoneS ngay dưới đây nhé!
[Product_Listing categoryid='380' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/laptop.html' title='Danh sách Laptop đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']

Bình luận (0)