Trang chủThị trường
Hành trình phát triển và lột xác của SIM: Từ hình dạng như thẻ tín dụng, SIM dần trở nên “tiêu biến”
Hành trình phát triển và lột xác của SIM: Từ hình dạng như thẻ tín dụng, SIM dần trở nên “tiêu biến”

Hành trình phát triển và lột xác của SIM: Từ hình dạng như thẻ tín dụng, SIM dần trở nên “tiêu biến”

Hành trình phát triển và lột xác của SIM: Từ hình dạng như thẻ tín dụng, SIM dần trở nên “tiêu biến”

An Đông Nghệ, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
An Đông Nghệ
Ngày cập nhật: 10/05/2023
gg news
Xuôi theo dòng chảy phát triển của điện thoại, SIM card cũng có sự thay đổi và lột xác không ngừng với kích thước nhỏ dần theo thời gian.

Những thế hệ thẻ SIM đầu tiên

SIM được viết tắt bởi cụm từ Subscriber Identity Module, có thể hiểu là mô-đun nhận dạng thuê bao, lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1991. Thẻ SIM về cơ bản là bộ não của điện thoại, giúp bạn giữ liên lạc với mạng GSM (Global System of Mobile Communications: Hệ thống thông tin toàn cầu), có vai trò lưu trữ thông tin cần thiết để xác thực, cho phép điện thoại của người dùng truy cập vào mạng GSM và cho phép các mạng GSM theo dõi điện thoại của bạn (số phút gọi, tin nhắn, sử dụng dữ liệu,...).

Các thẻ SIM mạng đầu tiên trông rất giống với các thẻ tín dụng hỗ trợ chip SIM mà chúng ta có ngày nay. Chúng có dung lượng dữ liệu từ 32KB đến 128KB để lưu trữ các tin nhắn SMS và danh bạ điện thoại. Các phiên bản “sơ khai” chỉ có thể lưu trữ tối đa 5 tin nhắn và 20 liên hệ.

Vào năm 1996, loại thẻ SIM có kích thước thẻ tín dụng đã được thay thế bằng thẻ mini-SIM. Mini-SIM có hình dạng quen thuộc với những dòng điện thoại di động vào cuối những năm 90 và trong suốt thập kỷ tiếp theo. Mọi thiết bị di động đều có một khay có khả năng lắp thẻ mini-SIM này, người dùng có thể linh hoạt chuyển đổi SIM giữa các điện thoại.

Tiếp đó, với sự ra đời của điện thoại thông minh, các nhà sản xuất đã tìm cách thu nhỏ thẻ SIM mà vẫn duy trì tính linh hoạt và khả năng xử lí của chúng. Vào năm 2010, mini-SIM truyền thống đã được thiết kế lại thành micro-SIM. Mặc dù micro-SIM được ra mắt từ năm 2003, tuy nhiên mãi cho đến khi Apple, kẻ tạo xu hướng trong làng di động mang thiết kế này lên chiếc iPhone 4 của mình, micro-SIM mới thực sự phổ biến.

Khi iPhone 5 được phát hành, Apple đã quyết định tiếp tục thu nhỏ kích thước thẻ SIM, điều này thúc đẩy sự ra đời và phổ biến của loại SIM mới, được gọi là nano-SIM. Trong thời gian đầu, thiết kế mới này gây không ít khó khăn cho những người dùng muốn nâng cấp từ các mẫu iPhone cũ hoặc chuyển đổi từ Android qua iPhone 5. Tuy nhiên, kể từ năm 2014, hầu hết các điện thoại thông minh (cả iOS và Android) đều hỗ trợ nano-SIM, công nghệ này đã được xem là tiêu chuẩn trên smartphone.

Sự ra đời của eSIM và iSIM

Tiếp tục là một xu hướng được Apple khởi xướng, vào năm 2018, Apple đã tạo ra một trào lưu SIM mới được gọi là eSIM trên những chiếc iPhone mới nhất của mình. Thực ra Google Pixel 2 mới là chiếc smartphone cao cấp đầu tiên sử dụng eSIM thay thế cho Nano SIM, tuy nhiên giống như những gì đang xảy ra trên thị trường di động, chỉ những gì Apple làm mới có thể dễ dàng trở thành xu hướng.

eSIM là một loại SIM điện tử được thay thế cho những chiếc SIM vật lý bằng nhựa mà người dùng đã sử dụng trong suốt hàng thập kỷ qua với kích thước vô cùng nhỏ, chỉ bằng một phần của nano-SIM.

Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất esim-1536741994546862363674-1 eSIM là gì? Những smartphone nÃo trên thị trường Việt đang dùng eSIM?

Khi mà các thiết bị di động đang dần trở nên đa năng và đều có thể thực hiện việc nghe gọi, sự ra đời của eSIM là điều tất yếu. Loại SIM mới này không chỉ được tích hợp trên smartphone mà còn có thể trang bị cho những vật dụng mang tính di động, điển hình là trên smartwatch và những thiết bị khác vốn không có chỗ chứa cho 1 thẻ SIM.

Về cơ bản, eSIM là một con chip đặc biệt, một thành phần được đính ngay vào linh kiện bên trong thiết bị và không thể tháo rời. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thiết bị sẽ không có khe hở để bụi, hay các tạp chất như nước len lỏi vào bên trong phần cứng. Với eSIM, người dùng có thể dễ dàng đăng kỳ nhà mạng hoặc thực hiện việc chuyển mạng, chuyển số hay chuyển vùng quốc tế một cách dễ dàng mà không cần phải thay SIM.

Không bao lâu sau khi eSIM được ra mắt, nhà sản xuất chip di động ARM lại nghiên cứu và chế tạo ra một loại SIM mới có kích thước thậm chí còn nhỏ hơn, được gọi là iSIM. Loại SIM này được tích hợp thẳng vào chipset trung tâm (SoC) của thiết bị, có kích thước rất nhỏ, không quá 1 milimét vuông, giúp tiết kiệm không gian bên trong thiết bị và chi phí, đồng thời tăng độ bảo mật và chất lượng kết nối.

Tương tự eSIM, iSIM cũng là một thành phần không thể tháo rời, cho phép người dùng lựa chọn nhà mạng, gói dữ liệu cũng như định cấu hình một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vì được tích hợp thẳng lên chip nên loại SIM này có tính bảo mật và kết nối cao hơn.

Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất iSim-vs-eSIM-vs-nanoSIM-840x321 iSIM là gì? Khác biệt gì so với eSIM? Có những lợi ích nÃo?

Tương lai tiếp theo của thẻ SIM di động sẽ là eSIM

Mỗi millimet không gian bên trong chiếc smartphone có ý nghĩa rất lớn, do đó các nhà sản xuất đang hướng đến việc tối ưu diện tích các linh kiện bên trong smartphone, tạo nên những thiết bị mỏng và nhẹ hết sức có thể. Vì vậy, eSIM rất có thể sẽ trở thành công nghệ cốt lõi và là tiêu chuẩn của điện thoại thông minh trong những năm tới.

Việc cắt giảm đi các thành phần như thẻ nhựa, khay hoặc chip hàn sẽ giúp tối ưu diện tích bên trong smartphone, giúp các nhà sản xuất có thể tăng cường các linh kiện và công nghệ khác. Ngoài ra, việc này còn giúp giảm chi phí hóa đơn vật liệu (BOM) và chi phí sản xuất nhờ quy trình lắp ráp trở nên đơn giản và ít chuỗi cung ứng hơn.

Tiếp theo, do được gắn bên trong thiết bị nên bạn sẽ không phải lo lắng về việc rơi rớt, làm mất hay làm hỏng hóc thẻ SIM nữa. Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, việc chuyển đổi mạng hay chuyển vùng quốc tế mỗi khi đi nước ngoài sẽ không còn là mối lo ngại quá lớn đối với người dùng khi sử dụng eSIM.

Ngày nay, với sự xuất hiện của mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT), SIM đang dần được ứng dụng trong việc kết nối an toàn giữa thiết bị di động, các điểm truy cập không dây, thẻ tín dụng và vô số thiết bị khác trên toàn thế giới, đồng thời cho phép quản lí thiết bị từ xa. eSIM nhỏ hơn nhiều so với thẻ nano-SIM tiêu chuẩn, giúp các thiết bị IoT được trang bị các tính năng mạnh mẽ hơn và cho phép các thiết bị đeo có thể sử dụng công nghệ SIM.

Trong tương lai, thẻ SIM có thể giúp người dùng check in, đi xe bus không cần tiền mặt,… hoặc thậm chí là sử dụng để thay thế cho hàng loạt giấy tờ phức tạp như bằng lái, chứng minh, hộ chiếu.

Cuối cùng, bảo mật là một trong những yếu tố thuyết phục rằng eSIM sẽ trở thành chuẩn mực mới trong công nghệ SIM card. Việc sử dụng eSIM sẽ hạn chế sự truy cập vào dữ liệu cũng như can thiệp vào phần cứng của thiết bị, từ đó có thể bảo vệ vi xử lý, chống gây rối phần mềm hay phần cứng mạng.


Xa hơn nữa, sau eSIM, iSIM rất có thể sẽ là công nghệ SIM thay thế tiếp theo với hàng loạt các tiện ích rõ ràng hơn về tốc độ kết nối, khả năng bảo mật cũng như khả năng phát triển cho IoT.
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Bình luận (0)

sforum facebook group logo