Trang chủThủ thuậtMáy tính - Laptop - Tablet
Hệ điều hành Linux là gì? Ưu nhược điểm và các phiên bản
Hệ điều hành Linux là gì? Ưu nhược điểm và các phiên bản

Hệ điều hành Linux là gì? Ưu nhược điểm và các phiên bản

Hệ điều hành Linux là gì? Ưu nhược điểm và các phiên bản

Hạnh Chu
Ngày đăng: 28/05/2024-Cập nhật: 28/05/2024
gg news

Hệ điều hành Linux là gì, có ưu nhược điểm như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Sforum sẽ tổng hợp những thông tin về các phiên bản, lịch sử, chức năng, ưu nhược điểm của hệ điều hành Linux để bạn đọc hiểu rõ hơn. Cùng theo dõi ngay nhé!

Hệ điều hành Linux là gì?

Hệ điều hành Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở, dựa trên nhân Linux, được phát triển ban đầu bởi Linus Torvalds vào năm 1991. Linux có nguồn gốc từ hệ điều hành Unix và đã trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến nhất thế giới. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ máy tính cá nhân, máy chủ, đến các thiết bị nhúng, siêu máy tính.

Mốt số chức năng của hệ điều hành Linux là:

  • Quản lý tài nguyên hệ thống: Điều phối, tối ưu hóa việc sử dụng CPU, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi.
  • Quản lý tiến trình: Tạo, lên lịch, quản lý các tiến trình, bao gồm cấp phát tài nguyên và đồng bộ hóa.
  • Quản lý bộ nhớ: Kiểm soát sử dụng bộ nhớ. Đồng thời, hệ điều hành này còn hỗ trợ bộ nhớ ảo, đảm bảo không có xung đột giữa các tiến trình.
  • Hệ thống tập tin: Tổ chức, quản lý dữ liệu trên thiết bị lưu trữ, đảm bảo truy cập và bảo mật.
  • Bảo mật và quản lý người dùng: Cung cấp quyền truy cập, quản lý người dùng và nhóm, mã hóa dữ liệu.
  • Giao diện người dùng: Hỗ trợ giao diện dòng lệnh (CLI), giao diện đồ họa (GUI).
  • Hỗ trợ mạng: Quản lý kết nối mạng, chia sẻ tài nguyên, thực hiện các nhiệm vụ mạng.
  • Khả năng tùy biến và mở rộng: Cho phép tùy biến, mở rộng hệ điều hành theo nhu cầu cụ thể nhờ tính mã nguồn mở.
Hệ điều hành Linux là gì
Hệ điều hành Linux được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

Cấu trúc hệ điều hành Linux

Sau khi tìm hiểu hệ điều hành Linux là gì, hãy cùng xem cấu trúc hiện tại của nó. Hệ điều hành này được chia thành những phần như sau: 

  • Kernel (Nhân): Quản lý tài nguyên hệ thống bao gồm bộ nhớ, tiến trình, hệ thống tập tin, thiết bị và mạng.
  • System Call Interface (Giao diện lời gọi hệ thống): Cầu nối giữa các ứng dụng trong không gian người dùng và nhân.
  • Libraries (Thư viện): Cung cấp hàm, chức năng tiêu chuẩn cho các ứng dụng.
  • System Utilities (Tiện ích hệ thống): Những công cụ, chương trình dùng để quản lý, cấu hình và duy trì hệ thống.
  • User Space (Không gian người dùng): Chạy những ứng dụng và chương trình của người dùng.
  • File System (Hệ thống tập tin): Quản lý tổ chức, lưu trữ, truy xuất dữ liệu trên thiết bị lưu trữ.
  • Device Drivers (Trình điều khiển thiết bị): Cầu nối giữa phần cứng cùng các ứng dụng phần mềm.
  • Network Stack (Ngăn xếp mạng): Cung cấp dịch vụ mạng, hỗ trợ giao thức mạng. Bộ phận này giúp hệ điều hành kết nối, giao tiếp qua mạng.
  • Init System (Hệ thống khởi động): Quản lý quá trình khởi động hệ thống, dịch vụ hệ thống, với hệ thống init phổ biến như Systemd, SysVinit.
Cấu trúc hệ điều hành Linux
Cấu trúc, chức năng của hệ điều hành Linux

Lịch sử của hệ điều hành Linux

Lịch sử hệ điều hành Linux bắt đầu vào năm 1991, khi Linus Torvalds còn là sinh viên tại Đại học. Sau đó, Linux nhanh chóng trở thành một dự án mã nguồn mở khi Linus công bố nhân Linux 0.12 dưới giấy phép GNU General Public License vào năm 1992. Qua sự đóng góp của cộng đồng lập trình viên toàn cầu, Linux phát triển thành một hệ điều hành mạnh mẽ, linh hoạt. Nó được dùng rộng rãi trong nhiều môi trường máy chủ, doanh nghiệp, các thiết bị cá nhân. Linux hiện đại tiếp tục cải tiến, mở rộng, với phiên bản kernel mới như 4.x và 5.x, trở thành hệ điều hành chính trên nhiều loại thiết bị, từ máy tính cá nhân đến siêu máy tính.

Lịch sử của hệ điều hành Linux
Lịch sử hệ điều hành Linux

Ưu nhược điểm của hệ điều hành Linux

Ưu điểm của hệ điều hành Linux là một hệ điều hành mạnh mẽ, linh hoạt. Nó phù hợp với nhiều mục đích khác nhau, từ cá nhân đến doanh nghiệp. Một số ưu điểm của hệ điều hành Linux đó là:

  • Mã nguồn mở, miễn phí.
  • Bảo mật cao.
  • Ổn định, hiệu suất cao.
  • Tùy biến linh hoạt.
  • Hỗ trợ cộng đồng mạnh mẽ.
  • Đa dạng phiên bản.

Bên cạnh đó, những nhược điểm của hệ điều hành Linux sẽ gây khó khăn với người mới. Một số nhược điểm của hệ điều hành Linux đó là:

  • Thiếu phần mềm chuyên dụng.
  • Đòi hỏi kiến thức kỹ thuật.
  • Hỗ trợ phần cứng hạn chế.
  • Thiếu sự hỗ trợ chính thức.
Ưu nhược điểm của hệ điều hành Linux
Ưu nhược điểm của hệ điều hành Linux

Các phiên bản của hệ điều hành Linux

Các phiên bản của hệ điều hành Linux có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau từ người dùng cá nhân đến doanh nghiệp, cụ thể:

Ubuntu

Ubuntu là một trong các phiên bản của hệ điều hành Linux được phân phối Linux dựa trên Debian. Phiên bản này được phát triển bởi Canonical Ltd và cộng đồng mã nguồn mở.

  • Ưu điểm: Dễ dùng, giao diện thân thiện, cộng đồng hỗ trợ lớn, nhiều phần mềm cài sẵn.
  • Nhược điểm: Có thể yêu cầu phần cứng mạnh hơn so với một số bản phân phối khác.
Các phiên bản của hệ điều hành Linux - Ubuntu
Phiên bản Ubuntu

Linux Mint

Đây là một bản phân phối Linux dựa trên Ubuntu và Debian. Linux Mint được thiết kế để dễ sử dụng với giao diện truyền thống.

  • Ưu điểm: Dễ dùng, giao diện thân thiện, ổn định, nhiều phần mềm cài sẵn.
  • Nhược điểm: Cập nhật phần mềm và bảo mật, chậm hơn so với Ubuntu.

Debian

Debian là một trong những bản phân phối Linux lâu đời nhất, được phát triển bởi cộng đồng, được biết đến với tính ổn định và bảo mật cao.

  • Ưu điểm: Ổn định, bảo mật cao, hỗ trợ nhiều kiến trúc phần cứng.
  • Nhược điểm: Cài đặt cùng cấu hình phức tạp đối với người dùng mới.

Fedora

Fedora là một bản phân phối Linux do Red Hat tài trợ và phát triển, tập trung vào việc cung cấp những tính năng mới nhất cùng công nghệ tiên tiến.

  • Ưu điểm: Luôn cập nhật với công nghệ mới nhất, mạnh mẽ, có sự hỗ trợ từ Red Hat.
  • Nhược điểm: Có thể không ổn định bằng các bản phân phối tập trung vào tính ổn định như Debian.
Các phiên bản của hệ điều hành Linux- Fedora
Phiên bản Fedora

CentOS Linux

CentOS là một bản phân phối Linux dựa trên Red Hat Enterprise Linux (RHEL). Nó cung cấp nền tảng ổn định, miễn phí cho các máy chủ và ứng dụng doanh nghiệp.

  • Ưu điểm: Ổn định, bảo mật cao, miễn phí, tương thích với RHEL.
  • Nhược điểm: Không có một số tính năng mới nhất như Fedora, yêu cầu kiến thức quản trị hệ thống.

OpenSUSE/SUSE Linux Enterprise

OpenSUSE là một bản phân phối Linux dành cho người dùng và nhà phát triển. Còn SUSE Linux Enterprise được thiết kế cho môi trường doanh nghiệp.

  • Ưu điểm: Quản lý hệ thống dễ dàng với công cụ YaST, ổn định, bảo mật cao.
  • Nhược điểm: Có thể phức tạp hơn cho người mới bắt đầu.

Mageia Linux

Mageia là một bản phân phối Linux dựa trên Mandriva, được phát triển bởi cộng đồng và tập trung vào sự ổn định, dễ dùng.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, ổn định, cộng đồng hỗ trợ tốt.
  • Nhược điểm: Ít phổ biến hơn, thiếu hỗ trợ từ một số phần mềm.

Slackware Linux

Slackware là một trong những bản phân phối Linux lâu đời nhất, tập trung vào sự đơn giản, tính ổn định.

  • Ưu điểm: Ổn định, bảo mật, hiệu suất cao.
  • Nhược điểm: Cài đặt và quản lý hệ thống yêu cầu kiến thức kỹ thuật, không có trình quản lý gói tự động.

Puppy Linux

Puppy Linux là một bản phân phối Linux nhẹ, được thiết kế để chạy tốt trên những máy tính cũ hoặc cấu hình thấp.

  • Ưu điểm: Nhẹ, nhanh, có thể chạy từ USB hoặc RAM, dễ sử dụng.
  • Nhược điểm: Ít phần mềm cài sẵn, không phù hợp cho tác vụ đòi hỏi tài nguyên cao.
Các phiên bản của hệ điều hành Linux - Puppy Linux
Phiên bản Puppy Linux

So sánh hệ điều hành Windows và Linux

So với Window, Linux cũng có những ưu điểm riêng. Dưới đây là bảng so sánh giữa hệ điều hành Windows với Linux dựa trên những tiêu chí quan trọng:

Tiêu chí Windows Linux
Giá cả Thường có phí bản quyền Miễn phí và mã nguồn mở
Mã nguồn Đóng, mã nguồn không công khai Người dùng tự chỉnh sửa được
Bảo mật Dễ bị tấn công Ít bị tấn công hơn, bảo mật cao hơn
Tính ổn định Tương đối ổn định Rất ổn định, thường được dùng trên máy chủ
Hiệu suất Yêu cầu phần cứng cao hơn Tối ưu tốt, hoạt động tốt trên cả máy tính cấu hình thấp
Phần mềm Hỗ trợ nhiều phần mềm Hỗ trợ phần mềm mã nguồn mở, một số phần mềm thương mại không có sẵn
Tính tương thích Tương thích tốt với phần cứng và phần mềm phổ biến Tương thích tốt với phần cứng phổ biến, nhưng cần cấu hình đặc biệt cho phần cứng mới hoặc ít phổ biến
Giao diện người dùng Thân thiện, dễ sử dụng Đa dạng (GNOME, KDE, XFCE...), có thể tùy chỉnh cao
Cập nhật hệ thống Cập nhật tự động, nhưng có thể gây phiền Người dùng kiểm soát cập nhật, ít phiền hà hơn
Hỗ trợ Hỗ trợ chính thức từ Microsoft, có phí Hỗ trợ cộng đồng mạnh mẽ, hỗ trợ chuyên nghiệp từ các công ty như Red Hat, Canonical
Quản lý gói phần mềm Dùng trình cài đặt như .exe hoặc Microsoft Store Dùng các trình quản lý gói như APT, YUM, Pacman
Đối tượng sử dụng Phù hợp với nhiều đối tượng Phù hợp cho lập trình viên, quản trị hệ thống, máy chủ, người dùng có kỹ thuật
Tùy biến hệ thống Giới hạn, tùy biến giao diện và cài đặt hệ thống cơ bản Rất linh hoạt, tùy chỉnh từ giao diện đến nhân hệ điều hành
Hiệu năng trên máy chủ Tốt, nhưng thường yêu cầu giấy phép đắt tiền Rất tốt, thường được dùng cho máy chủ do tính ổn định, hiệu quả cao
So sánh hệ điều hành Windows và Linux
So sánh hệ điều hành Windows với Linux

Câu hỏi thường gặp

Ngoài những thông tin liên quan đến lịch sử, chức năng của hệ điều hành Linux, cũng có một số thắc mắc liên quan đến chủ đề này. Cụ thể như sau:

Linux có nguồn gốc từ hệ điều hành nào?

Linux có nguồn gốc từ hệ điều hành MINIX. Đây là một hệ điều hành Unix nhỏ gọn được phát triển bởi Andrew S. Tanenbaum. Linus Torvalds, sáng lập viên của Linux, lấy cảm hứng từ MINIX để tạo ra nhân Linux ban đầu.

Linux là hệ điều hành đa nhiệm hay đơn nhiệm?

Linux là hệ điều hành đa nhiệm, có khả năng thực thi nhiều tiến trình (processes) đồng thời trên một hệ thống. Điều này cho phép người dùng chạy và thực thi nhiều ứng dụng cùng một lúc trên máy tính Linux.

Phiên bản Linux nào tốt nhất?

Không có "phiên bản Linux tốt nhất". Mỗi phiên bản Linux sở hữu những ưu điểm riêng, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Phiên bản Linux nào tốt nhất
Việc lựa chọn phiên bản Linux sẽ phụ thuộc vào người dùng

Linux có khả năng hoạt động tốt trên nhiều loại ổ cứng khác nhau. Bên cạnh đó, hệ điều hành này còn cung cấp hiệu suất, tính linh hoạt cao khi được cài đặt trên các loại ổ cứng hiện đại. Tham khảo thêm những mẫu ổ cứng phù hợp tại đây:

[Product_Listing categoryid="924" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/linh-kien/o-cung.html" title="Danh sách Ổ cứng đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Qua bài viết trên của Sforum chắc hẳn bạn đã giải đáp được câu hỏi hệ điều hành Linux là gì? Bên cạnh đó, bài chia sẻ cũng cung cấp thông tin về lịch sử, các phiên bản, ưu nhược điểm và chức năng của hệ điều hành Linux. Đây có thể được mô tả là một hệ điều hành đa nhiệm, linh hoạt. Lý do Lunux vẫn là sự lựa chọn của nhiều người hiện nay đã được đề cập qua bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin về hệ điều hành này.

Chào mọi người, mình là Hạnh – một người làm xây dựng và phát triển nội dung. Mình đã có hơn 2 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Mục tiêu và nhiệm vụ của mình đó là mang đến những bài viết hữu ích, chất lượng nhất cho độc giả. Với mong muốn đó, mình luôn nỗ lực cập nhật, tổng hợp và phân tích những xu hướng mới, thông tin có chọn lọc từ các nguồn uy tín. Từ đó giúp bạn đọc có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.