Trang chủThủ thuậtWiki - Thuật ngữ
HTTP là gì? HTTP và HTTPS khác nhau như thế nào?
HTTP là gì? HTTP và HTTPS khác nhau như thế nào?

HTTP là gì? HTTP và HTTPS khác nhau như thế nào?

HTTP là gì? HTTP và HTTPS khác nhau như thế nào?

Thanh Huyền , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Thanh Huyền
Ngày đăng: 12/10/2024-Cập nhật: 13/10/2024
gg news

HTTPS, HTTP là gì, viết tắt của từ gì, lỗi HTTP là gì chắc hẳn là những câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc khi truy cập vào một trang web. Trong bài viết dưới đây, Sforum sẽ giải đáp chi tiết cho bạn những vấn đề này, đồng thời phân tích xem HTTP và HTTPS khác nhau như thế nào cũng như cung cấp các thông tin về đặc điểm, cấu trúc cơ bản và kết nối của HTTP. 

HTTP là gì?

HTTP là giao thức truyền tải siêu văn bản, quy định cách các máy tính trên mạng giao tiếp để trao đổi thông tin. Vậy HTTP là viết tắt của từ gì? HTTP được viết tắt từ HyperText Transfer Protocol. Trong đó: 

  • “HyperText” chỉ định các tài liệu liên kết với nhau, tạo thành một mạng lưới thông tin lớn; 
  • “Transfer” là truyền tải, di chuyển dữ liệu;
  • “Protocol” mang hàm ý một tập hợp quy tắc và quy định khi thực hiện hoạt động nào đó. 

HTTP chủ yếu được dùng trong việc truyền tải thông tin giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ web. Khi người dùng nhập URL của một trang web vào trình duyệt, một yêu cầu HTTP được gửi đến máy chủ. Sau đó, máy chủ phản hồi bằng các tệp dữ liệu (HTML, CSS, JavaScript, hình ảnh, v.v.), và trình duyệt sẽ hiển thị trang web dựa trên những dữ liệu này.

HTTP là gì

Tóm lại, HTTP là nền tảng của mọi giao tiếp trên Internet. Nhờ nó, bạn sẽ dễ dàng duyệt web, xem video, mua sắm trực tuyến cùng nhiều tác vụ khác. Để có trải nghiệm duyệt web nhanh chóng, mượt mà, việc sở hữu một laptop với hiệu suất cao là rất cần thiết. Tìm hiểu ngay loạt sản phẩm laptop nổi bật hàng đầu tại Sforum nhé!

[Product_Listing categoryid="380" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop.html" title="Danh sách Laptop đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Đặc điểm của HTTP

Như vậy, chúng ta đã hiểu HTTP là gì. Tiếp sau đây, Sforum sẽ cùng bạn tìm hiểu đặc điểm quan trọng nhất của loại giao thức này nhé.

  • Đầu tiên phải kể đến là tính đơn giản, thân thiện đối với người đọc. Việc đọc và hiểu thông điệp HTTP dễ dàng hơn, giảm thiểu độ phức tạp đối với người mới sử dụng.
  • HTTP có khả năng mở rộng. Điều này mở ra có hội thử nghiệm nhiều giao thức mới.
  • HTTP là stateless nhưng không sessionless: Không có liên kết giữa hai yêu cầu thực hiện liên tiếp trên cùng một kết nối.
  • HTTP là một giao thức không trạng thái, hay mỗi yêu cầu từ trình duyệt sẽ được xử lý riêng lẻ mà không cần giữ lại bất kỳ thông tin nào về những lệnh trước đó. Điều này giúp tối ưu hóa tốc độ tải trang, nhưng cũng gây ra hạn chế khi cần duy trì trạng thái, chẳng hạn như đăng nhập vào một trang web.
Đặc điểm của HTTP
HTTP/1.1 được cải thiện hơn về hiệu suất

Các phiên bản của HTTP đã liên tục cải tiến để nâng cao hiệu suất bảo mật. Qua đó, giúp quá trình truyền tải dữ liệu trở nên nhanh chóng, an toàn hơn. Những phiên bản phổ biến HTTP bao gồm:

  • HTTP/1.0: Phiên bản đầu tiên, mỗi yêu cầu phải tạo một kết nối riêng.
  • HTTP/1.1: Hỗ trợ kết nối liên tục, giúp cải thiện hiệu suất.
  • HTTP/2: Tăng cường bảo mật, tốc độ tải trang thông qua việc nén dữ liệu và truyền tải nhiều lệnh cùng lúc.
  • HTTP/3: Sử dụng giao thức QUIC để tối ưu hóa kết nối nhanh hơn, bảo mật hơn.

So sánh HTTP và HTTPS

Để biết điểm khác nhau giữa HTTPS và HTTP là gì thì trước tiên, chúng ta hãy xem HTTPS là gì nhé! Khác với HTTP một chút, chữ “S” cuối cùng đại diện cho “Secure” (bảo mật). Phiên bản nâng cấp này kết hợp với một lớp mã hóa SSL/TLS để bảo vệ dữ liệu truyền tải giữa trình duyệt và máy chủ.

Như bạn đã biết HTTP là viết tắt của từ gì, thì HTTPS chỉ thêm chữ S - Secure ở cuối, đó là HyperText Transfer Protocol Secure. Như vậy, ta có thể thấy rằng về cơ bản, hai giao thức này chỉ khác nhau về mặt bảo mật: 

Yếu tố

HTTP

HTTPS

Giao thức

HTTP là giao thức không bảo mật

HTTPS bổ sung lớp mã hóa SSL/TLS

Bảo mật

Dữ liệu chưa qua mã hóa, dễ bị tiếp cận hoặc đánh cắp

Dữ liệu có lớp mã hóa, tạo lớp bảo vệ khỏi bị xâm phạm

Tốc độ

Nhanh hơn trong các kết nối đơn giản

Quá trình mã hóa có thể làm giảm tốc độ truyền tải

Ứng dụng

Sử dụng cho những trang không yêu cầu bảo mật 

Sử dụng cho những trang yêu cầu bảo mật (như trang thanh toán, đăng nhập)

SSL

Không bắt buộc

Bắt buộc

Xác thực

Không xác thực tính hợp lệ của trang web

Xác thực trang web qua chứng chỉ SSL

So sánh HTTP và HTTPS

Nhìn chung, để bảo vệ thông tin cá nhân và đảm bảo an toàn, hãy sử dụng HTTPS cho các trang web yêu cầu mức bảo mật cao. Ví dụ như trang thanh toán, đăng nhập hoặc bất kỳ trang nào cần bảo vệ dữ liệu người dùng.

Cấu trúc cơ bản của HTTP

Hiểu rõ cách thức hoạt động giao thức HTTP là gì giúp bạn nắm bắt được quy trình truyền tải dữ liệu giữa trình duyệt và máy chủ. Từ đó, tối ưu hóa trang web cũng như xử lý các sự cố một cách dễ dàng hơn. Khi trình duyệt gửi lệnh đến máy chủ, quá trình tương tác giữa hai bên được thực hiện theo một cấu trúc nhất định. Mỗi yêu cầu HTTP gồm ba thành phần cơ bản:

  1. Request Line (Dòng yêu cầu): Xác định hành động mà client muốn thực hiện trên server. Bao gồm phương thức (như GET, POST) và URL dẫn đến tài nguyên cần truy cập. 
  2. Header (Tiêu đề): Cung cấp thêm thông tin chi tiết, từ đó giúp server hiểu rõ hơn về client và điều chỉnh phản hồi cho phù hợp.
  3. Body (Nội dung): Phần này chứa dữ liệu mà trình duyệt gửi tới máy chủ, thường là thông tin từ các biểu mẫu.
Cấu trúc cơ bản của HTTP
3 phần chính khi gửi yêu cầu HTTP

Phản hồi từ máy chủ cũng tương tự với ba phần, giúp đảm bảo thông tin được truyền tải chính xác, đầy đủ:

  1. Status Line (Dòng trạng thái): Hiển thị mã trạng thái HTTP (ví dụ: 200, 404, 500), phiên bản HTTP và một mô tả ngắn về kết quả.
  2. Header (Tiêu đề): Cung cấp thông tin chi tiết về phản hồi, bao gồm loại nội dung cùng kích thước của nó.
  3. Body (Nội dung): Chứa nội dung trang web thực tế hoặc tài liệu mà máy chủ trả về sau khi xử lý.

Kết nối của HTTP

Bạn có thể hiểu đơn giản HTTP là giao thức hoạt động theo mô hình giữa phía yêu cầu (máy khách - client) và phía cung cấp dịch vụ (máy chủ - server), với cơ chế:

  • Client: Trong trường hợp này được hiểu là trình duyệt web, thực hiện việc gửi yêu cầu đến máy chủ.
  • Server: Máy chủ web, tiếp nhận, xử lý rồi gửi phản hồi về cho trình duyệt.

Mặc dù HTTP không duy trì trạng thái, các công nghệ như cookies và sessions giúp quản lý thông tin người dùng trong các phiên truy cập khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của nó bao gồm băng thông, kích thước dữ liệu, số lượng yêu cầu.

Kết nối của HTTP

Một số lỗi thường gặp của HTTP

Khi duyệt web, bạn có thể gặp phải những thông báo lỗi từ máy chủ. Lúc này, việc đầu tiên là xác định lỗi HTTP là gì và các bước cần thực hiện để khắc phục vấn đề. Hãy cùng Sforum kiểm tra nhé!

Lỗi HTTP là gì?

Lỗi HTTP là các phản hồi từ máy chủ, được gửi về trình duyệt, để thông báo rằng yêu cầu của người dùng không thể được xử lý thành công. Những lỗi này thường được thể hiện dưới dạng mã trạng thái cùng với thông báo lỗi, giúp người dùng cùng quản trị viên hiểu rõ hơn về nguyên nhân cụ thể gây ra sự cố. Trong đó, mỗi mã trạng thái phản ánh một loại lỗi HTTP hoặc vấn đề khác nhau.

Những lỗi thường thấy ở HTTP là gì?

Một vài lỗi hay xuất hiện gồm:

  • 404 Not Found: Trang muốn tìm hiện không khả dụng.
  • 403 Forbidden: Truy cập bị từ chối.
  • 500 Internal Server Error: Lỗi xuất phát từ hệ thống máy chủ.
  • 503 Service Unavailable: Dịch vụ hiện không có sẵn tạm thời.

Đối với quản trị viên web cũng như người dùng, việc nhận diện chính xác loại lỗi HTTP là gì có thể giúp tiết kiệm thời gian, nỗ lực. Đồng thời, cung cấp thông tin thiết yếu để kịp thời khôi phục hoặc nâng cấp dịch vụ.

Những lỗi thường thấy ở HTTP là gì
Lỗi 404 Not Found khá phổ biến khi truy cập các trang web

Cách giải quyết như thế nào khi gặp lỗi HTTP?

Khi đã biết loại lỗi HTTP là gì, bạn có thể giải quyết sự cố nhanh chóng, hiệu quả hơn. Từ những vấn đề đơn giản như nhập sai địa chỉ URL đến các lỗi phức tạp liên quan đến cấu hình máy chủ, đều có thể được giải quyết bằng các phương pháp khác nhau. Một số cách để xử lý lỗi HTTP như:

  • Xác minh lại URL để đảm bảo nó được nhập chính xác.
  • Hãy đợi vài phút rồi thử vào lại trang web.
  • Xem xét kết nối mạng, hãy chắc chắn rằng mạng đang hoạt động ổn định.
  • Nếu là lỗi từ phía máy chủ (500, 503), cần liên hệ với quản trị viên hệ thống để khắc phục.
Cách giải quyết khi gặp lỗi HTTP 
Thử truy cập lại trang web khi gặp lỗi HTTP

Như vậy, Sforum đã cùng bạn khám phá HTTP là viết tắt của từ gì và cách hoạt động của nó. Ngoài ra, hiểu HTTPS là gì sẽ giúp bạn bảo mật thông tin khi chia sẻ trên mạng, đặc biệt là trên các trang web giao dịch tài chính. Cuối cùng, nếu chẳng may gặp sự cố, bạn nhớ kiểm tra giao thức và nhận diện lỗi HTTP là gì để có biện pháp ứng phó hợp lý nhé!

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Thanh Huyền hiện đang làm Marketer tại CellphoneS, chịu trách nhiệm trong việc phát triển các bài viết trên trang thông tin, góp phần hỗ trợ CellphoneS hoạt động chất lượng, hiệu quả. Từ đó, giúp kênh thông tin của CellphoneS được hàng triệu người tiếp cận và trở thành kênh đáng tin cậy trong đa dạng lĩnh vực.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo