Intel sau 5 năm: Số nhân và hiệu năng tăng 4 - 5 lần. Cảm ơn AMD và Apple! (P1 - Desktop)

Tiz
Ngày đăng: 28/02/2022-Cập nhật: 25/07/2023

2017 trở về trước, những dòng CPU Intel dành cho máy tính để bàn chỉ dừng lại ở 4 nhân còn laptop mỏng nhẹ thậm chí chỉ là 2. Nhờ AMD và Apple, Intel Gen 12 đã cung cấp tới 16 nhân trên máy tính để bàn và 10 nhân trên laptop mỏng nhẹ.Kể từ những dòng Intel Core thế hệ đầu tiên đến thế hệ thứ 7, mỗi năm “đội xanh” chỉ nâng cấp nhỏ giọt. Năm thì 7%, năm thì 10% cùng lắm thì hơn chục phần trăm. Số nhân thì lẹt đẹt, tiến trình thì mấy năm liên tục nằm yên ở 14nm (thêm nhiều dấu cộng). Chỉ đến 2017, AMD giới thiệu Ryzen 1000 series thì Intel bắt đầu mới có những bước thay đổi.

Core i9-9900K tiếp tục vắt sữa tiến trình 14nm, số nhân tăng lên thành 8, xung nhịp tăng lên 5GHz và tiếp tục trở thành một sản phẩm đáng mơ ước thời điểm đó bởi AMD Ryzen 2000 series dù mạnh nhưng còn rất nhiều vấn đề về tối ưu và tương thích chưa làm tốt.
Ở phân khúc cao cấp, Intel nhồi thêm 2 nhân nữa vào i9-10900K, xung nhịp lên tới 5.3GHz khiến nhiệt độ và điện năng tiêu thụ rất cao. Thời điểm đó AMD Ryzen 3000 series đã tối ưu các tựa game và nhiều phần mềm khác rất tốt. Intel dần thất thế…
Intel Gen 12 cũng là bộ xử lý x86 đầu tiên được thiết kế theo kiểu nhân lớn kết hợp nhân nhỏ như cách mà chip ARM ứng dụng bao năm nay. Bộ xử lý đầu bản i9-12900K sở hữu tới 16 nhân (8 P-core + 8 E-core), 24 luồng, hiệu năng đè bẹp đối thủ AMD và vượt xa tất cả những gì Intel từng làm trước đây. Ngay cả phiên bản bình dân i5-12600K cũng sở hữu tới 10 nhân (6 P-core + 4 E-core), 16 luồng, xung nhịp P-core lên tới 4.9GHz cho hiệu năng thậm chí còn cao hơn các phiên bản i7 trước đây.
Nhờ hiệu năng ấn tượng, mức giá lại cực kỳ cạnh tranh khi mà toàn bộ dải sản phẩm của Intel đều có giá thấp hơn trung bình 50 USD so với đối thủ trực tiếp, Intel đã giành lại vị trí đầu bảng trên hàng loạt các trang thương mại điện tử lớn trên toàn cầu. Có nhiều lý do dẫn đến thắng lợi của Intel, trong đó một phần vì AMD gặp khó khăn trong khâu sản xuất dẫn đến không kịp đáp ứng nhu cầu thị trường.Kiến trúc Zen 4 của AMD với tiến trình 5nm thì không thể ra mắt đúng như dự kiến mà bị đẩy lùi sang cuối năm nay, có lẽ cũng liên quan đến vấn đề gia công. Vì như chúng ta đã biết, TSMC là công ty gia công chip cho AMD nhưng đồng thời cũng gia công cho Apple và nhiều khách hàng lớn khác. Năm nay nhu cầu chip 5nm của Apple rất lớn vì hầu hết các sản phẩm của công ty đều trang bị chip “nhà trồng”, theo mình dự đoán thì Apple đã bỏ ra nhiều tỷ đô để đặt cọc trước tiến trình 5nm của TSMC khiến nhiều công ty khác trong đó có AMD khó mà chen chân vô được. Trong khi đó lợi thế của Intel là có nhà máy gia công chip riêng nên ít bị phụ thuộc.Đây là tóm tắt số nhân và hiệu năng của các con chip Intel sau các năm:
(Còn tiếp...)
Thế hệ 7: 4 nhân 8 luồng
Quay lại thời điểm trước năm 2017, Core i7-7700K là mơ ước của biết bao thế hệ thanh niên đam mê PC. Đây cũng là con chip dành cho thị trường tiêu dùng phổ thông mạnh mẽ nhất thời đó. Core i7-7700K là một con chip 4 nhân, 8 luồng, xung nhịp tối đa 4.5GHz và sản xuất trên tiến trình 14nm.
Thế hệ 8: 6 nhân 12 luồng
Nhưng do sức ép từ dòng sản phẩm mới của AMD, cuối năm 2017 Intel đã buộc phải nâng số nhân lên thành 6 trên dòng Intel Gen 8, đầu bảng vẫn là Core i7-8700K. Xung nhịp cũng đã tăng lên 4.7GHz nhưng tiến trình thì như các bạn đã biết, vẫn là 14nm (bao nhiêu dấu cộng mình thực sự không nhớ nổi).
Thế hệ 9: 8 nhân 16 luồng
Đến 2018, Intel thế hệ thứ 9 được ra mắt và đây là lần đầu tiên dành cho phân khúc người dùng phổ thông, cùng socket với những anh em khác. Nếu bạn không nhớ thì trước đó đã có Core i9 rồi nhưng là dòng X, XE dùng socket riêng với mức giá cực cao và về cơ bản nó không dành cho thị trường tiêu dùng phổ thông.
Thế hệ 10: 10 nhân 20 luồng
Dù vậy, ở phân khúc giá rẻ AMD đã bắt đầu tạo nên sự đe dọa đáng kể đến những sản phẩm i3 hay i5. Thấy được vấn đề đó, đến 2020 Intel đã mang đến cho người dùng con chip i3-10100 mang công nghệ siêu phân luồng trở lại cho dòng i3. Dù xung nhịp chỉ 4.3GHz nhưng nhờ tối ưu tiến trình sản xuất tốt hơn, hiệu năng của nó đã gần bằng với Core i7-7700K.
Thế hệ 11: 8 nhân 16 luồng
Sau đó không lâu, đầu 2021 Intel vội vã ra Intel Gen 11 nhưng lại vẫn là 14nm và cơ bản vẫn không thay đổi quá nhiều. Vì i9-10900K quá nóng, ăn quá nhiều điện nên i9-11900K lại bị cắt bớt 2 nhân, còn 8 nhân như Gen 9, tuy vậy việc tối ưu tốt hơn giúp hiệu năng không bị sụt giảm dù số nhân ít hơn. Thời điểm này AMD đã thay đổi hoàn toàn cục diện và làm chủ cuộc chơi với dòng CPU Ryzen 5000 series của mình.
Thế hệ 12: 14 nhân 20 luồng
Trước áp lực từ đối thủ và cả việc Apple đã tuyên bố “nghỉ chơi” Intel để sử dụng CPU máy tính tự phát triển cho dòng máy Mac của mình, Intel đã nhanh chóng thay đổi. Cuối năm ngoái, tức mới chỉ vài tháng trước Intel đã kịp ra mắt loạt Intel Gen 12 mới sản xuất trên tiến trình 10nm cùng kiến trúc được tối ưu.



(0 lượt đánh giá - 5/5)
Bình luận (0)