Karma là gì? Nguyên nhân và phân loại Karma chi tiết


Khi nhắc đến Karma là gì, có lẽ rất nhiều người hiện nay sẽ cảm thấy xa lạ, mơ hồ. Tuy nhiên, đây thực chất lại là lời răn dạy về luật nhân quả mà ta thường thấy xuất hiện trong các tôn giáo lớn. Vì vậy, để hiểu rõ khái niệm Karma nghiệp nghĩa là gì trong tiếng Anh, tiếng Việt, Sforum mời bạn cùng theo dõi tiếp nội dung sau nhé.
Karma là gì?
Karma là một thuật ngữ được dùng để chỉ những hành động mang ý nghĩa tâm linh. Để hình dung rõ hơn về Karma nghĩa là gì, các bạn có thể xem nó giống như chữ “nghiệp” mà ta thường nghe trong các bài giảng Phật giáo.
Trên thực tế, Karma thường đề cập đến nhân quả của mỗi người trong cuộc sống. Mỗi việc chúng ta làm, dù tốt hay xấu, đều tạo ra một kết quả tương ứng. Nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn ngay tại thời điểm hiện tại hoặc xuất hiện trong tương lai. Dựa trên triết lý này, những việc xuất phát từ tâm thiện lành sẽ mang đến điều tốt, còn những gì bắt nguồn từ ác tâm sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực.
Tìm hiểu về luật nhân quả trong Karma
Dựa trên khái niệm Karma là gì, chúng ta ít nhiều cũng thấy được sự đồng nhất giữa lý luận của Karma và chữ “nghiệp” trong phật giáo. Điểm chung của cả hai đều hướng tới nhân quả, tức là mọi việc dù lớn hay nhỏ cũng đều tạo ra một kết quả tương ứng trong tương lai. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến một quy luật tất yếu của cuộc sống là “Gieo nhân nào, gặt quả đó”.

Karma là một thuật ngữ nhấn mạnh vào mối liên hệ giữa nghiệp (nguyên nhân) và quả (kết quả). Trong đó, nghiệp là hành động tạo ra kết quả và nó chắc chắn sẽ xảy ra dù sớm hay muộn . Thậm chí trong Phật giáo, quy luật còn kéo dài qua nhiều kiếp sống để tạo nên sự luân hồi không ngừng.
Phân loại chi tiết về Karma
Rõ ràng, mỗi một việc của bạn ngày hôm nay sẽ tạo ra những kết quả tương ứng trong tương lai gần hoặc xa. Vì vậy, việc phân loại Karma là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những trách nhiệm mà mình sẽ phải đối mặt trong quá trình tạo nghiệp.
Nghiệp thiện với nghiệp ác
Nghiệp thiện là những việc làm được xuất phát từ sự tử tế, lòng từ bi và nhân hậu của mỗi người. Những việc làm hướng đến sự tốt lành này sẽ mang đến kết quả tốt cho người thực hiện, đồng thời tích lũy phước báu cho bản thân ở các kiếp sau.

Trái ngược lại với nghiệp thiện đó chính là nghiệp ác. Đây là những việc làm do ác tâm sinh ra và tác động tiêu cực cho chính bản thân mình lẫn người khác. Những người thường hay gây nghiệp ác sẽ không có được cuộc đời an yên mà sẽ mãi sống trong lo sợ, đồng thời sớm muộn cũng sẽ nhận báo ứng.
Nghiệp nhân và nghiệp quả
Trong Phật giáo, nhân và quả được hình thành từ chính quá trình tạo ra hành động của mỗi người. Theo đó, nhân là những gì đang được hình thành dựa trên lời nói, việc làm và suy nghĩ mà chúng ta thực hiện mỗi ngày. Khi nhân kết thúc, quả sẽ xuất hiện và đó chính là kết quả từ những gì bạn đã làm trước đây.
Nếu nghiệp nhân bạn gieo mang tính tích cực thì nghiệp quả nhận lại cũng sẽ tương ứng với những điều tốt đẹp đó. Khi bản thân mỗi người nỗ lực tích đức, thường xuyên làm việc thiện thì ta sẽ nhận được những điều tốt đẹp, xứng đáng với những gì mình đã “gieo trồng”.
Nghiệp mới và nghiệp cũ
Những việc làm mới và cũ của mỗi người được phân loại dựa trên thời gian chúng được tạo ra. Trong đó, việc làm mới ám chỉ những gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại và đang trong quá trình hình thành, tích lũy. Ngược lại, việc làm cũ là những gì con người đã tích lũy từ quá khứ, thậm chí có thể kéo dài từ các kiếp trước.
Máy đọc sách là một thiết bị tuyệt vời để bạn có thể tìm hiểu, khám phá sâu sắc hơn về nghiệp và những triết lý sống. Với màn hình chống lóa, dung lượng lưu trữ lớn và thời lượng pin dài,... sản phẩm sẽ mang đến trải nghiệm đọc thú vị cho bạn. Nếu bạn đang cần tìm một thiết bị đọc sách chất lượng, hãy cùng Sforum tham khảo những gợi ý nổi bật dưới đây:
[Product_Listing categoryid="913" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/tablet/may-doc-sach.html" title="Tham khảo danh sách máy đọc sách được quan tâm tại CellphoneS!"]
Vì sao lại có nghiệp Karma?
Theo quy luật nhân quả, mọi việc mà chúng ta làm đều sẽ để lại những hậu quả dù tốt hay xấu. Trong đó, Karma nghiệp của mỗi người sẽ được tạo ra và phát triển mạnh mẽ từ ba yếu tố sau:
Nghiệp từ thân (Thân nghiệp)
Hành động của thân nghiệp là kết quả từ những việc làm xuất phát từ chính bản ngã của con người. Cách hành xử theo bản ngã chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hành động của thân thể, bao gồm cả việc thiện lẫn ác. Ví dụ, khi bạn thường xuyên giúp đỡ người khác, đó là thiện. Ngược lại, những ai mang tâm hẹp hòi và thường xuyên toan tính, hãm hại người khác sẽ tích tụ nhiều việc làm ác.

Nghiệp từ lời nói (Khẩu nghiệp)
Khẩu nghiệp thường dùng chỉ những lời nói châm biếm, độc hại và thường được mô tả bằng cụm từ “ác mồm ác miệng.” Những phát ngôn mang ý cay nghiệt, miệt thị người khác được xem là nghiệp rất nặng khi gây ra nhiều tổn thương cho người khác. Ngược lại, những lời nói chân thành xuất phát từ trái tim sẽ là những nghiệp tốt khi mang lại niềm vui cho cả người nghe lẫn người nói.
Nghiệp từ ý nghĩ (Ý nghiệp)
Ý nghiệp là những nghiệp được hình thành từ cảm xúc, suy nghĩ và ý định bên trong con người. Dù chưa được biểu lộ thông qua lời nói hay hành động nhưng ý niệm tiêu cực sẽ dễ dàng tạo nên nghiệp xấu.

Theo thời gian, ý nghiệp ganh ghét, thù hận sẽ âm thầm tạo nên hành vi xấu xa sau này. Nhưng ngược lại, người có ý nghiệp thiện lương sẽ nuôi dưỡng một tâm hồn thanh tịnh và thường xuyên làm việc thiện lành.
Giải đáp các vấn đề liên quan đến Karma
Mặc dù khái niệm Karma đã được giải đáp nhưng trên thực tế, nhiều người vẫn còn gặp khó khăn khi tìm hiểu. Vì vậy mà tiếp sau đây, Sforum sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi thường gặp để hiểu rõ hơn về cách Karma nghiệp đã và đang ảnh hưởng đến đời sống mỗi người.
Karma có thể thay đổi được không?
Có, Karma hoàn toàn có thể thay đổi được trong cuộc sống. Trên thực tế, mỗi một việc làm, lời nói hay suy nghĩ của chúng đều sẽ tạo ra nghiệp nhưng không vì thế mà nó hoàn toàn bất biến. Ngược lại, mỗi một người đều có khả năng thay đổi được số nghiệp của mình thông qua lời nói và suy nghĩ tích cực.

Đây cũng là triết lý đã được nhấn mạnh trong nhiều lời giảng dạy của các tôn giáo, đặc biệt là trong Phật giáo. Nhìn chung, tương lai của bạn là do những gì bản thân đang tạo nên hàng ngày. Thế nhưng, chúng ta hoàn toàn có quyền thay đổi tương lai của mình thông qua việc thực hiện mang tính thiện ý ngay từ bây giờ.
Karma xấu có ảnh hưởng như thế nào?
Karma xấu chính là nghiệp chướng tạo nên ậu quả tiêu cực và khiến cuộc sống không ngừng bị ảnh hưởng. Cụ thể, các hành vi thiếu thiện chí sẽ để lại dấu ấn tiêu cực trong tiềm thức người khác, khiến mối quan hệ rạn nứt và ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn là vấn đề tài chính.
Tuy nhiên, khi nhìn theo góc độ tích cực thì Karma xấu đôi khi không chỉ là một hình phạt. Bên cạnh đó, nó còn là cơ hội để cho mọi người nhận ra sai lầm và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Từ đây, bạn có thể cải thiện bản thân mỗi ngày để thay đổi tốt hơn cho tương lai của mình.
Như vậy, Sforum đã giúp bạn tìm hiểu về khái niệm Karma là gì. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về Karma nghiệp nghĩa là gì trong tiếng Anh, tiếng Việt và dựa vào đó để bản thân trở nên tốt hơn mỗi ngày. Đồng thời, các bạn nhớ thường xuyên truy cập Sforum để khám phá thêm nhiều chủ đề hay nhé.

Bình luận (0)