Lỗi Out of Memory là gì? Hướng dẫn cách khắc phục chi tiết


Mã lỗi Out of Memory là gì mà lại gây ra không ít phiền toái cho người dùng máy tính trong công việc và giải trí. Để hiểu rõ hơn về mã lỗi này và tìm cách khắc phục lỗi Out of Memory hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin đơn giản, dễ hiểu. Từ đó, giúp bạn sửa lỗi Out of Memory đồng thời tối ưu hóa hiệu suất máy tính một cách thành thạo, nhanh chóng.
Lỗi Out of Memory là gì?
Mã lỗi Out of Memory xuất hiện khi bộ nhớ của hệ thống quá đầy, không đủ khả năng để thực hiện các tác vụ cần thiết. Tình trạng này thường xuất hiện khi người dùng cố gắng chạy các ứng dụng nặng hoặc mở nhiều chương trình cùng lúc. Phản ứng của với việc quá tải là bị đơ, thậm chí sập nguồn. Hệ quả của lỗi này là sự ảnh hưởng lớn đến hiệu suất hoạt động của máy, gây ra nhiều gián đoạn cho công việc hàng ngày.

Biểu hiện của lỗi Out of Memory
Người dùng cần biết những dấu hiệu bên dưới, để kịp thời nhận ra lỗi Out of Memory sắp xuất hiện:
- Hiệu suất hoạt động suy giảm: Máy tính trở nên chậm chạp, các ứng dụng mất nhiều thời gian để tải, không phản hồi như mong đợi. Điều này có thể tạo ra cảm giác khó chịu cho người dùng trong cả công việc lẫn giải trí.
- Ứng dụng tự động đóng lại: Người dùng có thể thấy rằng nhiều ứng dụng đang mở bất ngờ bị đóng lại mà không có bất kỳ cảnh báo nào. Việc này vừa ảnh hưởng đến tiến độ công việc vừa có thể gây mất dữ liệu chưa kịp lưu.
- Thông báo lỗi xuất hiện: Khi bộ nhớ bị đẩy đến giới hạn, màn hình sẽ hiển thị các thông báo như Out of Memory hoặc "Memory Full". Những thông báo này cảnh báo rằng máy tính không còn khả năng xử lý thêm tác vụ mới và cần phải được khắc phục ngay lập tức để tránh gián đoạn nghiêm trọng.
Bạn đang tìm kiếm một chiếc laptop mới để giảm thiểu sự cố Out of Memory và nâng cao hiệu quả làm việc. Đến ngay với CellphoneS để khám phá nhiều mẫu laptop với cấu hình mạnh mẽ, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng. Cửa hàng trực tuyến CellphoneS ngay tại link bên dưới luôn cam kết cung cấp chính hãng, uy tín cao trong bảo hành, dịch vụ hỗ trợ.
[Product_Listing categoryid="380" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop.html" title="Danh sách Laptop đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Nguyên nhân dẫn đến lỗi Out of Memory
Trước khi đến với cách sửa lỗi Out of Memory, bạn cần hiểu về những nguyên nhân dẫn đến nó. Từ đó, thực hiện phòng tránh khi có thể.
- Hệ điều hành chưa được tối ưu hóa: Một số cài đặt có thể không phù hợp, dẫn đến việc máy tính tiêu tốn bộ nhớ nhiều hơn mức cần thiết. Chẳng hạn, các dịch vụ không cần thiết đang chạy nền có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống.
- Ứng dụng yêu cầu bộ nhớ lớn: Việc chạy các ứng dụng nặng như phần mềm đồ họa, trò chơi trực tuyến hay phần mềm thiết kế có thể vượt quá khả năng xử lý của máy tính, gây ra lỗi này.
- Driver không tương thích hoặc lỗi thời: Các driver không tương thích có thể ngăn cản việc phân bổ bộ nhớ một cách hiệu quả, dẫn đến tình trạng chậm chạp và lỗi.
- Thiếu không gian lưu trữ trên ổ cứng: Khi dung lượng ổ cứng gần đạt mức tối đa, hệ thống sẽ không còn đủ không gian để lưu trữ các tệp tạm thời, điều này có thể gây áp lực lên bộ nhớ dẫn đến lỗi Out of Memory.

Hướng dẫn cách khắc phục lỗi Out of Memory chi tiết
Để khắc phục lỗi Out of Memory nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây. Các bước hướng dẫn chi tiết sẽ giúp bạn sửa lỗi Out of Memory, cải thiện hiệu suất đảm bảo máy tính hoạt động ổn định.
Sử dụng Registry
Bước 1: Nhấn đồng thời phím Windows + R, nhập "regedit" và ấn Enter.

Bước 2: Trong Registry Editor, điều hướng đến đường dẫn sau: HKEY_LOCAL_MACHINE > SYSTEM -> CurrentControlSet -> Control -> Session Manager -> Memory Management.

Bước 3: Tìm ClearPageFileAtShutDoᴡn, sau đó nhấp đôi chuột vào từng mục để thay đổi giá trị. Đặt thành "1" để máy tự xóa file khi tắt, tăng tính bảo mật. Tiến hành tái khởi động thiết bị để kích hoạt các chỉnh sửa vừa thực hiện.

Sửa lỗi driver trên máy của bạn
Để khắc phục lỗi Out of Memory, bạn vào Device Manager bằng cách nhấn đồng thời Windows + X sau đó mở Device Manager. Tại đây, hãy kiểm tra và cập nhật các driver cần thiết. Nếu gặp tình trạng không tương thích, hãy gỡ, cài đặt lại driver để tránh lỗi do driver cũ gây ra. Khi hoàn tất, hãy tái khởi động thiết bị để các thay đổi được tiến hành.

Tùy chỉnh hệ điều hành máy tính
Bước 1: Tăng bộ nhớ ảo:
Tiến hành truy cập Control Panel bằng cách tìm Control Panel trong thanh tìm kiếm Start. Chọn System and Security -> System -> Advanced system settings (ở bên trái). Trong cửa sổ System Properties, nhấp vào tab Advanced, rồi chọn Settings trong mục Performance.
Tiếp tục chọn tab Advanced trong Performance Options, sau đó nhấp vào Change... trong mục Virtual memory.
Bỏ chọn Automatically manage paging file size for all drives nếu đang được chọn.
Chọn ổ đĩa hệ thống (thường là ổ C:), chọn Custom size, đặt kích thước lớn hơn để tăng dung lượng bộ nhớ ảo. Chọn Set và nhấn OK để xác nhận các thay đổi đã được ghi nhớ.

Bước 2: Tắt các ứng dụng không cần thiết:
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager. Trong tab Processes, tìm các ứng dụng không sử dụng nhiều và đóng chúng bằng cách chọn End Task.

Bước 3: Sử dụng phần mềm CCleaner hoặc Advanced SystemCare để thực hiện dọn dẹp và tối ưu hóa hệ thống.

Hạn chế lỗi Out of Memory khi sử dụng máy tính
Để không phải gặp những khó khăn trong quá trình khắc phục lỗi Out of Memory, bạn cần xem qua những biện pháp bảo vệ máy tính khi sử dụng dưới đây:
- Liên tục cập nhật hệ điều hành và các ứng dụng: Giữ hệ điều hành, phần mềm luôn ở phiên bản mới nhất sẽ giúp cải thiện hiệu suất, đồng thời tối ưu hóa khả năng tương thích với các ứng dụng hiện đại, qua đó giảm thiểu các sự cố liên quan đến lỗi bộ nhớ.
- Kiểm tra định kỳ dung lượng ổ cứng: Thực hiện dọn dẹp ổ cứng bằng cách xóa các tệp tin không cần thiết, làm sạch thư mục tải về và thùng rác. Điều này giúp duy trì không gian lưu trữ đủ để hệ thống vận hành ổn định và trơn tru.
- Nâng cấp RAM nếu cần thiết: Đối với những người thường xuyên sử dụng các ứng dụng nặng hoặc đa nhiệm, việc nâng cấp RAM là giải pháp lâu dài hiệu quả. Nó sẽ cho phép máy tính thực hiện nhiều tác vụ đồng thời mà không xảy ra tình trạng lỗi bộ nhớ.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về mã lỗi Out of Memory là gì bằng những thông tin vắn tắt. Mong rằng giờ đây bạn đã hiểu rõ cách sửa lỗi Out of Memory. Chúc bạn dễ dàng khắc phục lỗi Out of Memory tại nhà. Đừng quên theo dõi Sforum để biết thêm nhiều mẹo hay khác.

Bình luận (0)