MacBook Air có thể bị "đột tử" vì CPU quá nhiệt còn quạt tản chỉ để trang trí


Thiết kế laptop mỏng nhẹ là điều mà các nhà sản xuất laptop đều muốn hướng tới. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền bên cạnh một thiết kế đẹp lại là một chuyện khác. Và lần này, có vẻ như Apple lại khiến người dùng thất vọng một lần nữa.
Cụ thể, mới đây, một kênh YouTube có tên Louis Rossman, kênh công nghệ chuyên đăng tải các video dạy sửa chữa các dòng sản phẩm của Apple, đã đăng tải một đoạn video sửa chữa mọt chiếc MacBook Air đời 2019 mới nhất.
Chiếc MacBook Air 2019 này theo như Louis Rossman cho biết thì máy của anh bị hiện tượng không thể bật được máy sau một thời gian sử dụng, mặc dù quạt tản nhiệt vẫn quay với tốc độ tối đa khi nhấn nút nguồn.

Chính vì vậy CPU của dòng máy này không được làm mát từ quạt, mà chỉ được làm mát thụ động (passive). Và quạt quay có vẻ như chỉ khiến người dùng an tâm hơn trong quá trình sử dụng mà thôi.

Theo iFixit, thiết kế này đã được Apple trang bị lên kể từ dòng MacBook Air 2018, quạt không hề kết nối với tấm tản nhiệt và nhìn có vẻ như không có tác dụng vì ngoài việc tạo ra tiếng ồn cho người dùng biết là có quạt. Tuy nhiên, theo iFixit thì tác dụng chủ yếu của quạt này là giúp không khí mát hơn từ bên ngoài lưu thông vào máy. Thậm chí một số dòng MacBook Air đời cũ còn không được trang bị quạt tản nhiệt.

Với kiểu thiết kế như vậy, các thành phần linh kiện bên trong máy, đặc biệt là CPU sẽ trở nên quá nhiệt khi thực hiện các tác vụ nặng trong một thời gian dài, gây nên các hiện tượng như sọc màn hình, máy tự động tắt hoặc thậm chí là hỏng hoàn toàn không thể mở được nữa (như trong trường hợp của Louis).

Đây không phải là lần đầu tiên Apple cắt giảm một số linh kiện bên trong máy để mang tới một thiết kế mỏng nhẹ cho người dùng. Hồi đầu năm nay, hàng loạt người dùng các thiết bị MacBook Pro đời 2016 trở đi đã gặp phải hiện tượng 'ánh đèn sân khấu', khi mà Apple đã sử dụng một dây cáp màn hình mỏng hơn nhiều so với các thế hệ trước nhằm kết nối màn hình tới bo mạch điều khiển bên dưới khu vực Touch Bar. Điều này khiến cho sợi cáp trở nên kém bền và theo thời gian sẽ bị hỏng, khiến màn hình bị hiện tượng 'ánh đèn sân khấu' (như trên).
Apple hiện vẫn chưa có phản hồi chính thức nào từ vụ việc kể trên. Nếu Apple thừa nhận lỗi, hãng sẽ phải triển khai một chương trình sửa chữa và thay thế miễn phí cho những người dùng MacBook Air bị lỗi.

Bình luận (0)