Hướng dẫn trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV


Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một phần quan trọng giúp bạn lấy điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn chưa biết cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV như thế nào để vừa ngắn gọn, vừa phù hợp với tiêu chí tuyển dụng. Hãy để Sforum giúp bạn với bài viết hướng dẫn chi tiết cách trình bày phần mục này nhé!
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là những cấp bậc, thành tích ứng viên mong muốn, quyết tâm đạt được trong công việc, sự nghiệp. Mục tiêu có thể dài hạn hoặc ngắn hạn, được trình bày đầy đủ, rõ ràng và thường nằm ở phần đầu của CV. Nhà tuyển dụng sẽ thông qua phần mục này để biết định hướng, thái độ của ứng viên đối với vị trí ứng tuyển. Từ đó, có đánh giá và chọn lựa các ứng viên phù hợp dựa theo tiêu chí của doanh nghiệp.

Tại sao nên xác định mục tiêu nghề nghiệp từ sớm?
Mỗi chúng ta xác định được mục tiêu nghề nghiệp càng sớm càng có nhiều lợi ích. Đối với sinh viên, học sinh khi xác định được điều này sẽ không bị lãng phí thời gian, công sức. Khi có mục tiêu, bạn sẽ biết bản thân cần học tập, trau dồi những gì để có thể tiến vào xã hội. Ngược lại khi không có mục tiêu, bạn sẽ bị mông lung, học dàn trải, dễ cảm thấy chán nản.
Còn đối với người đi làm, khi có mục tiêu nghề nghiệp từ sớm, bạn sẽ có động lực phấn đấu mỗi ngày. Có lộ trình phát triển cụ thể, không ngừng nỗ lực, không bỏ lỡ cơ hội để đạt được mục tiêu bản thân hướng đến.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV phản ánh điều gì?
Mỗi cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV sẽ phản ánh những điều khác nhau về tính cách, khả năng của ứng viên. Hãy cùng Sforum khám phá về những điều nhà tuyển dụng có thể thấy qua phần mục này trong CV nhé!
Tính cách của ứng viên
Những ứng viên có tính cách độc lập và quyết đoán, họ thường thể hiện khát khao được phát triển, được đột phá trong công việc. Còn những ứng viên thích sự bình lặng, an nhàn thì thường hướng đến những mục tiêu ngắn hạn, ổn định. Tuy không thể khẳng định 100% nhưng cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV sẽ phản ánh một phần tính cách của ứng viên.
Sự phù hợp của ứng viên với vị trí công việc
Dựa theo mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ có cân nhắc ứng viên đó có phù hợp cho công việc không. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm ứng viên có mục tiêu công việc sát với mục tiêu dài hạn của công ty. Chỉ khi hai bên có mục tiêu, có tiếng nói chung trong công việc thì mới có thể đạt năng suất tốt nhất.

Khả năng gắn bó lâu dài của ứng viên với vị trí công việc
Dựa vào cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV, nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng gắn bó của ứng viên đó. Tuyển dụng các nhân viên mới tiêu tốn nhiều tài chính, thời gian của công ty. Vì vậy, doanh nghiệp luôn ưu tiên chọn lựa các ứng viên muốn gắn bó lâu dài. Nếu trong phần mục này bạn cho thấy khát khao muốn làm việc lâu dài thì bạn sẽ nhận được điểm cộng của nhà tuyển dụng.
Khả năng kế hoạch khoa học của ứng viên
Một trong những phản ánh của mục tiêu nghề nghiệp ghi trong CV chính là khả năng lên kế hoạch của ứng viên. Những ứng viên xác định được mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cụ thể thường có khả năng lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng. Họ biết bản thân cần làm những gì để hoàn thành tốt công việc, đạt được mục tiêu thăng tiến. Qua đó, nhà tuyển dụng phán đoán được tầm nhìn và khả năng giải quyết công việc của họ sau này.

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV chuyên nghiệp nhất
Dưới đây là cách ghi và mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong CV đơn giản mà không thiếu đi sự chuyên nghiệp, bạn hãy tham khảo:
Đối với mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu trong khoảng 06 tháng – hơn năm, thường liên quan đến việc học hỏi, phát triển kỹ năng trong công việc ứng tuyển. Mục tiêu ngắn hạn chính là bước đệm cho mục tiêu dài hạn, không thể tách rời.
Ví dụ: Trong 1 năm tới tôi mong muốn được học hỏi, rèn luyện và áp dụng những chiến lược marketing mới để tăng trưởng doanh thu cho công ty.
Đối với mục tiêu dài hạn: Thể hiện được kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn trong vài năm tới. Đây có thể là mục tiêu thăng tiến, phát triển kỹ năng chuyên môn, hoặc vai trò lãnh đạo.
Ví dụ: Mục tiêu trong 5 năm tiếp theo của tôi là trở thành chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực marketing kỹ thuật số. Có thể dẫn dắt đội ngũ marketing và giúp công ty tạo ra những sản phẩm truyền thông đột phá.
Bạn có thể tra cứu, tìm hiểu thêm nhiều cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay khác bằng laptop. Cũng như sử dụng laptop để tạo CV chuyên nghiệp, dễ dàng với những mẫu sẵn có. Dưới đây là những sản phẩm laptop sinh viên giá tốt, nhiều ưu đãi độc đáo tại CellphoneS, bạn hãy tham khảo nhé.
[Product_Listing categoryid="1054" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/sinh-vien.html" title="Tham khảo danh sách laptop sinh viên được quan tâm tại CellphoneS!"]
Sai lầm thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Ngoài tham khảo các mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay, bạn cũng cần chú ý và tránh các sai lầm hay mắc phải. Viết mục tiêu chung chung, sai chính tả, quá dài dòng, không phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp,... Bạn hãy cẩn thận tránh các lỗi sai này khi ghi/tạo CV ứng tuyển.
Viết mục tiêu chung chung
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV một cách chung chung, bạn sẽ dễ bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Chúng cho thấy bạn không có kế hoạch hay định hướng cụ thể, rõ ràng cho sự nghiệp. Điều này có thể làm giảm khả năng ứng tuyển của bạn. Vì nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn không thực sự quan tâm thực sự đến công ty hay vị trí ứng tuyển.
Không thể hiện mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Những mục tiêu này là cách bạn cho thấy kế hoạch phát triển sự nghiệp của mình. Qua đó người tuyển dụng thấy được bạn là người có định hướng, biết rõ mình muốn gì và cách mình có thể đóng góp vào công ty. Nếu không thể hiện mục tiêu rõ ràng, bạn có thể bị coi là thiếu kế hoạch, không có định hướng hoặc không thực sự quan tâm đến công việc.

Viết sai chính tả/ câu văn lủng củng
Khi viết CV mà để sai chính tả hoặc câu văn lủng củng là một lỗi nghiêm trọng có thể gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Lỗi sai này khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả, không thực sự chú trọng đến cơ hội ứng tuyển. Đặc biệt khi bạn ứng tuyển công việc đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt hoặc sự tỉ mỉ, nhà tuyển dụng sẽ đánh trượt CV của bạn.
Mục tiêu thiếu thực tế
Khi đọc những mục tiêu nghề nghiệp thiếu thực tế, nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ năng lực của bạn. Hoặc họ cho rằng bạn chưa thực sự quan tâm, tìm hiểu, hiểu rõ về vị trí bản thân đang ứng tuyển. Tất nhiên, những HR tuyển dụng sẽ không có cái nhìn tốt với những CV này. Vì vậy, khi viết CV bạn cần tự tin thể hiện khát vọng của mình, nhưng không được xa vời thực tế.
Viết mục tiêu quá dài dòng
Ngắn gọn quá sẽ bị đánh giá sơ sài, nhưng dài dòng thành lan man cũng không tốt. Nhà tuyển dụng thường khá bận, họ thường không có đủ kiên nhẫn tìm hiểu những CV chỉ toàn chữ là chữ. Đặc biệt, những mục tiêu viết dài dòng, chung chung chắc chắn sẽ không để lại được ấn tượng tốt. Thay vào đó, hãy viết mục tiêu dưới gạch đầu dòng, ngắn gọn mà sâu sắc.
Viết mục tiêu không đề cập đến giá trị mang đến cho doanh nghiệp
Giữa doanh nghiệp và công nhân viên luôn là mối quan hệ hai chiều, cho đi và nhận lại. Bạn chỉ tập trung nêu mong muốn của bản thân mà không nói về giá trị mang lại cho doanh nghiệp sẽ không được đánh giá tốt. Vì vậy, hãy luôn thể hiện rằng bạn mong muốn được đồng hành, được hỗ trợ cùng sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.
Như vậy, Sforum đã cùng bạn tìm hiểu xong cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay, chuyên nghiệp nhất. Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đã có thể tự tin trình bày mục tiêu nghề nghiệp của mình, chinh phục được nhà tuyển dụng. Hãy luôn dõi theo Sforum để tìm hiểu các kinh nghiệm ứng tuyển, tuyển dụng hay khác bạn nhé!
Xem thêm bài viết ở chuyên mục: Góc Học & Dạy 4.0

Bình luận (0)