Trang chủThị trường
Những "nỗi đau" mà bất kỳ người dùng Android nào cũng từng nếm trải ít nhất một lần trong đời
Những "nỗi đau" mà bất kỳ người dùng Android nào cũng từng nếm trải ít nhất một lần trong đời

Những "nỗi đau" mà bất kỳ người dùng Android nào cũng từng nếm trải ít nhất một lần trong đời

Những "nỗi đau" mà bất kỳ người dùng Android nào cũng từng nếm trải ít nhất một lần trong đời

Huỳnh Minh
Ngày đăng: 16/01/2023-Cập nhật: 16/01/2023
gg news
Điện thoại sử dụng hệ điều hành Android rất phổ biến nhưng những người dùng lâu năm mới biết được nó có nhiều lỗi 'ngớ ngẫn' như thế nào.

Điện thoại sử dụng hệ điều hành Android mang đến cho người dùng sự tùy biến, khám phá chuyên sâu hơn nhưng đôi khi vẫn nảy sinh ra nhiều vấn đề nan giải, gây khó chịu cho người dùng. Nêu là một fan Android lâu năm, chắc hẳn bạn sẽ không còn lạ với những thứ bên dưới đây nữa, gần như không người dùng Android nào chưa từng gặp những trường hợp này một lần trong đời.

Phần mềm chứa mã độc hại khiến máy bị đơ

Android là một hệ điều hành mở, chính vì vậy mà người dùng có thể cài đặt các ứng dụng bên thứ 3 không có trong CH Play một cách khá đơn giản chỉ qua vài thao tác. Chính vì vậy mà đôi khi chúng ta đã vô tình cài phải những ứng dụng, phần mềm chứa các mã độc hại, nó đánh cắp thông tin và dữ liệu người dùng. Ngoài ra các ứng dụng, phần mềm độc hại trên cũng ảnh hưởng đến quá trình và hiệu suất làm việc của điện thoại khiến cho điện thoại bị lag, đơ và giật,...

Giải pháp cho vấn đề này là luôn tuân thủ quy tắc chỉ tải về file và ứng dụng tại CH Play hoặc các nguồn tin cậy. Cẩn thận trước khi click vào bất kỳ đường link nào được chia sẻ trên mạng xã hội hoặc các website đáng ngờ vực.

Trình quản lý tải xuống không khả dụng

Sẽ có những lúc, các tệp trong bộ nhớ đệm bị hư hỏng hoặc ngưng hoạt động, điều này cũng khiến cho trình quản lý tải xuống không khả dụng và khiến cho quá trình trải nghiệm của chúng ta trở nên khá khó chịu. Cách đơn giản nhất là xóa bộ nhớ đệm của Trình quản lý tải xuống.

Điện thoại bị “đứng hình”

Dùng điện thoại Android, chắc chắn ít ai chưa từng trải qua tình huống điện thoại bị dứng hình, mọi thao tác đều vô nghĩa và không phản hồi, chắc chắn đó là một trong những cảm xúc hoang mang nhất khi dùng điện thoại.

Tất nhiên, mới đầu bạn sẽ ngỡ như là điện thoại của mình bị liệt cảm ứng, nhưng không, không hẳn 100% trường hợp đều dẫn đến câu trả lời như vậy. Nếu rơi vào tình huống điện thoại bị đứng hình, chúng ta đơn giản sẽ khởi động lại điện thoại bằng tổ hợp phím vật lý. Đối với phần lớn các thiết bị Android, việc đơn giản cần làm là nhấn giữ phím Nguồn và Giảm âm lượng cho đến khi máy khởi động lại.

Ứng dụng gặp lỗi liên tục

Chắc chắn người dùng điện thoại Android ít nhiều đã gặp trường hợp không thể mở ứng dụng và được báo cáo ứng dụng gặp lỗi và tự thoát. Điều này rất khó chịu và khiến cho người dùng cảm thấy bực bội. Giải quyết việc này đơn giản bằng cách buộc dừng ứng dụng hoặc xóa mọi dữ liệu bộ nhớ của ứng dụng đó.

Sạc không vào pin

Một tình huống khá đau đầu với những người dùng điện thoại Android chính là khi điện thoại hết pin và cắm sạc xong bỏ đi rồi sau đó quay lại thì thấy điện thoại không nạp được “tí %” nào. Thông thường lỗi này liên quan tới cổng sạc và cáp sạc có vấn đề, hiện tượng này ít gặp hơn trên các mẫu sạc không dây.

Nếu đã từ dùng các thế hệ máy Nokia cách đây khoảng 10 năm, bạn sẽ không còn lạ gì với tình trạng chân sạc thường xuyên mất tín hiệu sau một thời gian sử dụng. Những gần đây, việc hư chân sạc đã không còn quá phổ biến mà chúng phần nhiều liên quan tới các vấn đề của cáp sạc. Để không phải rơi vào các tình huống 'dở khóc dở cười' như trên, tốt nhận bạn nên đầu tư cho một bộ sạc cáp có chất lượng tốt để sử dụng lâu dài thay vì những dây sạc giá rẻ không rõ nguồn gốc và chất lượng.

Lỗi điện thoại không nhận SIM

Điện thoại của chúng ta vào một ngày đẹp trời không nhận dữ liệu SIM là chuyện không phải hiếm trên các mẫu điện thoại Android. Điều này cũng khiến cho người dùng khá bực mình khi không thể gọi điện hay nhắn tin tới bất kỳ ai. Nếu rơi vào lúc đang có việc gấp thì quả là gia tăng sự bực bội lên muôn phần.

Lỗi không nhận SIM có thể đến từ phần cứng như khe SIM bị lỏng, dính bụi ở các chân tiếp xúc hoặc cũng có thể từ phần mềm hoặc chỉ đơn giản nó thích thì nó không nhận SIM thôi, không ai có thể lý giải nổi.

Điện thoại báo quá nhiệt

Mặc dù chả làm gì nhưng điện thoại vẫn báo quá nhiệt là một trong những thông báo mà người dùng điện thoại Android thường xuyên gặp phải khi đang sạc điện thoại hoặc thậm chí là những lúc đang lướt mạng xã hội. Lỗi này đôi khi khiến người dùng cảm thấy bất an và lo lắng về các nguy cơ cháy nổ.

Trước đây, thường khi bạn dùng các thiết bị quá cũ và không còn được cập nhật phần mềm thường xuyên nữa sẽ gặp lỗi này nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện nay với cuộc đua sức mạnh như vũ bão từ các nhà sản xuất chipset như Qualcomm hay Mediatek, chính người dùng là đối tượng liên tục được trải nghiệm 'mùa hè giữa mùa đông' với các thiết bị cao cấp gần đây. Chắc hẳn anh em vẫn còn nhớ những chiếc máy 'chảo lửa' đúng nghĩa với những con chip như Snapdragon 810 hay Snapdragon 888 bên trong.

Liệt cảm ứng tức thời

Các mẫu điện thoại sử dụng hệ điều hành Android đôi khi gặp các tình huống liệt cảm ứng, cảm ứng không nhạy ảnh hưởng tới quá trình sử dụng. Phần lớn các lỗi này là do bộ nhớ đầy hoặc chạm làm ảnh hưởng tới khả năng xử lý, phần mềm sử dụng bị lỗi, pin bị chai hoặc có vấn đề,...

Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể đến từ việc máy bị vào nước và ảnh hưởng đến bảng mạch điều khiển bên dưới tấm nền màn hình khiến điện thoại bắt đầu không nhận phản hồi hoặc nhảy cảm ứng. Lỗi này không phải là hiếm, ngay cả trên những thiết bị cao cấp nhất hiện nay.

Máy tự khởi động lại

Đôi khi đang trong quá trình sử dụng, máy của bạn sẽ bị tắt nguồn và khởi động lại. Phần lớn sự cố trên đến từ những người đã sử dụng quá lâu, thoạt nhìn thì cứ ngỡ đây là một tính năng cảnh báo người dùng không nên xài điện thoại quá 180 phút nhưng thực tế có thể là những xung đột phần mềm bên trong khiến máy bạn tự khởi động lại.

Điều này đôi lúc gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn bạn nghĩ, điển hình như những lúc chúng ta đang chơi game, soạn thảo văn bản hoặc chỉ đơn giản là đang trong một cuộc hội thoại quan trọng. Bất chợt màn hình tối xầm lại và điện thoại bắt đầu hiện logo của hãng lên. Thẳng thắn thì, chẳng ai có thể giữ được bình tĩnh trong trường hợp như vậy.

Trên đây chỉ là một số các lỗi rất thường gặp đối với những người sử dụng hệ điều hành Android lâu năm, còn bạn thì sao? Hãy chia sẻ các lỗi thường gặp của mình ở phía bên dưới nhé.

5/5
(0 lượt đánh giá)

Hướng tới những bài viết tối giản, xúc tích và chất lượng để dễ tiếp cận độc giả