Padlet là gì? Cách tạo và sử dụng Padlet trong dạy học


Hiện nay có rất nhiều công cụ học tập trực tuyến giúp kết nối giáo viên và học sinh vô cùng hiệu quả. Không thể không kể đến ứng dụng Padlet - ứng dụng được phần lớn giáo viên yêu thích nhờ vào khả năng xây dựng nội dung bài học sáng tạo, bắt mắt.
Vậy Padlet là gì? Cách sử dụng ra làm sao? Mời bạn đọc tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Padlet là gì? Tại sao nên sử dụng Padlet?
Padlet là trang web/ứng dụng, để dễ hiểu thì nó có thể được ví như là một tấm bảng trong lớp học. Nhưng điều khiến nó đặc biệt hơn khi so với các tấm bảng trên trường lớp đó chính là cho phép người dùng thêm văn bản, hình ảnh, video, đường dẫn, ý tưởng.... lên tấm bảng này và chia sẻ đến lớp học, hội nhóm vô cùng dễ dàng.
Padlet là ứng dụng phù hợp với giáo viên để xây dựng nội dung bài học và nhất là các bạn học sinh dùng để họp nhóm, lên ý tưởng sáng tạo.
Vậy tại sao nên sử dụng Padlet?
- Sở hữu giao diện đẹp mắt, đơn giản dễ sử dụng.
- Xây dựng nội dung bài học thú vị hơn.
- Tương thích trên hầu hết các thiết bị bao gồm: Điện thoại, máy tính, laptop, tablet.
- Đăng ký tài khoản miễn phí.
Cách tải Padlet app về điện thoại, máy tính bảng
Tải xuống ứng dụng Padlet cho các thiết bị theo link dưới đây.
- Trên Android.
- Trên iOS, iPadOS
- Trên máy tính, laptop thì bạn truy cập vào link trang chủ của Padlet tại đây.
Hướng dẫn cách tạo và sử dụng Padlet
Bước 1: Vào trang chủ Padlet, tại góc dưới bên trái sẽ có phần chọn ngôn ngữ, bạn hãy chọn vào tiếng Việt cho dễ dùng nhé Nhấn Đăng ký miễn phí.
Bước 2: Để đăng ký tài khoản Padlet thì bạn có thể chọn 1 trong 3 tùy chọn sau: Google, Microsoft, Apple. Thông thường để phục vụ cho việc học thì bạn nên chọn Google hoặc Microsoft nhé.
Bước 3: Sau đó bạn sẽ được chuyển tới giao diện chọn gói tài khoản, với 2 gói tài khoản như sau:
Gói tài khoản | Quyền lợi | Mức giá |
Pro |
|
59.000đ /tháng 564.000đ /năm |
Bacis |
|
Miễn phí |
Bạn hãy trải nghiệm Padlet với gói Bacis miễn phí trước để xem có phù hợp với mình không nhé nhấn Let's go để tiếp tục.
Bước 4: Đây chính là giao diện của ứng dụng Padlet khi bạn đã hoàn tất đăng ký tài khoản.
Để tạo một Padlet, bạn nhấn vào nút tạo một Pablet như hình dưới đây.
Bước 5: Chọn các dạng bố cục có sẵn để tạo Padlet cho riêng mình bao gồm: Tường, Dòng ngang, Lưới, Giá, Dòng thời gian, Bản đồ, Khung nền Canvas. Mỗi dạng bố cục sẽ có các trình tự sắp xếp riêng, bạn có thể nhấn vào nút Xem trước của mỗi dạng để chọn loại phù hợp với nội dung của mình xây dựng.
Trên đây là ví dụ cho dạng bố cục Bản đồ trên Padlet, bạn có thể dùng dạng này để xây dựng bài học liên quan đến vị trí địa lý của các quốc gia khác nhau...Hoặc bạn có thể sử dụng dạng bố cục Dòng thời gian để xây dựng bài giảng cho môn Lịch sử hứng thú hơn như hình dưới dây.
Còn nếu bạn muốn lên ý tưởng cho một dự án nào đó dưới dạng mindmap hoặc phân chia vị trí cấp bậc trong công việc thì có thể chọn dạng bố cục Khung nền Canvas.
Bước 6: Khi đã chọn xong dạng bố cục. Bước tiếp theo là bạn cần chỉnh sửa lại tiêu đề, nội dung mô tả cũng như chèn thêm biểu tượng (nếu muốn) cho thu hút, bắt mắt.
Sau đó, bạn cũng sẽ cần thay đổi địa chỉ truy cập vào Padlet này sao cho đơn giản nhất có thể như tên lớp hoặc tên bộ môn. Tất cả những gì bạn chỉnh sửa ở bước này sẽ hiển thị ở phần tiêu đề bên tay trái.
Bước 7: Ở phần giao diện thì bạn có thể tùy chỉnh hình nền hiển thị trên Padlet bằng hình nền có sẵn hoặc tải lên từ máy tính, tùy chỉnh kiểu font chữ, bảng màu.
Ở phần Đăng bên dưới, bạn nên bật tính năng Quyền tác giả để có thể thấy được tên học sinh bình luận trên mỗi bài đăng, cũng như thêm các phản ứng để học sinh có thể bày tỏ cảm nhận với bài đăng của bạn.
Khi đã tùy chỉnh xong những bước trên thì bạn nhấn Lưu ở góc trên bên phải và bắt đầu tạo bài đăng đầu tiên nhé.
Bước 8: Để tạo nội dung trên Padlet, bạn nhấn vào biểu tượng dấu cộng (+) bên dưới màn hình.
Tại đây bạn có thể đăng tải nội dung bằng cách hình ảnh từ máy tính, chụp ảnh trực tiếp, thông qua đường dẫn, tìm kiếm hình ảnh trên Google, Spotify, GIF...
Ngoài ra, Padletcòn có các tính năng khác để xây dựng nội dung như Ghi âm, ghi màn hình, vẽ hình, chèn link YouTube...
Sau đó điền tiêu đề, nội dung liên quan và nhấn Publish.
Bước 9:Sau khi đăng bài, bạn cũng có thể áp dụng một số tùy chọn sau cho bài đăng của mình bằng cách nhấn vào nút 3 chấm đầu bài. Tại đây, bạn có thể:
- Chọn lại màu hiển thị bài đăng theo những màu có sẵn ở trên.
- Chỉnh sửa lại nội dung hoặc xóa bài đăng.
- Chuyển bài đăng qua một Padlet khác.
- Sao chép, mở rộng bài đăng.
- Đặt làm ảnh bìa cho Padlet.
Bước 10: Sau khi đã soạn thảo xong nội dung, bạn nhấn vào nút Chia sẻ bên trên Tại mục Quyền riêng tư, nhấn Thay đổi quyền riêng tưvà nhấn vào tùy chọn bạn muốn.
Sau đó thay đổi quyền của khách truy cập thành Được đọc, Được viết hoặc Có thể chỉnh sửa Nhấn Lưu.
Bước 11: Tại mục Chia sẻ, bạn có thể chia sẻ đến người khác thông qua những tùy chọn trong hình dưới đây.
Ngoài ra, bạn còn có thể thêm thành viên để hỗ trợ mình trong lúc xây dựng nội dung bằng cách nhấn vào Thêm thành viên và nhập tên người dùng Padlet vào.
Padlet có giới hạn số lượng bảng ghim không?
Padlet giới hạn số lượng bảng ghim tùy thuộc vào loại tài khoản bạn sử dụng. Đối với tài khoản miễn phí, người dùng chỉ có thể tạo tối đa ba bảng ghim cùng một lúc. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn tạo thêm một bảng mới, bạn phải xóa hoặc lưu trữ các bảng cũ. Sự giới hạn này có thể gây bất tiện nếu bạn cần sử dụng Padlet cho nhiều dự án hoặc lớp học khác nhau.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy công cụ này thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng, việc nâng cấp lên các gói trả phí sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong việc tạo và quản lý nhiều bảng ghim mà không lo giới hạn. Điều quan trọng là cân nhắc nhu cầu thực tế của mình trước khi quyết định.
Padlet có bị giới hạn dung lượng tệp tải lên không?
Dung lượng tệp tải lên cũng là một yếu tố cần lưu ý khi sử dụng Padlet, đặc biệt khi bạn có ý định chia sẻ tài liệu lớn hoặc nội dung đa phương tiện. Đối với người dùng miễn phí, mỗi tệp tải lên có giới hạn dung lượng tối đa là 10MB. Điều này có thể đủ với các tài liệu đơn giản như hình ảnh hoặc tài liệu PDF, nhưng sẽ trở thành trở ngại nếu bạn cần chia sẻ video dài hoặc tệp có độ phân giải cao.
Các gói trả phí sẽ mở rộng dung lượng tải lên, giúp bạn linh hoạt hơn trong việc chia sẻ nội dung. Tuy nhiên, việc sử dụng Padlet hiệu quả không chỉ nằm ở việc tải lên mà còn là cách bạn sắp xếp, trình bày thông tin để chúng dễ dàng tiếp cận và tương tác.
Padlet có hoạt động ngoại tuyến không?
Khả năng hoạt động ngoại tuyến của Padlet là một điểm được nhiều người quan tâm, đặc biệt là trong các trường hợp không có kết nối internet ổn định. Mặc dù Padlet không thực sự hỗ trợ toàn diện việc làm việc ngoại tuyến, ứng dụng di động của nó cho phép bạn xem trước một số nội dung đã được đồng bộ.
Tuy nhiên, các tính năng chỉnh sửa, tải lên, hoặc tương tác sẽ cần kết nối internet để đảm bảo hoạt động mượt mà. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang chuẩn bị cho một buổi giảng dạy hoặc trình bày, hãy đảm bảo rằng các tài liệu và nội dung đã được chuẩn bị trước và kiểm tra kết nối mạng để tránh những bất tiện không đáng có.
Padlet có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ không?
Padlet là một công cụ đa ngôn ngữ, giúp người dùng trên toàn thế giới dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Giao diện của Padlet có thể được chuyển đổi sang nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt, để phù hợp với nhu cầu và thói quen sử dụng của từng người. Điều này đặc biệt hữu ích trong môi trường giáo dục đa văn hóa hoặc khi làm việc với các nhóm có ngôn ngữ khác nhau.
Sự linh hoạt về ngôn ngữ không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác, hợp tác trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào về ngôn ngữ hoặc muốn tích hợp thêm ngôn ngữ mới, Padlet cũng có kênh hỗ trợ người dùng để giải quyết các vấn đề này.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách tạo và sử dụng Padlet trên máy tính. Hy vọng những bước trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng nội dung bài học nhé. Chúc bạn thực hiện thành công.
- Xem thêm:Thủ thuật laptop.

Bình luận (0)