Trang chủThị trường
Số lượng thiết bị di động chính thức vượt qua dân số thế giới: Trung bình 1 người Macao xài đến 4 chiếc điện thoại
Số lượng thiết bị di động chính thức vượt qua dân số thế giới: Trung bình 1 người Macao xài đến 4 chiếc điện thoại

Số lượng thiết bị di động chính thức vượt qua dân số thế giới: Trung bình 1 người Macao xài đến 4 chiếc điện thoại

Số lượng thiết bị di động chính thức vượt qua dân số thế giới: Trung bình 1 người Macao xài đến 4 chiếc điện thoại

Sforum CTV, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Sforum CTV
Ngày đăng: 14/11/2022-Cập nhật: 15/11/2022
gg news

Một báo cáo vừa đây từ trang Our World in Data về số lượng thiết bị di động mới được kích hoạt trên thế giới đã khiến chúng ta phải bất ngờ vì nó thậm chí đã vượt qua dân số trên Trái Đất. Trong đó, thành phố Macao là nơi có lượng thuê bao đang hoạt động lớn nhất thế giới.

Sự gia tăng các thiết bị di động trong những năm gần đây là điều chúng ta đều có thể lường trước được khi điện thoại thông minh ngày càng hấp dẫn. Các nhà sản xuất smartphone luôn nâng cấp thiết bị sau mỗi năm và cố gắng khiến người dùng phải 'móc túi' nâng cấp lên phiên bản mới. Và ngày này cũng đã đến, khi con số này hiện đã vượt qua số cư dân trên hành tinh xanh của chúng ta.

Điều đáng nói là ở một vài thành phố tỉ lệ sử dụng thiết bị di động rất đáng chú ý, điển hình như Macao. Thống kê cho biết tại thành phố này, trung bình cứ 1 người thì sử dụng đến 4 thiết bị di động. Trong khi đó, những quốc gia đông dân bậc nhất như Trung Quốc và Mỹ chỉ lần lượt đứng vị trí thứ 7 và 8 trên bảng xếp hạng.

Biểu đồ sự gia tăng thiết bị di động trên toàn thế giới

Vào năm 2021, số lượng thiết bị di động được đăng ký và kích hoạt lên đến con số kinh khủng là 8.6 tỷ thiết bị trên toàn thế giới, trong khi đó dân số của cả hành tinh đang là 7.9 tỷ người. Điều đó cho thấy rằng đang có rất nhiều người sử dụng từ 2 thiết bị di động trở lên trong thời đại công nghệ số.

Đứng đầu bảng xếp hạng tăng trưởng thiết bị di động tính đến năm 2020 là thành phố Macau - đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc. Mỗi 100 người dân Macao sở hữu đến 430 thiết bị di động, tương đương với tỉ lệ 1:4. Con số này mang lại sự chênh lệch rõ rệt so với các quốc gia phía dưới. Rất tiếc công ty thống kê chưa thể hiện được nguyên nhân tại sao người dân tại đây lại có nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị đến vậy.


[caption id='attachment_678729' align='aligncenter' width='960'] Biểu đồ tăng trưởng thiết bị di động trên mỗi 100 người dùng[/caption]

Một điều dễ nhận thấy nhất là việc mọi người sử dụng điện thoại di động đi kèm với máy tính bảng hay đồng hồ thông minh,... Tuy việc sử dụng thiết bị di động đã phổ biến khắp thế giới, nhưng các quốc gia vẫn có quy định riêng về quyền truy cập cũng như số lượng thuê bao tối đa có thể đăng ký được.

Biểu đồ của Our World in Data thể hiện sự gia tăng số lượng điện thoại di động đang hoạt động trên toàn cầu, ngoài ra chúng cũng giúp có cái nhìn tương quan hơn về số lượng đăng ký thuê bao di động ở từng quốc gia.

Những đầu thập niên 90: Nokia và Motorola nắm trùm

Trước khi tiếp tục tìm hiểu về sự phân chia số lượng thiết bị di động ngày nay, bài viết sẽ giải thích nhanh cách thị trường điện thoại thông minh nói chung và thiết bị di động nói riêng đã phát triển thần tốc trong ba thập kỷ qua. Sự phát triển của thiết bị di động bắt đầu từ những năm 90, đã xảy ra nhiều cuộc cách mạng mang tính đột phá làm sụp đổ sự thống trị của những gã khổng lồ như Nokia hay Motorola cho đến sự vùng dậy của Apple, Samsung...

[caption id='attachment_678735' align='aligncenter' width='960'] Biểu đồ thị phần các thương hiệu điện thoại vào tháng 4 năm 1994[/caption]

Một ví dụ điển hình là vào năm 1993, Motorola nổi lên và chiếm hơn một nửa thị trường điện thoại di động, một gã khổng lồ thật sự. Cho đến năm 2021, thị phần của hãng điện thoại này đã giảm không phanh chỉ còn lại 2.2%. Điều này đã xảy ra như thế nào và ai sẽ là người tiếp theo bị đá ra khỏi miếng bánh màu mỡ này?

Những năm 90 đầu 2000: Một sự khởi đầu

Năm 1983, Motorola đã tung ra một trong những điện thoại di động thương mại đầu tiên trên thế giới - DynaTAC 8000X. Chiếc điện thoại tương lai vào thời điểm đó có giá lên tới 4,000 USD (khoảng 99 triệu đồng tại thời điểm hiện tại) và cần được sạc lại sau 30 phút sử dụng. Bạn nên cảm thấy may mắn vì đã sống trong thế kỷ 21 với những chiếc smartphone hoạt động liên tục nhiều giờ đồng hồ.

[caption id='attachment_678733' align='aligncenter' width='960'] Biểu đồ thị phần các thương hiệu điện thoại vào tháng 4 năm 2000[/caption]

Vào đầu những năm 1990, sự đổi mới trong ngành điện tử đã phần nào phát triển, cũng từ đây nhiều nhà sản xuất thiết bị di động khác ra đời như Nokia hay Sony. Họ bắt đầu tung ra những sản phẩm điện thoại mang thương hiệu của riêng mình, và gần như độc quyền vào thời điểm đó. Sony và Siemens bắt đầu có được một số thành công và đặt nền móng cho các thiết bị của họ sau này, cũng từ đây Motorola rơi vào tình thế khó khăn vì đã có thêm nhiều đối thủ.

Tháng 9 năm 1995, thị phần của Morotola bắt đầu bị lung lay và tụt mất chỉ còn 32.1%.

2007 trở đi: Apple càng làm càng mạnh

Năm 2007, có gần 3.4 tỷ thuê bao được kích hoạt trên thiết bị di động, chiếm khoảng 50% dân số thế giới lúc bấy giờ. Mặc dù vào thời điểm công nghệ còn mới mẽ nhưng một số công ty đã tung ra các thiết bị máy tính bảng đời đầu như PalmPilot hay Nokia 770. Tuy nhiên, chính Apple với dòng sản phẩm iPhone đã làm đảo lộn mọi thứ và làm rung chuyển cả thế giới.

Trong một bài phát biểu tại San Francisco Macworld Expo năm 2007, Steve Jobs đã giới thiệu iPhone như là sản phẩm ba trong một được gói gọn trong một thiết bị vừa túi quần: iPod màn hình cảm ứng lớn, điện thoại di động cách mạng và là một thiết bị có kết nối internet.

Một năm sau, Apple ra mắt App Store, cho phép người dùng tải các ứng dụng và trò chơi về iPhone của họ. Điều này không chỉ nâng cao đáng kể chức năng của iPhone mà còn cho phép người tiêu dùng cá nhân hóa chúng.

Đây là sự khởi đầu của kỷ nguyên điện thoại thông minh, một kỷ nguyên mới mà Motorola hay Nokia đã tuột lại phía sau. Không quá hai năm sau ra mắt iPhone lần đầu tiên, Apple đã chiếm được 17.4% thị trường điện thoại di động. Ngược lại, Motorola dù đã cố gắng thay đổi nhưng chỉ còn lại 4.9% thị phần toàn cầu.

[caption id='attachment_678736' align='aligncenter' width='960'] Biểu đồ thị phần các thương hiệu điện thoại vào tháng 12 năm 2021[/caption]

Đến cuối năm 2021, Apple nắm giữ khoảng 27.3% thị trường di động toàn cầu và trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. iPhone là một sản phẩm chủ chốt giúp tăng trưởng doanh thu của gã khổng lồ công nghệ, chiếm gần 50% tổng doanh thu của Apple.

Quý 3 năm 2022, Samsung giành vị trí thứ nhất với thị phần trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu là 21.2%. Tiếp đến là Apple với 17.2% thị phần trên thị trường thiết bị di động.

Thiết bị di động phổ biến, nhưng chưa phổ cập toàn thế giới

Ở nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu người dựa vào điện thoại di động và máy tính bảng mỗi ngày để phục vụ cho công việc của họ. Dù là cuộc sống xã hội hay các hoạt động đơn giản hàng ngày như tìm đường đi, tìm điểm vui chơi, hay việc lựa chọn xem hôm nay ăn món gì người ta cũng đều dùng điện thoại thông minh để tương tác với chúng.

Tuy nhiên, ngay cả khi tổng số đăng ký thuê bao trên thiết bị di động đã vượt qua mức dân số toàn cầu, thì việc sử dụng chúng vẫn chưa được phổ cập đến mọi ngóc ngành của thế giới. Theo bảng thông tin có thể thấy, một số khu vực có số lượng đăng ký điện thoại di động gấp 2 đến 3 lần dân số quốc gia, trong khi có những nơi số lượng người dân không tiếp cập được thiết bị di động rất nhiều.

Các thiết bị di động như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, máy tính bảng, thiết bị kết nối trên oto đều có tiện ích hỗ trợ SIM, đó cũng là lý do khiến số lượng thuê bao được kích hoạt lớn gấp 2-3 lần so với dân số của các nước phát triển. Điển hình là tại Macao, quốc gia đang dẫn đầu về số lượng thuê bao đang hoạt động, cứ 1 người thì sử dụng từ 3-4 thiết bị thông minh khác nhau.

Nhưng ngược lại, ở Nam Sudan, cứ 100 người thì chỉ có 12 thuê bao di động được kích hoạt. Tình trạng nghèo đói phổ biến trên khắp đất nước, khiến người dân không thể tiếp cận được những thiết bị mới. Thậm chí, theo báo cáo từ ngân hàng thế giới thì chỉ 7.2% dân số Nam Sudan có thể sử dụng điện.

Có thể thấy một quốc gia ổn định và có nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cập được những thiết bị thông minh mới, một người có thể sử dụng và kích hoạt cùng lúc điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh,... Nếu toàn thế giới có thể đều sử dụng được thiết bị thông minh thì số lượng thuê bao được kích hoạt sẽ gấp 2 đến 3 lần dân số thế giới hiện tại.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Trang tin công nghệ Sforum.vn được thành lập từ năm 2012, đến nay đã hơn 10 năm tuổi. Chúng tôi vẫn không luôn ngừng đổi mới và thử nghiệm các chuyên mục, nội dung mới để phục vụ bạn đọc. Hi vọng các thông tin công nghệ, game hay mẹo vặt từ Sforum sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong đời sống cũng như có những phút giây giải trí lành mạnh.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo