Thay tên, đổi màu tại Việt Nam, liệu "siêu kỳ lân" Đông Nam Á - Gojek, có làm nên chuyện?

Sforum CTV
Ngày cập nhật: 15/08/2020

Dạo gần đây trên khắp nẻo đường của các thành phố lớn ở Việt Nam xuất hiện một cái tên “tuy lạ mà quen” - Gojek. Sở dĩ xuất thân từ loại hình “xe ôm công nghệ” nhưng Gojek có những đặc điểm nổi bật và mang trong mình câu chuyện startup đáng ngưỡng mộ.
Chưa bao giờ chúng ta có thể nghĩ rằng 'xe ôm công nghệ' có thể ra đời và làm thay đổi cả một hành vi xã hội của con người đến như vậy. Bằng chứng là dù trong thời gian rất ngắn nhưng trên thị trường non trẻ này đã xuất hiện nhiều nền tảng ứng dụng gọi xe được phát triển và nhận được phản ứng khá tốt từ người sử dụng. Vốn là một ứng dụng gọi xe vô cùng gần gũi và quen thuộc với mọi người nhưng gần đây, thương hiệu Go Viet bất ngờ bị 'loại trừ' hay chính xác hơn là sẽ 'thay tên đổi họ' thành Gojek.“Siêu kỳ lân” Đông Nam Á
Trước tiên, dành cho những ai chưa biết thì “siêu kỳ lân” (decacorn) là một cụm từ chỉ những doanh nghiệp startup được định giá trên 10 tỷ đô la và là mơ ước đối với bất kỳ công ty khởi nghiệp nào trên thị trường thế giới. Với xuất phát điểm là lĩnh vực công nghệ, ứng dụng Gojek được phát triển dựa trên nhu cầu “gọi xe máy” vô cùng phổ biến ở đất nước Indonesia do nhà sáng lập trẻ tuổi - Nadiem Makarim. Nhanh chóng nhận ra ngành công nghiệp không chính thống này có tiềm năng vô cùng to lớn, anh đã cùng hai người bạn nữa là Kevin Aluwi và Michaelangelo Moran đã sáng lập nên ứng dụng gọi xe mang tên Gojek (jek được lấy trong ojek có nghĩa là xe máy theo tiếng Indonesia).

“Bình mới, rượu mới”
Vào năm 2018, Gojek bất ngờ “tiến công” trên thị trường Việt Nam dưới tên thương hiệu là GoViet. Sau 2 năm hoạt động, không thể phủ nhận được rằng mức lan tỏa của ứng dụng này ngày càng lớn trong cuộc sống hằng ngày. Với nguồn vốn lên đến 150 triệu đô được đổ từ công ty mẹ đổ vào GoViet đã nhằm phần nào nói lên được mức độ tiềm năng của thị trường này đối siêu kỳ lân Gojek.


Sự đối đầu giữa Gojek và Grab: cuộc hội ngộ của hai người bạn thân
Có thể nói sự đối đầu của Gojek và Grab không phải chỉ dừng lại ở câu chuyện thương hiệu mà đây cũng chính là cuộc tương phùng đầy bất ngờ của những người bạn thân. Được biết Nadiem Makarim - nhà sáng lập Gojek và Anthony Tan - CEO của Grab vốn đã quen biết từ lâu, thậm chí họ còn từng là bạn vô cùng thân thiết trong thời gian học tập tại Harvard. Thậm chí nhà sáng lập trẻ của siêu kỳ lân Gojek còn chia sẻ rằng Anthony từng là một trong những bạn thân nhất của anh và họ thường trao đổi chia sẻ cùng nhau về các ý tưởng kinh doanh.

“Tam giác vàng” sẽ cân tại đâu?
Ở Việt Nam, thị trường “gọi xe” được xẻ làm ba phần với kẻ mạnh mang tên Grab với hơn một nửa thị phần, còn lại chính là sự chiếm lĩnh của Gojek và Be. Thế nhưng trong khi Be tuyên bố mình là công ty vận tải sử dụng công nghệ 4.0 có sứ mệnh khác với các ứng dụng gọi xe khác trên thị trường thì đây chính xác hơn là cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai màu áo xanh Gojek và Grab. Cùng phát triển trên nền tảng dịch vụ nhưng khi đặt cả hai lên bàn cân, ta thấy được sự khác biệt rõ ràng của hai “siêu ứng dụng” được cho là phổ biến nhất ngày nay.


(0 lượt đánh giá - 5/5)
Bình luận (0)