Tiếp bước iPhone 13, đây là chiếc AirPods đầu tiên trên thế giới được "độ" lên cổng sạc USB-C


- Xem thêm: Đây là chiếc iPhone đầu tiên trên thế giới trang bị cổng sạc USB-C, nhưng không phải do Apple làm
Không dừng lại ở việc độ iPhone, có lẽ Pillonel đang muốn đem chuẩn Type-C thay thế hết tất cả cổng Lightning trên thiết bị Apple mà mới đây là dòng AirPods 2. Với vốn kiến thức của một sinh viên học ngành kỹ sư Robot, Pillonel thường mất khoảng vài tháng để có thể 'độ' hoàn chỉnh một thiết bị.
Để có thể tạo ra được phiên bản AirPods USB-C hàng limited, pháp sư Pillonel đã bắt đầu với việc tạo ra mẫu thử không chú trọng vào thiết kế, được làm với phần mạch USB-C lớn bằng chiếc AirPods và rất nhiều dây nhợ dài ngoằng, miễn là kết nối ngon lành được.
Sau quá trình thử nghiệm, Pillonel đã tạo ra mạch PCB của riêng mình với phần cứng cho cổng USB-C trong kích thước gấp gọn trong lòng bàn tay. Ngoài ra, chàng sinh viên còn tinh chỉnh các bộ phận bo mạch, mài phần nhựa để cổng kết nối nhìn 'mướt' như từ hãng làm ra.
Không chỉ giữ cho riêng mình, Pillonel dự định sẽ 'mở' dự án độ AirPods USB-C dành cho mọi người thông qua video hướng dẫn để bất kỳ ai cũng có thể trở thành 'pháp sư' gắn USB-C, dĩ nhiên nếu hư AirPods thì tự chịu.
Sinh viên còn đem được cổng USB-C lên iPhone và AirPods, tại sao Apple không làm? Apple đã mang cổng USB-C lên iPad để thay thế chuẩn Lightning, nhưng trên iPhone, AirPods thì lại không làm như vậy. Có lẽ lý do tất yếu mà Apple vẫn còn rất chuộng cổng Lightning là vấn đề về lợi nhuận. Các sợi cáp đầu Lightning muốn hoạt động tốt nhất phải được thông qua kiểm duyệt của Apple để có được chuẩn MFi, và các nhà sản xuất đều phải tốn phí trên mỗi sản phẩm bán ra.Dạo quanh thị trường cáp Lightning hiện tại, cáp với MFi xuất hiện nhiều không đếm kể, chứng tỏ Apple đã thu được rất nhiều chỉ riêng từ chuẩn này. Miếng bánh ngon như vậy, sao Apple lại nhả được? Trong khi đó nếu dùng cổng Type-C, thì chứng chỉ MFi không còn nhiều ý nghĩa do chuẩn cắm này không phải của riêng Apple.

Ngoài ra, còn có một số lý do bên ngoài khác để công ty không đem chuẩn USB-C lên AirPods và iPhone. Về thiết kế, cổng cắm Lighting trông gọn gàng và liền mạch hơn cổng USB-C, do cổng Lightning là một ô trống, dẹt mỏng; còn cồng Type-C lại có thêm phần giữa như cái lưỡi, và độ dày của cổng cắm cũng dày hơn cổng Lightning một ít. Về tổng thể, cổng Lightning mang sự liền lạc và gọn gàng trong thiết kế, rất hợp với các sản phẩm của Apple.
Nếu không xét về mặt thẩm mỹ, Apple cũng đã chia rõ mục đích sử dụng sản phẩm thông qua cổng kết nối. Đối với các sản phẩm trang bị cổng C như iPad, MacBook thì đây là các thiết bị phục vụ công việc, yêu cầu kết nối ngoại vi và truyền dữ liệu nhanh chóng. Còn đối với các thiết bị như iPhone, AirPods hoặc iPad có nút home, thì việc trang bị cổng C là không cần thiết bởi các thiết bị này không phục vụ nhiều trong công việc, không cần chép file, trao đổi dữ liệu thường xuyên nên hãng vẫn giữ nguyên cổng Lightning trên thiết bị để trông đẹp hơn và tận dụng, 'vắt' lợi nhuận từ Lightning nhiều hơn.
Tuy nhiên, Apple có lẽ sẽ không 'lỳ đòn' được lâu nữa. Bởi vì chỉ cần vài năm tới, các nhà chức trách của EU sẽ ban hành luật để các chuẩn cắm sạc trên thiết bị công nghệ đều là USB-C. Sẽ sớm thôi, chúng ta sẽ thấy một chiếc iPhone hay AirPods đời tiếp theo sẽ trang bị cổng Type-C. Còn nếu muốn có cổng C sớm hơn thì bạn có thể tham khảo pháp sư Pillonel ở trên.
- Xem thêm: Châu Âu yêu cầu các thiết bị điện tử phải dùng cổng sạc USB-C, bao gồm cả iPhone của Apple
Việc độ AirPods với cổng USB-C tưởng chừng như không thể bởi bo mạch của AirPods rất khó mở và không có nhiều không gian trống. Nhưng Pillonel với kinh nghiệm pháp sư chuyên gắn USB-C đã thành công chế cháo mạch trên AirPods để chuẩn cắm này hoạt động ngon lành. Nếu Apple với nhiều lý do không muốn phổ cập USB-C lên sản phẩm của mình, thì đành để sinh viên làm vậy.
[Product_Info id='19334']

Bình luận (0)