Trang chủThị trường
Vân tay trong màn hình liệu có thay thế được vân tay truyền thống?
Vân tay trong màn hình liệu có thay thế được vân tay truyền thống?

Vân tay trong màn hình liệu có thay thế được vân tay truyền thống?

Vân tay trong màn hình liệu có thay thế được vân tay truyền thống?

An Đông Nghệ, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
An Đông Nghệ
Ngày cập nhật: 12/02/2019
gg news
Cảm biến vân tay trong màn hình là một trong những tính năng được nhiều nhà sản xuất chú trọng phát triển hiện nay, liệu nó có thể thay thế được vân tay truyền thống?

Bảo mật sinh trắc học, mối quan tâm lớn của làng di động

Những năm gần đây, hàng loạt các công nghệ bảo mật trên smartphone đã được giới thiệu và ngày càng trở nên phổ biến. Nếu như trước đây chúng ta cứ mãi loay hoay với mã PIN, vẽ hình mở khóa hay những loại mật khẩu thông thường thì bây giờ, bảo mật trên smartphone đang đứng ở một tầm cao mới.Đầu tiên là sự ra đời của cảm biến vân tay. Vào năm 2011, Motorola Mobility Atrix 4G đã trở thành chiếc điện thoại Android đầu tiên tích hợp cảm biến vân tay, tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa gây được sự chú ý trong làng di động cho đến khi Apple mang Touch ID lên chiếc iPhone 5S. Tiếp theo đó, các nhà sản xuất đã bắt đầu cải tiến và sáng tạo tính năng này, giúp tăng tốc độ mở khóa, cải thiện độ chính xác cũng như tùy chỉnh vị trí đặt cảm biến, từ trên nút Home đến mặt lưng và cả trên nút nguồn ở cạnh bên.

Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất IMG_0751-1 Trên tay Galaxy A7 2018: 3 camera sau, chip Exynos 7885, vân tay cạnh bên, giá 7.69 triệu

Vào năm 2017, Apple đã giới thiệu chiếc iPhone X với Face ID, công nghệ bảo mật sinh trắc học dựa trên nhận dạng khuôn mặt nhằm thay thế cảm biến dấu vân tay Touch ID. Apple đã sử dụng hệ thống camera TrueDepth gồm cụm đèn chiếu sáng, kết hợp với các cảm biến để tạo ra một bản đồ chi tiết chiều sâu khuôn mặt, từ đó có thể nhận diện được người dùng.Tính năng này nhanh chóng được các nhà sản xuất khác “học hỏi” và mang lên các thiết bị, nổi cộm là trong năm 2018.Cũng trong năm ngoái, Vivo đã giới thiệu công nghệ cảm biến vân tay mới, được đặt trong màn hình với chiếc Vivo X21 UD của mình. Sau Vivo, lần lượt các nhà sản xuất khác như OPPO, OnePlus, HuaweiXiaomi cũng đã trang bị cho các smartphone của họ tính năng này. Ngoài ra chúng ta còn có công nghệ nhận diện qua mống mắt Eye Scan của Samsung.Mặc dù hàng loạt các công nghệ bảo mật sinh trắc học mới đã được ra đời, tuy nhiên cảm biến vân tay truyền thống hiện vẫn đang là phương thức bảo mật được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hệ thống này có cơ chế hoạt động tương đối đơn giản và dễ sử dụng. Đầu tiên thiết bị sẽ quét hình ảnh ngón tay, sau đó chuyển dữ liệu này sang dạng số rồi đối chiếu các đặc điểm của vân tay đó với dữ liệu đã được lưu trong hệ thống để xác thực mở khóa.Hiện tại công nghệ này đang được sử dụng trên hầu hết các dòng smartphone, từ giá rẻ đến tầm trung, cận cao cấp và cao cấp. Các nhà sản xuất có thể áp dụng song song nhiều hình thức bảo mật khác nhau để phòng hờ một trong những phương thức đó không hoạt động tốt do điều kiện môi trường. Trong đó, cảm biến vân tay là phương thức được “sơ cua” nhiều nhất.Với Face ID, người dùng phải đưa khuôn mặt mình vào ống kính và không thể sử dụng trong điều kiện ánh sáng yếu. Trong khi đó, vân tay truyền thống dễ sử dụng hơn và có tính tiện lợi khá cao, có thể dùng linh hoạt trong các môi trường khác nhau. Tuy nhiên phương thức bảo mật này lại tạo ra một mối lo ngại về độ an toàn cũng như sẽ gặp trở ngại khi tay bị ướt hoặc đang mang bao tay.

Vân tay trong màn hình - Công nghệ tất yếu cho smartphone trong tương lai

Khi mà thiết kế smartphone đang tiệm cận đến kỉ nguyên tràn viền, sự ra đời của cảm biến vân tay trong màn hình là một kết quả tất yếu vì màn hình đã không còn đủ chỗ để chứa các cảm biến cho nhận diện khuôn mặt. Đây là loại cảm biến cho khả năng nhận diện chính xác hơn với mức độ nghiêm ngặt cao nhưng cũng có chi phí đắt hơn. Về cơ bản, cho đến nay chúng ta có hai loại cảm biến vân tay trong màn hình là cảm biến quang học và cảm biến siêu âm.Như mình đã đề cập ở trên, công nghệ cảm biến vân tay quang học được tiên phong bởi nhà sản xuất Trung Quốc, Vivo. Sau đó nó đã được áp dụng trên hàng loạt các sản phẩm cận cao cấp và cao cấp trong năm 2018. Tuy nhiên, loại cảm biến này có tốc độ mở khóa khá chậm so với cảm biến điện dung thông thường, đồng thời chi phí cũng đắt đỏ hơn.Ngoài ra, chúng ta còn có công nghệ vân tay siêu âm mà Qualcomm đã giới thiệu vào cuối năm ngoái, cảm biến này sử dụng sóng siêu âm thay vì quang học, hứa hẹn mang lại tốc độ mở khóa cao hơn, tuy nhiên giá thành cũng khá đắt. Dự kiến công nghệ này sẽ tiếp tục được áp dụng rộng rãi hơn nữa trên thị trường smartphone 2019, gần nhất là dòngGalaxy S10 của Samsung sẽ được giới thiệu vào tháng 2 tới. Tuy nhiên, Galaxy S10 sẽ dựa vào cảm biến siêu âm thế hệ thứ 3 đang được Qualcomm phát triển và là nhà sản xuất điện thoại đầu tiên đem công nghệ hiện đại này lên smartphone.

Máy quét siêu âm sẽ được gắn vào mặt sau của bảng điều khiển màn hình như cảm biến quang học, tuy nhiên Samsung tin rằng độ chính xác của công nghệ này sẽ cao hơn so với quang học. Theo giải thích từ Samsung, vì cảm biến quang học cần một màn hình trong suốt nên nó dễ bị ảnh hưởng bởi bên ngoài (như điều kiện ánh sáng) và cũng ảnh hưởng đến chất lượng màn hình. Thêm vào đó, cảm biến siêu âm chấp nhận hình ảnh 3D của các đầu ngón tay và lỗ chân lông của ngón tay được chụp nên độ chính xác tốt hơn nhiều.

Về cơ chế hoạt động, quá trình thiết lập cảm biến trong màn hình khá giống so với cảm biến thông thường. Người dùng sẽ phải đặt ngón tay vào biểu tượng vân tay trên màn hình, sau đó di chuyển ngón tay xung quanh vị trí cảm biến. Tuy nhiên chúng ta cần nhấn một lực nhỏ xuống màn hình chứ không đơn thuần chỉ là thao tác chạm.

Vân tay trong màn hình hay vân tay truyền thống, đâu mới là tương lai?

Tương lai của làng smartphone sẽ trở nên không viền, không lỗ, do đó vân tay trong màn hình đang nắm giữ một lợi thế không nhỏ so với các phương thức bảo mật khác. Đây sẽ là công nghệ đã, đang và sẽ được nhiều nhà sản xuất theo đuổi, hứa hẹn sẽ trở thành tiêu chuẩn của smartphone trong tương lai. Loại cảm biến này được đánh giá là mang lại yếu tố thẩm mỹ cao hơn so với vân tay điện dung.Trong khi đó, cảm biến vân tay điện dung truyền thống được cho là kém an toàn. Mới đây, Google đã vào cuộc để kiểm tra tính an toàn và có thể sẽ “khai tử” cảm biến này trên Android nếu nhận thấy nó tiềm tàng quá nhiều rủi ro. Trong thời đại mà người dùng thường sử dụng vân tay để xác thực trên các phần mềm internet banking hay thanh toán trên smartphone, độ an toàn là một yếu tố tiên quyết. Nói đi cũng phải nói lại, cảm biến vân tay trong màn hình không hẳn là không có nhược điểm. Vấn đề mà nhiều nhà sản xuất đang lo ngại chính là chi phí để trang bị cảm biến này trên smartphone quá đắt đỏ, dẫn đến việc khó có thể được sử dụng rộng rãi. Hy vọng với sự tiến bộ của công nghệ, các hãng smartphone có thể tối ưu cả 2 yếu tố tiện lợi và an toàn, đồng thời tốn ít chi phí hơn để giúp cảm biến vân tay siêu âm trở nên phổ biến.

Tạm kết

Có thể thấy vân tay trong màn hình và vân tay truyền thống đều có những ưu và nhược điểm riêng của mình. Trong tương lai, công nghệ vân tay trong màn hình dự kiến sẽ được sử dụng nhiều hơn trên các dòng smartphone tầm trung và cao cấp, trong khi đó cảm biến vân tay điện dung có thể vẫn chưa đến hồi kết và được tích hợp rộng rãi trên thị trường điện thoại giá rẻ.Liệu công nghệ sẽ còn phát triển tới mức nào, những phương thức bảo mật mới nào sẽ được giới thiệu tiếp theo, cùng chờ xem nhé.

Đặt gạch Galaxy S mới nhận ưu đãi hơn 10 triệu!

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Bình luận (0)

sforum facebook group logo