Web3 là gì? Tất tần tật kiến thức về Web 3.0 nên biết


Web3.0 là một thế hệ Internet mới nên có rất nhiều người dùng công nghệ quan tâm đến khái niệm nền tảng Web3 là gì, tính ứng dụng của chúng ra sao? Nếu bạn cũng có chung quan tâm này hãy theo dõi hết bài chia sẻ sau đây của Sforum nhé. Tất tần tật về Web3.0 là gì, ưu nhược điểm ra sao, công nghệ cấu thành thế nào sẽ được giới thiệu đến bạn.
Web3 là gì?
Web3 hay còn gọi là website 3.0 là hệ thống internet thế hệ thứ 3, nơi mà các ứng dụng và dịch vụ được xây dựng trên công nghệ blockchain. Thế hệ internet này hướng tới việc tạo ra môi trường mạng phân tán (phi tập trung), trong đó người dùng có thể tự do sở hữu, quản lý dữ liệu của mình. Web3 được biết tới là phiên bản nâng cấp của Web2, và được kỳ vọng là bước tiến quan trọng tạo ra hệ thống internet công bằng và minh bạch.

Tầm quan trọng của Web3 là gì?
Nền tảng Web3 là gì, có vai trò như thế nào, có cần thiết hay không là thắc mắc chung của nhiều người. Web 3.0 được đánh giá là cải tiến, khắc phục những điểm chưa làm được của Web 1.0 và Web 2.0. Thế hệ này đề cao tính riêng tư của người dùng, giúp bạn giảm sự phụ thuộc vào các công ty lớn, tăng cường tính minh bạch và bảo mật khi sử dụng. Ngoài ra, Web3 còn tích hợp các tính năng của trí tuệ AI, tạo ra cơ hội kinh tế mới, khuyến khích sự đóng góp cho cộng đồng của người dùng.

Khác biệt giữa Web 1.0, Web 2.0 và Web 3.0
Web3.0 là gì, khác biệt thế nào với các Web1.0 và Web2.0? Bạn hãy theo dõi bảng tổng hợp của Sforum để phân biệt giữa ba thế hệ internet này nhé.
Tiêu chí |
Web 1.0 |
Web 2.0 |
Web 3.0 |
Mục đích |
Truyền tải thông tin, người dùng chỉ xem được thông tin trên web. |
Giao tiếp, chia sẻ, người dùng đọc thông tin, có thể để lại quan điểm của mình |
Tạo ra môi trường phi tập trung, bạn có thể đọc, viết, giao tiếp sâu hơn |
Quyền sở hữu |
Người dùng không có quyền sở hữu dữ liệu, đề cao doanh nghiệp |
Người dùng phụ thuộc vào bên khác, đề cao cộng đồng |
Người dùng sở hữu và kiểm soát dữ liệu của mình, đề cao cá nhân |
Mô hình kinh doanh |
Trang web/trang chủ, kiếm tiền dựa trên lượt views trang. |
Wiki, blog, web service endpoint, kiếm tiền dựa vào quảng cáo nhấp chuột |
Livestreams, Data space, kiếm tiền dựa vào token hóa, kinh tế chia sẻ |
Ví dụ |
Các trang web thông tin tĩnh |
Facebook, YouTube, Wikipedia,… |
DApps, DAO, NFT,… |

Web3 hoạt động thế nào?
Có phải bạn cũng đang băn khoăn web3 là gì, hoạt động như thế nào? Web3 hoạt động dựa vào blockchain để lưu trữ dữ liệu phân tán không như truyền thống. Thế hệ này không lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ tập trung, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc và tăng cường quyền kiểm soát cho người dùng.
Tuy nhiên, Web3.0 hoạt động nhất quán rõ ràng, mỗi khối chứa thông tin và liên kết với khối trước đó, tạo thành một chuỗi liên tục và không thể thay đổi. Dữ liệu được ghi lại công khai, người dùng có thể tra cứu, kiểm tra hay xác minh thông tin thuận tiện.

Tính năng của Web3
Nền tảng Web3.0 là gì, có những tính năng nào nổi bật mà được nhiều người quan tâm tới vậy? Web3 là thế hệ được coi trọng bởi các tính năng tạo ra một môi trường trực tuyến tự chủ.
- Web3.0 cho phép người dùng kiểm soát và sở hữu dữ liệu cá nhân, giúp bảo vệ quyền riêng tư và ngăn chặn việc lạm dụng dữ liệu trên mạng.
- Web3 trang bị Smart Contracts (hợp đồng thông minh), token hóa cho phép giao dịch và phân phối giá trị dễ dàng, giảm thiểu rủi ro khi không cần qua trung gian.
- Trên Web3 người dùng có thể tương tác trực tiếp với dApps mà không cần bên trung gian, thông qua ví tiền điện tử như MetaMask.
- Web3 có khả năng tích hợp và mở rộng, hỗ trợ nhiều loại ứng dụng, cho phép các ứng dụng khác nhau cùng kết nối phát triển trong cùng một hệ sinh thái.

Ưu điểm và nhược điểm của Web3
Ưu điểm của Web3
- Nền tảng mở rộng, không bị giới hạn kết nối, dễ dàng tiếp cận các dữ liệu mở, ví dụ như có thể thanh toán bằng bất kì phương thức ở địa điểm nào.
- Đề cao quyền riêng tư của người dùng, mã hóa dữ liệu bảo mật an toàn, lưu trữ liền mạch, tính tin cậy cao.
- Dữ liệu được xử lý nâng cao bởi trí tuệ AI, cho phép người dùng xử lý thông tin, công việc nhanh chóng, hiệu quả.

Nhược điểm của Web3
- Muốn vận dụng tốt các tính năng của Web3, người dùng cần trang bị thiết bị thông minh, có cấu hình cao.
- Phụ thuộc vào blockchain và có nhược điểm của blockchain đó. Ví dụ Blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận như Proof of Work sẽ khiến Web3 tiêu tốn nhiều năng lượng.
- Vì Web3 đề cao tính phi tập trung nên sẽ gặp một số vấn đề về quy định chung (đôi khi sẽ có sự xung đột).
Các công nghệ cấu thành nên Web3
Nền tảng Web3 là gì, được cấu thành bởi những công nghệ nào? Sau đây là các công nghệ góp phần tạo nên những tính năng nổi bật của Web3.0 so với các Web1.0 và Web2.0.
- Blockchain: Cấu trúc phân tán dữ liệu cho phép lưu trữ thông tin minh bạch và an toàn cao.
- Smart Contracts: Chương trình tự động thực hiện các điều kiện đã được xác định, giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí trung gian.
- AI và Machine Learning: Có khả năng phân tích và xử lý dữ liệu, cải thiện trải nghiệm người dùng thông minh hơn.
- IPFS: Hệ thống lưu trữ dữ liệu phân tán, cho phép truy cập nhanh chóng và an toàn.

Sau khi tìm hiểu web3 là gì, công nghệ cấu thành nên chúng, bạn muốn tự mình xây dựng một ứng dụng web3 linh hoạt và an toàn? Vậy hãy tham khảo chiếc laptop AI giúp bạn thao tác nhanh chóng, thành công ngay sau đây nhé.
[Product_Listing categoryid="2197" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/laptop/ai.html" title="Tham khảo danh sách laptop AI được quan tâm tại CellphoneS!"]
Những ứng dụng của Web3 trong thực tế
Để hiểu rõ hơn nền tảng Web3 là gì, bạn hãy tham khảo các ứng dụng thực tế, nổi bật của Web3 sau đây.
- Tài chính phi tập trung (DeFi): Web3 có thể hỗ trợ người dùng cho vay (hoặc vay vốn) và giao dịch tài sản không cần qua bên thứ ba. Ví dụ: Sàn giao dịch Uniswap cho phép những người dùng giao dịch trực tiếp không qua trung gian.
- Quản trị phi tập trung: Người dùng thông qua hệ thống bỏ phiếu để tham gia vào dự án nào đó. Ví dụ tại Compound bạn có thể bỏ phiếu đề xuất liên quan đến giao thức.
- Game và metaverse: Người chơi có thể sở hữu tài sản và giao dịch chúng trong game. Ví dụ: Axie Infinity tạo điều kiện cho người chơi giao dịch các sinh vật ảo.
- NFT và nghệ thuật số: Những nhà sáng tạo nội dung có thể giao dịch tác phẩm của mình không cần qua trung gian. Ví dụ OpenSea cho phép mua bán NFT.
- Giao dịch tự động: Web3 trang bị hợp đồng thông minh cho phép giao dịch tự động dựa trên điều kiện đã được lập trình, ví dụ như Ethereum.

Trên đây là khái niệm nền tảng Web3 là gì, ưu và nhược điểm, công nghệ cấu thành của thế hệ của internet này,… Hi vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về Web3.0 là gì, áp dụng được ứng dụng của chúng vào thực tế, mở ra cơ hội phát triển hiệu quả. Hãy tiếp tục dõi theo danh mục "Wiki - Thuật ngữ" của Sforum để tìm hiểu những kiến thức công nghệ mới, hữu ích khác bạn nhé!

Bình luận (0)