Trang chủMẹo vặtThủ thuật
Xã hội học là ngành gì? Tố chất cần có, cơ hội nghề nghiệp
Xã hội học là ngành gì? Tố chất cần có, cơ hội nghề nghiệp

Xã hội học là ngành gì? Tố chất cần có, cơ hội nghề nghiệp

Xã hội học là ngành gì? Tố chất cần có, cơ hội nghề nghiệp

Thùy Lê, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Thùy
Ngày đăng: 21/05/2024-Cập nhật: 15/04/2025
gg news

Nhiều người khi vừa nghe qua tên sẽ khá thắc mắc là xã hội học là ngành gì, học ra để làm gì. Đây là một ngành không hot nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhân sự và có thể áp dụng cho mọi công ty, doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu chuyên ngành xã hội học, tiếng Anh là Sociology là ngành gì, cơ hội công việc, mức lương như thế nào và có những trường nào dạy trong bài viết sau. 

Xã hội học là ngành gì?

Nếu bạn chưa rõ xã hội học là ngành gì thì đây là ngành khoa học nghiên cứu về mọi vấn đề trong cuộc sống, từ sự vận hành, phát triển cho tới mối quan hệ giữa con người và xã hội. Ngành này chủ yếu học về cách nắm bắt, đánh giá tâm lý con người trong từng vấn đề, hoàn cảnh và đưa ra chính sách giải quyết, xử lý, vận hành phù hợp.

Một ví dụ rõ về những vấn đề mà ngành này giải quyết là chuyện bạo lực gia đình. Đây là vấn nạn diễn ra ngày một nhiều hơn trong cuộc sống, một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội học cần phải nghiên cứu để giải quyết, từ đó góp phần xây dựng đời sống văn minh và phát triển hơn. Người nghiên cứu sẽ phải tìm hiểu tâm lý của người gây ra bạo lực gia đình, nạn nhân, nguyên nhân xảy ra sự việc và từ đó xây dựng hướng xử lý. 

Ngành xã hội học học những gì?

Để hiểu rõ xã hội học, tiếng Anh là Sociology là ngành gì, bạn cần phải biết sinh viên xã hội học được đào tạo những kiến thức nào. Nhìn chung, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức để có thể phân tích và khám phá mọi vấn đề trong xã hội, phân tích hành vi con người cũng như xây dựng chính sách xã hội sao cho phù hợp với từng đất nước.

Các môn học được đào tạo trong chuyên ngành xã hội học là xã hội học đại cương, xã hội học giới, xã hội học môi trường, xã hội học văn hoá, xã hội học giáo dục, hành vi con người và môi trường xã hội, tâm lý học, dân số học, chính sách xã hội, quản trị nhân sự, quản trị truyền thông,... Năm đầu tiên sinh viên sẽ được học những môn đại cương, tới năm 2, 3 học kiến thức chuyên ngành và năm cuối là thời gian thực tập, làm luận văn tốt nghiệp. 

Đối với nghề này từ lúc học cho tới khi đi làm thì bạn sẽ cần tiếp xúc, tương tác và lưu ý khá nhiều. Việc quản lý thông tin, dữ liệu sẽ thuận tiện hơn nếu bạn làm việc trên máy tính bảng. Nếu chưa có thì hãy lựa chọn cho mình một chiếc máy tính bảng ở dưới đây:

[Product_Listing categoryid="4" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/tablet.html" title="Các mẫu Máy tính bảng đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Tố chất cần có để học và làm việc trong ngành xã hội học

Bất kỳ ai có đam mê cũng có thể theo học ngành xã hội học, nhưng người có tố chất sẽ tiếp thu kiến thức nhanh chóng hơn và phù hợp để làm việc trong ngành này. Vậy, tố chất cần có để học chuyên ngành Sociology - xã hội học là gì? Cùng Sforum tìm hiểu những điều mà người học ngành này cần có để phát triển tốt nhất qua thông tin sau: 

Sự tò mò về đời sống xã hội

Ngành xã hội học sẽ dành cho những bạn yêu thích và tò mò về mọi vấn đề của đời sống xã hội. Những học sinh muốn tìm hiểu rõ về các vấn đề xã hội, mối quan hệ giữa con người và xã hội, sự vận hành và phát triển xã hội sẽ không ngừng tìm tòi, khám phá để hiểu hơn về lĩnh vực này. Càng tìm hiểu nhiều, bạn sẽ càng có thêm kiến thức, phát triển tư duy để có thể trở thành một nhà xã hội học chuyên nghiệp.

Khả năng nghiên cứu và phân tích chuyên sâu

Để hiểu rõ các vấn đề nổi bật trong xã hội, sinh viên cần bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu, quan sát và thu thập dữ liệu. Sau đó, bạn cần phân tích các dữ liệu đã thu thập được và xây dựng hướng giải quyết cho một vấn đề xã hội. Do đó, sinh viên xã hội học cần có khả năng nghiên cứu và phân tích chuyên sâu để học tập và làm việc hiệu quả.

Thấu hiểu con người

Con người và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, nói cách khác con người ảnh hưởng tới sự vận hành và phát triển của xã hội. Sinh viên xã hội học cần thấu hiểu được con người ảnh hưởng như thế nào đến xã hội và xã hội tác động tới tinh thần, tình cảm, thể chất, cảm xúc của con người như thế nào.

Cơ hội nghề nghiệp ngành xã hội học

Sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học có cơ hội làm ở nhiều vị trí công việc như sau: 

  • Giảng viên: Học tiếp lên Thạc sĩ, Tiến sĩ và trở thành giảng viên tâm lý học ở các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
  • Nhân viên xã hội: Làm các việc liên quan tới giảm bớt bất bình đẳng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân và cộng đồng, xây dựng chính sách xã hội, liên kết các tổ chức xã hội.
  • Chuyên viên tư vấn trong tổ chức chính phủ: Nghiên cứu các tình huống xã hội phức tạp và đưa ra giải pháp khắc phục, xây dựng chính sách xã hội.
  • Phóng viên, biên tập viên: Nếu tốt nghiệp ngành này, bạn có thể xin vào các vị trí như phóng viên, biên tập viên truyền thông của các tổ chức.
  • Một số công việc chuyên về vấn đề tổ chức, quản lý, điều phối, điều hành, tư vấn,... Đối tượng làm việc có thể là khách hàng, công ty, tổ chức, ban dân sự,...

Mức lương trung bình ngành xã hội học hiện nay

Mức lương là vấn đề nhiều bạn trẻ quan tâm bên cạnh câu hỏi ngành xã hội học là ngành gì. Nhìn chung, mức lương ngành này sẽ giao động trong khoảng 6 triệu đồng - 30 triệu đồng tuỳ vị trí công việc, kinh nghiệm, yêu cầu công việc. 

Với vị trí thực tập sinh, bạn có thể nhận được mức lương thấp nhất khoảng 4 triệu đồng - 6 triệu đồng. Với chuyên viên tổ chức sự kiện thì mức lương là khoảng 5 triệu đồng - 25 triệu đồng. Còn nếu bạn lên được cấp chuyên viên quan hệ khách hàng, số tiền nhận được hàng tháng là 30 triệu đồng.

Các trường top đầu Việt Nam đào tạo ngành xã hội học

Ngoài thắc mắc chuyên ngành Sociology, xã hội học là ngành gì và mức lương ra sao, các trường đại học Việt Nam dạy ngành này tốt cũng luôn được các bạn học sinh tìm kiếm. Nếu chưa chọn được trường đại học có kinh nghiệm dạy ngành xã hội học, bạn hãy tham khảo 3 cái tên sau: 

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội 

Đây là ngôi trường mơ ước của biết bao thế hệ học sinh miền Bắc. Chất lượng giảng dạy của trường luôn đứng trong top đầu nhờ nhờ đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm và trình độ cao cùng với cơ sở vật chất đảm bảo. Cử nhân xã hội học sau khi tốt nghiệp trường Khoa học Xã hội và Nhân Văn sẽ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để tham gia làm việc ở các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trường này cũng có thế mạnh trong việc giảng dạy ngành xã hội học. Sinh viên học tập tại đây được đào tạo kiến thức về chuyên ngành xã hội học, truyền thông và quản lý lãnh đạo để có thể làm việc trong ngành này. Ngoài ra, sinh viên xã hội học còn rèn luyện được các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống để có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. 

Trường Đại học Mở TPHCM

Trường Đại học Mở TPHCM là một trong những ngôi trường đào tạo chuyên ngành xã hội học tốt nhất hiện nay. Trường trang bị cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại cùng nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên. Đội ngũ giảng viên đều là Giáo sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ có trình độ cao, đảm bảo truyền đạt cho sinh viên những kiến thức cần thiết để ứng dụng vào công việc.

Ngành xã hội học đã có truyền thống đào tạo 30 năm tại Đại học Mở TPHCM. Giáo trình của trường được biên soạn dựa trên chương trình đào tạo của các nước tiên tiến, phát triển và luôn cập nhật, sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình xã hội hiện tại. 

Sforum đã giúp bạn hiểu chuyên ngành xã hội học, tiếng Anh là Sociology là ngành gì, cơ hội công việc, mức lương như thế nào cũng như có những trường nào ở Việt Nam giảng dạy. Hiểu được xã hội học là ngành gì thì bạn sẽ thấy đây cũng là một nghề có thể tìm được việc làm và thăng tiếng. Nếu bạn muốn biết thêm những ngành khác, hãy theo dõi các bài viết tới của Sforum nhé.

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Tôi là Thuỳ Lê, là một người làm công việc phát triển nội dung với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và game. Tôi biết cách xây dựng ý tưởng, nắm bắt kịp thời các xu hướng mới nhất để cập nhật nội dung phù hợp và hấp dẫn mỗi ngày. Mục tiêu của tôi là cho ra đời những bài viết hay, có giá trị và hữu ích với người đọc. Tôi cũng không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu tài liệu, chọn lọc để mang đến bạn những nguồn thông tin chuẩn xác nhất. 




Bình luận (0)

sforum facebook group logo