Trang chủThủ thuật
Những kinh nghiệm cần có khi mua điện thoại cũ để tránh bị "lùa gà"
Những kinh nghiệm cần có khi mua điện thoại cũ để tránh bị "lùa gà"

Những kinh nghiệm cần có khi mua điện thoại cũ để tránh bị "lùa gà"

Những kinh nghiệm cần có khi mua điện thoại cũ để tránh bị "lùa gà"

Anh Phương, Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Anh Phương
Ngày đăng: 11/01/2024-Cập nhật: 25/01/2024
gg news
Với kinh tế ''eo hẹp'' nhưng lại muốn sở hữu chiếc điện thoại cao cấp thì việc chọn mua điện thoại cũ đã qua sử dụng là sự lựa chọn vô cùng kinh tế. Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm để lựa chọn điện thoại cũ ưng ý.

Bài viết dưới đây của Sforum sẽ mách bạn những kinh nghiệm cần có khi mua điện thoại cũ.

Những kinh nghiệm cần có khi mua điện thoại cũ

Chọn thời điểm mua thích hợp

Thời điểm vàng để mua những model cũ hơn với giá ưu đãi là khoảng một vài tháng sau khi sản phẩm mới được bày bán trên thị trường.Ví dụ điển hình như khi iPhone 13 lên kệ, thị trường mua bán các dòng iPhone 12 sẽ bắt đầu sôi động hơn hẳn. Bởi vì lúc này, dưới sức ép model mới của iPhone 13, bạn có thể sở hữu một chiếc iPhone 12 cũ giá tốt với cấu hình máy ổn để sử dụng.Tuy nhiên, vòng đời của những chiếc điện thoại này tương đối ngắn nên khi chọn mua điện thoại cũ, bạn nên ưu tiên những mẫu máy gần với thế hệ hiện tại nhất để đảm bảo máy vẫn có thể được bản cập nhật phần mềm từ nhà sản xuất.

Kinh nghiệm 1: Chọn thời điểm mua thích hợp

So sánh giá ở nhiều nơi

Giá bán của điện thoại cũ sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng máy:Ví dụ như máy cũ 99%: Đây là phiên bản tốt nhất của điện thoại cũ, máy đẹp như mới, còn nguyên zin chưa qua sửa chữa tuy nhiên chúng cũng có giá cao nhất trong các loại máy cũ hiện nay.Máy cũ 97 - 98%: Tất cả các chức năng của màn hình, pin, camera đều ổn nhưng 'ngoại hình' của máy sẽ có một vài vết trầy xước nhỏ. Với dòng máy cũ 97% thì giá hời hơn so với bản 99% và có thể giúp bạn tiết kiệm khoảng 200k - 500k.Còn với máy cũ qua sửa chữa: Có giá bán thấp nhất trong các dòng máy cũ nhưng có rất nhiều rủi ro khi chọn mua nếu bạn không biết kiểm tra.Vì thế, bạn nên tham khảo giá bán của nhiều cửa hàng và có thể hỏi về tình trạng máy để so sánh.

Kiểm tra chính sách bảo hành

Khi mua sản phẩm mới thì chính sách bảo hành, đổi trả đã được quan tâm hàng đầu, vì thế, khi mua một chiếc điện thoại cũ, vấn đề này càng được nâng cao hơn bởi nó đóng vai trò như lời cam kết của cửa hàng kinh doanh, giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng.Trên thị trường hiện nay, một số cửa hàng đã phá giá bán mặt bằng chung của thị trường nhưng đồng thời sẽ không cung cấp gói bảo hành, bạn bắt buộc phải mất thêm chi phí sửa chữa nếu điện thoại phát sinh lỗi phần mềm hoặc phần cứng.

Kinh nghiệm 3: Kiểm tra chính sách bảo hành

Kiểm tra độ uy tín của cửa hàng bán điện thoại

Để kiểm tra uy tín của một địa chỉ bán điện thoại thì Sforum khuyên bạn tốt nhất là đến trực tiếp cửa hàng để chọn mua. Bạn cũng nên quan tâm đến một số thông tin như: Địa chỉ cửa hàng có thật hay không, cửa hàng có uy tín không, đội ngũ nhân viên có làm việc chuyên nghiệp hay không, v.v...Còn trong trường hợp đặt mua Online, bạn nên lưu ý một số vấn đề: Website thương mại có chính chủ không, thông tin liên lạc được niêm yết trên website có giả mạo hay không, chính sách vận chuyển và thanh toán khi giao hàng như thế nào, v.v....

Kinh nghiệm 4: Kiểm tra độ uy tín của cửa hàng bán điện thoại

Kiểm tra số IMEI

Đây là một bước kiểm tra nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Với cách kiểm tra này, bạn có thể biết được nguồn gốc và xuất xứ của chiếc điện thoại mình dự tính mua ở đâu, có đúng là hàng chính hãng hay không. Để kiểm tra, bạn nhấn phím *#06# trên màn hình gọi của điện thoại. Tiếp đó, so sánh dãy số IMEI xuất hiện trên màn hình điện thoại với số IMEI sau lưng máy, hộp máy, thẻ bảo hành có trùng khớp hay không.

Kinh nghiệm 5 : Kiểm tra số IMEI

Kiểm tra màn hình cảm ứng

Cách test màn hình cảm ứng rất đơn giản, bạn chỉ cần mở ứng dụng nghe gọi, bấm hết các số trên màn hình này và xem có vị trí phím nào bị liệt không.Tiếp theo, bạn có thể xoay ngang màn hình, vào ứng dụng soạn tin nhắn và soạn tin nhắn mới nhưng phải bấm hết các ký tự trên bàn phím ảo. Nếu không có vấn đề gì với hai thao tác này thì bạn có thể yên tâm với cảm ứng của màn hình.

Kiểm tra khả năng nghe gọi

Tiếp đến là kiểm tra khả năng nghe gọi, bạn có thể thử gọi điện trong một vài phút với SIM một trong ba nhà mạng lớn ở Việt Nam. Cách làm này vừa có thể kiểm tra được chất lượng bắt sóng của thiết bị và vừa kiểm tra chất lượng của loa trong của máy.

Kinh nghiệm 7: Kiểm tra khả năng nghe gọi

Tạm kết:

Sforum vừa mách bạn những kinh nghiệm cần có khi mua điện thoại cũ. Chúc các bạn tậu được chiếc điện thoại ưng ý nhé![Product_Listing categoryid='3' propertyid=' customlink='https://cellphones.com.vn/mobile.html' title='Danh sách Điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS']
danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Mình tên là Phương Anh, một Content Freelancer và đã có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mình luôn mong muốn các bài của mình mang đến nhiều thông tin bổ ích về công nghệ đến cho nhiều đọc giả.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo