Tổng hợp các nước ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới hiện nay


Các nước ăn Tết Nguyên Đán không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn lan rộng ra nhiều nước khác nhau. Với mỗi đất nước, Tết là thời điểm chuyển giao sang năm mới, là dịp để gắn kết gia đình và gửi gắm những lời chúc tốt đẹp. Sau đây, Sforum sẽ giới thiệu đến bạn các nước ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục của họ.
Lựa chọn món quà vào dịp Tết cho người thân yêu trong gia đình không chỉ là biểu hiện của lòng hiếu thảo mà còn là cách gửi gắm sự tri ân và tình cảm sâu sắc. Nếu bạn đang bối rối chưa biết nên tặng gì để mang lại niềm vui trong dịp Tết 2025, hãy khám phá ngay những món quà giàu ý nghĩa dưới đây!
Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết cổ truyền luôn mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Á Đông. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên qua các nghi lễ như cúng gia tiên, dọn dẹp mộ phần và trang hoàng bàn thờ.

Đồng thời, Tết cũng là thời khắc đoàn viên, khi mọi người gác lại bộn bề để sum vầy bên gia đình, chia sẻ niềm vui, gửi gắm lời chúc cát tường. Ngoài ra, Tết Nguyên Đán còn tượng trưng cho khởi đầu mới, thời điểm con người hướng đến những điều tốt đẹp, mưu cầu phúc lộc, bình an và thành công.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc điện thoại mới để phục vụ nhu cầu công việc, giải trí hay kết nối trong dịp Tết sắp tới, hãy ghé ngay CellphoneS! Tại đây, CellphoneS cung cấp đa dạng các dòng điện thoại từ các thương hiệu lớn, với mức giá phải chăng và chính sách bảo hành tốt.
[Product_Listing categoryid="3" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile.html" title="Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Các nước ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới hiện nay
Ngày Tết không những là ngày hội quan trọng đối với người dân của đất nước Việt Nam mà còn là dịp đặc biệt được tổ chức tại nhiều cộng đồng dân cư ở nhiều nước khác nhau. Mỗi quốc gia lại mang đến những phong tục, nghi lễ và cách đón Tết độc đáo, phản ánh nét văn hóa đặc trưng của riêng mình. Dưới đây hãy cùng Sforum khám phá các nước ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới, để hiểu rõ hơn về sự đa dạng văn hóa và giá trị truyền thống.
Việt Nam
Trong số các nước ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới, Việt Nam là một trong những nơi có truyền thống đặc biệt nhất. Các phong tục như dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cơm và lì xì không chỉ thể hiện lòng tôn kính mà còn là cách để gửi gắm những ước mong về một năm mới sung túc, hạnh phúc. Tết cũng là dịp để nghỉ ngơi đồng thời đây cũng được xem là cơ hội quý giá để mọi người thắt chặt tình cảm gia đình.

Trung Quốc
Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc là thời điểm quan trọng để các gia đình sum vầy, xóa bỏ những điều không may của năm cũ. Trước thềm năm mới, mọi người thường tiến hành dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón chào sự khởi đầu mới.

Các phong tục trong dịp Tết tại Trung Quốc có sự tương đồng với các nước châu á ăn Tết Nguyên Đán, như việc thăm hỏi, chúc Tết, múa lân,... Những hoạt động này không chỉ phản ánh giá trị văn hóa lâu đời mà còn bày tỏ ước vọng về một năm thịnh vượng.
Campuchia
Tết Nguyên Đán tại Campuchia là dịp lễ trọng đại đối với người Khmer, là thời gian để gia đình ở bên nhau, tưởng nhớ tổ tiên và mong một năm an lành.
Cách đón Tết của người dân Campuchia có nhiều điểm tương đồng với các nước ăn Tết Nguyên Đán giống Việt Nam. Người dân nơi đây luôn đón Tết với niềm vui sự trang trọng, thể hiện sâu sắc nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thái Lan
Tết Nguyên Đán tại Thái Lan luôn mang một không khí rộn ràng và đầy màu sắc, đặc biệt ở khu phố người Hoa. Các con phố được trang hoàng với đèn lồng và ánh sáng lung linh, tạo nên cảnh tượng vô cùng ấn tượng.

Vào đêm cuối năm, mỗi nhà sẽ chuẩn bị bàn thờ với những vật cúng trang trọng để cầu mong nhiều điều tốt đẹp vào năm mới. Các nước ăn Tết Nguyên Đán giống Việt Nam như Thái Lan đều lưu giữ những phong tục truyền thống này để mong một năm phát đạt.
Đài Loan
Trong danh sách các nước Châu Á ăn Tết Nguyên Đán không thể không nhắc đến Đài Loan. Tại nơi đây, Tết được quý như lễ hội quan trọng của năm, đây là thời gian để gia đình bên nhau sau một năm làm việc cực nhọc. Trong những ngày này, người Đài Loan còn tham gia lễ hội thả đèn lồng tại làng cổ Thập Phần, một truyền thống đặc sắc thu hút nhiều du khách.
Ngoài Đài Loan, các nước ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới cũng tổ chức những lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa, mang ý nghĩa kết nối gia đình, cộng đồng cầu mong một năm hạnh phúc vui vẻ.

Singapore
Vào dịp lễ Tết Nguyên Đán tại đất nước Đài Loan có những nét độc đáo và đặc sắc, giống như nhiều quốc gia ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới. Tại đây, người dân thường quét dọn, trang hoàng nhà cửa đường phố bằng các chậu quất, đèn lồng và câu đối để đón năm mới.

Vào đêm giao thừa, gia đình tại Đài Loan tụ tập, cùng nhau ăn bữa cơm tất niên, đón khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới. Họ trao nhau lì xì, những lời chúc may mắn, biểu hiện cho sự khởi đầu mới tốt đẹp.
Mông Cổ
Tết Cổ truyền hay Tết Nguyên Đán được tổ chức tại nhiều nước sử dụng lịch âm là dịp lễ đặc biệt tại Mông Cổ với nhiều phong tục độc đáo. Người Mông Cổ thường dọn dẹp nhà, chuẩn bị mâm cơm vào ngày cuối năm và tổ chức các hoạt động múa hát dân gian để đón mừng mùa xuân.

Vào ngày đầu tiên của Tết, các gia đình ngồi lại với nhau và chúc mừng người lớn. Đồng thời, họ thực hiện nghi lễ quỳ hướng về phía mặt trời mọc. Sau đó, các vật tế được thả vào đống lửa như một cách cầu nguyện cho một năm diễn ra suôn sẻ.
Hàn Quốc – Triều Tiên
Các nước ăn Tết Nguyên Đán giống Việt Nam, bao gồm cả hai nước Hàn Quốc và nước Triều Tiên đều có những nghi lễ trang nghiêm vào những ngày quan trọng này. Người dân thường diện đồ mới, cúng tổ tiên,... đồng thời thưởng thức những món ăn cổ truyền từ lâu đời.

Tại Triều Tiên, sau một thời gian gián đoạn, Tết được khôi phục vào năm 1989 và trở thành một trong ba lễ hội dân gian lớn của đất nước. Ở Hàn Quốc, Tết Nguyên Đán được gọi "Seollah", với phong tục mặc quần áo truyền thống Hanbok, thưởng thức canh bánh gạo trắng để thêm một tuổi.
Ấn Độ
Các nước ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới có nhiều phong tục và lễ hội đặc trưng trong đó, Tết Âm lịch tại Ấn Độ được gọi là lễ hội Holi. Holi được xem là một lễ hội quan trọng diễn ra vào màu xuân, tượng trưng cho sự kết thúc của một năm và đón chờ điều may mắn từ những ngày năm mới.

Trong ngày lễ này, mọi người ném bột màu vào nhau, tạo nên khung cảnh rực rỡ vui tươi, thể hiện niềm tin rằng nắng ấm mùa Xuân sẽ xua tan cái lạnh mùa Đông.
Bhutan
Tết tại Bhutan diễn ra có thể nói rất giống với việc đón tết tại Việt Nam. Tương tư như các nước ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới, ở Bhutan, mọi thành viên trong gia đình dù ở xa nơi đâu đều quay về nhà. Tại đây, mọi người dọn dẹp nhà cửa cùng với nhau, chuẩn bị cơm và hoa quả để dâng cúng ông bà tổ tiên của gia đình.

Myanmar
Myanmar củng cố truyền thống đón Tết Nguyên Đán giống với Việt Nam, họ xem đây là lễ hội quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa hai mùa. Trong lễ hội, người dân tham gia các trò chơi truyền thống để rửa sạch tội lỗi và đón nhận may mắn cho năm mới.

Bên cạnh đó tết còn có các hoạt động như diễu hành, múa lân, và biểu diễn nghệ thuật, tạo nên không khí sôi động khắp nơi. Đặc biệt, Tết là dịp để người dân Myanmar gắn kết cộng đồng, thăm hỏi người thân, cầu nguyện cho sức khỏe, thịnh vượng trong năm mới.
Lào
Tại Lào, Tết Nguyên Đán là một dịp lễ vô cùng trọng đại không chỉ đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ mà còn là cơ hội để người dân cầu mong một năm mới bình an. Trong suốt kỳ nghỉ này, các gia đình Lào thường trang hoàng nhà cửa, tham gia các hoạt động văn hóa đặc sắc, sum vầy bên nhau.

Những món ăn của đất nước, điệu múa dân gian, cùng các nghi lễ tâm linh tạo nên một không khí đặc biệt không thể thiếu. Tết ở Lào có nhiều nét tương đồng với cách mà các nước ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới tổ chức, thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa.
Indonesia
Tết ở mỗi quốc gia đều mang những sắc thái văn hóa đặc trưng và tại Indonesia, lễ hội này cũng không thiếu phần đặc sắc. Đây là thời gian để người dân Indonesia tưởng nhớ và gìn giữ những giá trị từ xa xưa, được thể hiện qua các hoạt động như trang trí nhà cửa, cửa ra vào và dán chữ “Phúc” để cầu mong tài lộc.

Đặc biệt, vào đêm Giao thừa, nhiều gia đình mở cửa đón tiếp thần tài. Các phong tục như múa lân, bắn pháo hoa và thăm chùa cầu nguyện cho sự bình an cũng là những hoạt động không thể thiếu trong dịp này.
Một số câu hỏi thường gặp
Khi khám phá tìm hiểu về các nước ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới, bạn có thể gặp một số câu hỏi về cách mà các quốc gia khác nhau tổ chức hay nghỉ Tết như thế nào. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến liên quan đến chủ đề trên, giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về sự khác biệt của mỗi quốc gia vào dịp Tết.
Trung Quốc nghỉ Tết âm bao nhiêu ngày?
Tại Trung Quốc, kỳ nghỉ Tết thường kéo dài khoảng một tuần. Tuy nhiên, thời gian có thể khác tùy vào yếu tố của công việc và nơi ở mà họ đang cư ngụ. Ở một số nơi, người dân có thể được nghỉ lâu hơn, thậm chí lên đến 15 ngày để tham gia các hoạt động, sum vầy cùng gia đình và tham quan các lễ hội, sự kiện đặc sắc.

Có bao nhiêu nước ăn Tết Nguyên Đán như Việt Nam?
Tết không chỉ là dịp lễ quan trọng của người Việt Nam mà còn được nhiều quốc gia khác đón mừng. Những nước nào sử dụng lịch âm đều sẽ đón Tết Nguyên Đán vào dịp đầu năm. Theo thống kê, hiện có hơn 10 quốc gia, chủ yếu ở châu Á, cũng tổ chức Tết theo cách tương tự Việt Nam.
Tuy nhiên việc này ở mỗi nơi rất khác nhau và có một phong tục riêng, nhưng đều chung mục đích tôn vinh tổ tiên và cầu mong một năm mới sung túc.

Vậy là Sforum đã cung cấp đến cho bạn những thông tin về các nước ăn tết nguyên đán giống nước ta. Từ việc tìm hiểu này chúng ta có thể thấy rằng dù vẫn có khác biệt về nghi lễ, nhưng tất cả đều hướng tới năm mới an lành. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về sự đa dạng văn hóa các các nước trong dịp Tết, cũng như giá trị quan trọng mà nó mang lại.
Xem thêm các bài viết tại chuyên mục: Trending

Bình luận (0)