Trang chủThủ thuật
Lạm phát là gì? Nguyên nhân và các loại lạm phát phổ biến
Lạm phát là gì? Nguyên nhân và các loại lạm phát phổ biến

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và các loại lạm phát phổ biến

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và các loại lạm phát phổ biến

Thành An
Ngày đăng: 06/04/2023-Cập nhật: 21/03/2024
gg news

Lạm phát là vấn đề ảnh hưởng đến nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Nhưng lạm phát là gì, có bao nhiêu loại và bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng Sforum tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thuật ngữ này trong bài viết hôm nay.

Xem thêm: GDP là gì? Công thức tính chỉ số GDP bình quân đầu người

Lạm phát là gì?

Lạm phát là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục và kéo dài trong khoảng thời gian nhất định và làm tiền tệ bị mất giá. Khi lạm phát xảy ra, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa/dịch vụ hơn so với trước đây.

Ví dụ, trong điều kiện kinh tế bình thường, 25.000 VNĐ mua được một bát phở. Nhưng khi lạm phát xảy ra, để mua được một bát phở như vậy thì cần đến 30.000 VNĐ.

Lạm phát là gì?

Hiện tượng này ảnh hưởng đến các nền kinh tế quốc gia theo nhiều cách, cả tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, lạm phát kích thích tiêu dùng, đầu tư, vay nợ, và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Về mặt tiêu cực, lạm phát tăng cao và triền miên dẫn đến lãi suất tăng, mất cân bằng cung - cầu, giá cả hàng hóa lên cơn sốt,… qua đó tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân.

Phân loại lạm phát

Mức độ lạm phát thường được tính thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI là gì) hoặc chỉ số giá sản xuất (PPI), từ đó phân thành 3 mức độ như sau:

Lạm phát tự nhiên: Mức độ từ 0 - dưới 10% (được đánh giá là mức độ nhẹ đến trung bình). Nếu ở mức dưới 5% thì được coi là bình thường và không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Nhưng nếu ở mức từ 5 - 10% thì cần được kiểm soát để ổn định kinh tế.

Lạm phát phi mã: Mức độ từ 10 - dưới 1000% (mức độ cao). Mức lạm phát này gây ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế, suy giảm giá trị đồng tiền và ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Siêu lạm phát: Mức độ trên 1000%, có tác động phá hoại nền kinh tế nghiêm trọng.

Phân loại lạm phát

Xem thêm: ROE là gì? Công thức tính và cách đánh giá chỉ số ROE

Nguyên nhân của lạm phát là gì?

Nguyên nhân của lạm phát là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lạm phát ở các quốc gia trên thế giới. Như do cầu kéo, do chi phí đẩy, do cơ cấu, do xuất khẩu - nhập khẩu, do cầu thay đổi, và nhiều nguyên do khác.

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do nhu cầu tiêu dùng thị trường tăng lên được gọi là lạm phát do “cầu kéo”. Lúc này, nhu cầu về một mặt hàng nào đó tăng lên nhưng không đủ cung, khiến giá cả mặt hàng này tăng lên.

Giá cả của một số mặt hàng khác cũng tăng theo xu hướng và dẫn đến sự tăng giá chung của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường, từ đó gây ra lạm phát.

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do chi phí đẩy

Các chi phí trong doanh nghiệp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc, thuế, công nghệ,… Khi một hoặc một vài thành phần chi phí này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất tăng lên.

Khi đó, để bảo toàn lợi nhuận, các doanh nghiệp buộc phải tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của hàng hóa/dịch vụ tăng lên thì gây ra lạm phát, và trường hợp này là do chi phí đẩy.

Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do cầu thay đổi

Lạm phát này xuất phát từ sự bất ổn của nhu cầu trong thị trường tiêu thụ. Một số mặt hàng thì giảm nhu cầu, trong khi một số mặt hàng khác thì tăng nhu cầu.

Tuy nhiên, do có nhà cung cấp độc quyền hoặc giá cả cứng nhắc (chỉ có thể tăng giá mà không thể giảm giá), nên các mặt hàng nhu cầu giảm không thể giảm giá. Các mặt hàng có nhu cầu tăng thì tất yếu tăng giá. Vì vậy, kết quả là mức giá chung của các mặt hàng tăng lên, gây ra lạm phát.

Lạm phát do cầu thay đổi

Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng thì sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu nhiều hơn thường, dẫn đến sự thiếu hụt hàng hóa cho thị trường trong nước. Khi đó, tổng cung thấp hơn tổng cầu, dẫn đến sự tăng giá và gây ra lạm phát.

Lạm phát do xuất khẩu

Lạm phát do nhập khẩu

Lạm phát có thể xảy ra khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên (có thể là do thuế nhập khẩu tăng hoặc giá hàng hóa trên thế giới tăng). Vì giá hàng hóa nhập khẩu tăng nên giá bán mặt hàng đó trong nước cũng phải tăng theo, làm đội mức giá chung.

Lạm phát do nhập khẩu

Lạm phát do cơ cấu

Sự mất cân bằng trong các ngành kinh doanh dẫn đến hiện tượng lạm phát do cơ cấu. Cụ thể, với các ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng tiền lương cho nhân công.

Trong khi đó, các ngành kinh doanh kém hiệu quả cũng phải tăng lương theo xu thế. Nhưng do hoạt động kém hiệu quả nên chi phí lên cao, buộc doanh nghiệp tăng giá hàng hóa để bảo toàn lợi nhuận.

Lạm phát do cơ cấu

Tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay 2023

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam vào năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu mà Quốc hội đề ra. Việc kiểm soát lạm phát 2022 góp phần làm giảm áp lực cho năm 2023 đầy biến động.

Theo TS. Nguyễn Đức Độ (Phó viện trưởng Viện kinh tế tài chính), lạm phát tại Việt Nam năm 2023 được dự báo sẽ không quá lớn. Theo đó, sau khi đạt đỉnh vào tháng 1/2023, lạm phát có xu hướng giảm nhờ chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước và nguy cơ suy thoái kinh tế.

Theo dự báo, lạm phát trung bình năm 2023 có thể ở mức từ 3-5%. Mục tiêu của Quốc hội trong năm nay là kiểm soát ở mức 4,5%. Thậm chí, việc kiểm soát dưới mức 4% cũng là khả thi nếu có sự quản lý và phối hợp chặt chẽ.

Xem thêm: Coinmarketcap là gì? Cách xem giá tiền ảo và tiền điện tử

Tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay 2023

Tóm lại, bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ lạm phát là gì, nguyên nhân và thực trạng tại Việt Nam trong năm 2023. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nếu bạn có thắc mắc nào về chủ đề này nhé.

Tôi là Thành An, chuyên viên Marketing có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia dụng, công nghệ và game. Chịu trách nhiệm chính tạo ra những bài viết phù hợp, thiết thực nhất nhằm đem tới những thông tin hữu ích và thúc đẩy lưu lượng người dùng biết tới trang.

Với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất đến với người dùng, tôi và Sforum đang nỗ lực cải tiến và phát triển nội dung được chọn lọc nhất để tạo hành trình trải nghiệm và hướng lối người dùng tới những thông tin liên quan nhất.