Trang chủThủ thuậtTrending
18 Lễ hội Tết quan trọng tại Việt Nam ở mỗi vùng miền
18 Lễ hội Tết quan trọng tại Việt Nam ở mỗi vùng miền

18 Lễ hội Tết quan trọng tại Việt Nam ở mỗi vùng miền

18 Lễ hội Tết quan trọng tại Việt Nam ở mỗi vùng miền

Gia Khanh , Tác giả Sforum - Trang tin công nghệ mới nhất
Gia Khanh
Ngày đăng: 20/12/2024-Cập nhật: 17/01/2025
gg news

Lễ hội Tết là dịp quan trọng trong văn hóa người Việt, không chỉ là thời gian để gia đình tụ họp và quây quần bên nhau mà còn là cơ hội để tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong sức khỏe, an lành. Các lễ hội Tết cổ truyền Việt Nam không chỉ giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn là dịp để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn. Sforum sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật những thông tin về các ngày lễ hội Tết truyền thống của Việt Nam ngay sau đây.

Sforum hiểu rằng Tết là lúc bạn bày tỏ tình cảm yêu thương, thêm phần ý nghĩa cho ngày Tết truyền thống. Bạn có thể tham khảo và mua quà Tết cho bố mẹ, ông bà để thể hiện tình cảm yêu thương của mình.

Ý nghĩa các lễ hội Tết ở Việt Nam

Các lễ hội ngày Tết ở Việt Nam luôn là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa lâu đời của người Việt. Không chỉ đơn thuần là các hoạt động vui chơi mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa và tín ngưỡng thiêng liêng được bảo tồn qua nhiều thế hệ.

Dù xã hội hiện đại có nhiều thay đổi, nhưng các lễ hội Tết cổ truyền ở Việt Nam vẫn duy trì được sức sống mạnh mẽ và vẫn được các thế hệ nối tiếp nhau, thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và gắn kết cộng đồng.

Ý nghĩa các lễ hội Tết ở Việt Nam
Ý nghĩa lễ hội Tết ở Việt Nam rất quan trọng

Bên cạnh giá trị văn hóa, các ngày lễ còn mang lại nhiều tác động tích cực trong việc phát triển du lịch, thông qua các hoạt động như:

  • Tạo dựng hình ảnh và thu hút khách du lịch.
  • Mở rộng các hoạt động du lịch, mang đến những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình của du khách..
  • Phát triển các dịch vụ du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế cho các địa phương.

Một số lễ hội tết quan trọng

Mỗi lễ hội Tết mang trong mình những giá trị đặc biệt, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian của người Việt. Một số lễ hội Tết cổ truyền Việt Nam đặc trưng, không thể thiếu trong dịp đầu năm của dân tộc ta:

Tết Nguyên Đán

  • Thời gian: Diễn ra vào đầu năm mới, Tết kéo dài nhiều ngày, với ba ngày chính là mùng 1, mùng 2 và mùng 3 tháng Giêng.
  • Địa điểm: Toàn quốc

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Âm Lịch, là dịp hội ngộ ý nghĩa nhất năm tại Việt Nam. Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong năm, đánh dấu sự khởi đầu của năm mới theo lịch âm.

Đây là lúc các gia đình sum vầy, tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng. Người dân thường thăm viếng nhau, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cúng gia tiên và chúc Tết mọi người.

lễ hội tết - tết nguyên đán

Tết Nguyên Tiêu

  • Thời gian: Đêm 14 và Ngày 15 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Cả nước.

Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên được tổ chức vào rằm tháng Giêng, là ngày lễ tết dành để cầu an cho gia đình, thanh tẩy những điều không may mắn và hy vọng một năm mới thuận lợi. Đây là thời điểm để người dân thể hiện tín ngưỡng của mình qua các hoạt động cúng sao giải hạn, cầu bình an cho gia đình.

lễ hội tết - têt nguyên tiêu
Tết Nguyên Tiêu là một trong các lễ hội tết lớn tại Việt Nam

Tết Thanh Minh

  • Thời gian: Tháng 3 âm lịch.
  • Địa điểm: Các nghĩa trang, mộ phần của tổ tiên trên toàn quốc.

Tết Thanh Minh là một rong các lễ hội ngày Tết ở Việt Nam rất quan trọng trong văn hóa. Đây là lúc con cháu bày tỏ lòng hiếu kính đối với tổ tiên và ông bà thông qua việc tảo mộ và chăm sóc phần mộ.

Lễ không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ mà còn là cơ hội để các gia đình đoàn tụ và cầu mong sự bình an, hạnh phúc. Lễ hội ở Việt Nam như Tết Thanh Minh luôn chứa đựng giá trị tinh thần sâu sắc, tạo nên sự kết nối giữa các thế hệ.

lễ hội tết - tết thanh minh

Trong ngày này, mọi người thường đến thăm mộ tổ tiên, dọn dẹp xung quanh và sửa sang lại mộ phần. Sau khi hoàn thành công việc, họ thực hiện lễ dâng hương và mâm cỗ tưởng nhớ tổ tiên.

Bên cạnh đó, đốt vàng mã và thắp hương là các nghi lễ không thể thiếu để tưởng nhớ và cầu nguyện cho tổ tiên. dịp này không chỉ mang tính chất tâm linh mà còn là một phần quan trọng trong lễ hội Tết cổ truyền ở Việt Nam, giúp duy trì các giá trị truyền thống trong xã hội hiện đại.

Tết Hàn Thực

  • Thời gian: Mùng 3 tháng 3 âm lịch
  • Địa điểm: Diễn ra trên khắp cả nước.

Tết Hàn Thực còn được biết đến với tên gọi là Tết Bánh Trôi Bánh Chay, có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngày này mang ý nghĩa đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên, bày tỏ lòng thành kính với các vị thần linh và tri ân những người đã khuất.

Món bánh trôi, bánh chay đặc trưng của ngày Tết này tượng trưng cho sự trọn vẹn, đoàn viên trong gia đình. Ngày này mang đậm ý nghĩa văn hóa, đạo đức và cần được bảo tồn, phát huy trong xã hội hiện đại.

lễ hội tết - tết hàn thực
Tết Hàn Thực còn được gọi là Tết Bánh Trôi Bánh Chay

Tết Đoan Ngọ

  • Thời gian: Ngày 5 tháng 5 âm lịch.
  • Địa điểm: Toàn quốc.

Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết diệt sâu bọ hoặc Tết Đoan Dương, là một lễ hội Tết cổ truyền Việt Nam quan trọng. Ngày này không chỉ giúp xua đuổi sâu bọ mà còn là dịp các gia đình chuẩn bị những món ăn đặc trưng, làm bánh và cúng gia tiên. Họ cùng nhau thưởng thức những món ngon, tạo nên không khí đoàn viên, ấm cúng.

lễ hội tết - tết đoan ngọ

Tết Trung Thu

  • Thời gian: Ngày 15 tháng 8 âm lịch
  • Địa điểm: Toàn quốc.

Tết Trung Thu thường được gọi là ngày rước đèn và phá cỗ, là một trong các lễ hội Tết cổ truyền Việt Nam đặc biệt. Đây là dịp để mọi người, đặc biệt là thiếu nhi, tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí.

Tết Trung Thu là sự hòa quyện giữa truyền thống và niềm vui mùa lễ hội, nổi bật với những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu và những chiếc bánh trung thu thơm ngon.

lễ hội tết
Tết Trung Thu ngập tràn ánh sáng của đèn lồng

Một số lễ hội ngày Tết miền Bắc

Miền Bắc Việt Nam với các lễ hội Tết cổ truyền ở Việt Nam đặc sắc là một phần quan trọng trong văn hóa dân gian. Các lễ hội này không chỉ diễn ra vào dịp Tết mà còn là dịp để thể hiện lòng kính trọng tổ tiên.

Lễ hội chùa Hương

  • Thời gian: Từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch.
  • Địa điểm: Chùa Hương, Hà Nội (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Lễ hội chùa Hương thu hút hàng triệu du khách đến tham gia lễ Phật, cầu an và thưởng ngoạn cảnh đẹp của chùa và núi. Dịp này được coi là một trong các lễ hội Tết cổ truyền Việt Nam lớn nhất và thiêng liêng nhất.

lễ hội tết - lễ hội chùa hương

Lễ hội đền Gióng

  • Thời gian: Mùng 7 đến mùng 9 tháng tư âm lịch.
  • Địa điểm: Sóc Sơn, Hà Nội.

Lễ hội đền Gióng là một trong các lễ hội Tết cổ truyền của miền Bắc Việt Nam. Dịp này diễn ra nhằm tôn vinh vị anh hùng Thánh Gióng, một trong những nhân vật quan trọng trong lịch sử truyền thuyết Việt Nam. Đây là một ngày chứa đựng ý nghĩa to lớn về sự chiến đấu và bảo vệ đất nước. 

lễ hội tết - lễ hội đền gióng
Lễ hội Đền Gióng là một trong lễ hội Tết truyền thống Việt Nam

Lễ hội Yên Tử

  • Thời gian: Từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch.
  • Địa điểm: Núi Yên Tử, Quảng Ninh. 

Dịp này được tổ chức để ghi nhận và đề cao Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người tạo dựng Thiền phái Trúc Lâm. Lễ hội Yên Tử là dịp để người dân và phật tử hành hương đến núi Yên Tử, nơi được coi là thánh địa của Phật giáo Việt Nam. Đây là một trong các lễ hội Tết cổ truyền ở Việt Nam mang đậm yếu tố tâm linh và văn hóa, gắn liền với lịch sử và truyền thống dân tộc.

lễ hội tết - lễ hội yên tử

Lễ hội đền Hùng

  • Thời gian: Ngày 10 tháng 3 âm lịch.
  • Địa điểm: Đền Hùng, Phú Thọ.

Lễ hội đền Hùng là một trong các lễ hội Tết cổ truyền Việt Nam lớn nhất, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao các vua Hùng, những người đã có công dựng nước và bảo vệ bờ cõi. Đây là dịp quan trọng để người dân Việt thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên, đồng thời tôn vinh những giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc.

lễ hội tết - lễ hội đền hùng
Lễ hội Tết đền Hùng được nhiều người quan tâm hàng năm

Vào những dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán, bạn có thể tặng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe - sắc đẹp sau. Hãy yên tâm vì đây là những sản phẩm được rất nhiều khách hàng ưa chuộng tại CellphoneS

[Product_Listing categoryid="1532" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/nha-thong-minh/suc-khoe-lam-dep.html" title="Danh sách sản phẩm chăm sóc sức khoẻ - làm đẹp đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]

Một số lễ hội ngày Tết miền Trung

Miền Trung Việt Nam cũng có nhiều lễ hội Tết đặc sắc với những nét văn hóa riêng biệt. Mỗi lễ hội mang một ý nghĩa sâu sắc và thể hiện đặc trưng của từng vùng miền, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc.

Lễ hội Cầu Ngư

  • Thời gian: Ngày 10 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch (tùy thuộc vào vùng biển diễn ra)
  • Địa điểm: Các tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

Ngư dân cầu mong trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa để có những chuyến biển bội thu. Họ cầu xin thần linh phù hộ cho những người ngư dân được bình an khi ra khơi, trở về đất liền bình yên.

Lễ hội còn tôn vinh nghề biển, nghề cá, một nghề nghiệp vất vả nhưng cao quý. Lễ hội đã thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển du lịch địa phương.

Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Đền Vua Mai

  • Thời gian: Ngày 13 đến 17 tháng Giêng.
  • Địa điểm: thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Lễ hội này là một sự kiện văn hóa quan trọng, nhằm tôn vinh công lao của vua Mai Hắc Đế trong việc bảo vệ đất nước và đấu tranh chống ngoại xâm.

Các hoạt động nổi bật trong ngày hội bao gồm những nghi thức truyền thống như hát văn, đấu vật, đua thuyền, cùng nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như leo cột mỡ và đi cà kheo. Những hoạt động này thu hút đông đảo người dân tham gia, thể hiện lòng kính trọng đối với anh hùng dân tộc.

Lễ hội Đền Vua Mai
Lễ hội Đền vua Mai nổi tiếng tại miền Bắc

Lễ hội Đống Đa

  • Thời gian: Ngày mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.

Lễ hội Đống Đa là dịp để tưởng niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, một trong những chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để tri ân công lao của Vua Quang Trung, người đã chỉ huy chiến thắng vĩ đại. Lễ hội mang ý nghĩa lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

Lễ hội Đống Đa

Lễ hội làng Sình

  • Thời gian: Ngày 10 tháng Giêng.
  • Địa điểm: Làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Huế.

Lễ hội làng Sình, hay còn được gọi là lễ hội đấu vật làng Sình, là một sự kiện văn hóa truyền thống quan trọng. Ngày này được tổ chức với mong muốn cầu chúc cho dân làng sức khỏe dồi dào, cuộc sống bình yên và mùa màng bội thu.

Dịp này cũng nhằm khuyến khích tinh thần thượng võ và lòng đoàn kết trong cộng đồng. Trong ngày hội, phần thi đấu vật luôn thu hút sự chú ý và là điểm nhấn đặc sắc, thể hiện sức mạnh và tinh thần thể thao của dân tộc.

Lễ hội làng Sình
Lễ hội làng Sình là dịp lễ quan trọng tại Huế

Một số lễ hội ngày Tết miền Nam

Miền Nam cũng không thiếu các lễ hội Tết ở Việt Nam đặc sắc, là sự hòa quyện của truyền thống và sự phát triển của các cộng đồng. Các ngày này không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa địa phương mà còn thể hiện sự đa dạng trong các hoạt động, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lễ hội Tết của dân tộc.

Lễ hội Núi Bà Đen

  • Thời gian: Từ mùng 4 đến hết tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Núi Bà Đen, Tây Ninh.

Lễ hội này là một trong các lễ hội Tết cổ truyền lớn ở miền Nam, được tổ chức long trọng và thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi đến tham dự. Mọi người tham gia để thắp hương, cầu bình an và cầu mong công danh, sự nghiệp thịnh vượng.

Lễ hội Núi Bà Đen

Lễ hội Dinh Cô

  • Thời gian: Ngày 10 đến 12/2 âm lịch.
  • Địa điểm: thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lễ hội này được tổ chức nhằm tri ân công lao của bà Lê Thị Hồng Thủy, người đã bảo vệ và giúp đỡ dân làng phát đạt, sống yên ổn.

Ngày lễ không chỉ là dịp tưởng nhớ bà mà còn là cơ hội để cộng đồng tham gia vào các hoạt động văn hóa phong phú, đặc biệt là nghi lễ "Nghinh Cô", một nghi thức trang trọng và linh thiêng, thể hiện lòng tôn kính sâu sắc đối với bà.

Lễ hội Dinh Cô
Lễ hội Dinh Cô nổi tiếng tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Lễ hội đền Đức Thánh Trần

  • Thời gian: Mùng 7 đến 9 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, TP.HCM. 

Lễ hội đền Đức Thánh Trần là một trong các lễ hội Tết quan trọng nhất tại miền Nam, dành để tưởng nhớ đến vị anh hùng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ngài là người đã chỉ huy quân đội chống lại quân xâm lược Nguyên - Mông, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

Lễ hội đền Đức Thánh Trần

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu

  • Thời gian: Nửa đêm ngày 14 đến 15 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Thành phố Thủ Dầu Một và tại Phường Phú Chánh, Thị xã Tân Uyên (khu thành phố mới Bình Dương). 

Lễ hội này là một sự kiện lớn tại Bình Dương, mang đậm tín ngưỡng thờ Thiên Hậu của cộng đồng người Hoa địa phương. Ngày hội được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó nghi thức rước kiệu bà quanh thành phố là điểm nhấn chính.

Sau đó, các nghi lễ cúng bái được tiến hành, cầu mong bình an, sức khỏe và công danh cho tất cả du khách từ khắp nơi đến tham gia.

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
Lễ hội Tết Truyền Thống nổi tiếng tại miền Nam

Trong văn hóa Việt Nam, các lễ hội Tết luôn là dịp quan trọng và đầy dấu ấn, mang lại nhiều giá trị tinh thần sâu sắc. Các lễ hội Tết cổ truyền ở Việt Nam không chỉ mang đến không khí vui tươi, đầm ấm mà còn là cơ hội để thể hiện sự kính trọng với tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành. Hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các lễ hội Tết ở Việt Nam và có thể tham gia các hoạt động này để đón Tết thêm ý nghĩa.

Xem thêm các bài viết tại chuyên mục: Trending

danh-gia-bai-viet
(0 lượt đánh giá - 5/5)

Bạn là tín đồ đam mê công nghệ và game? Hãy cùng mình - Gia Khanh, khám phá những bí mật thú vị về thế giới số. Với những bài viết chuyên sâu và cập nhật thường xuyên, mình sẽ giúp bạn luôn đi đầu trong xu hướng.

Bình luận (0)

sforum facebook group logo