Dấu hiệu nhận biết video do AI tạo mà bạn nên biết để tránh lừa đảo!


Nhận biết video do AI tạo là cách cần thiết để tránh bị lừa đảo qua điện thoại, thao túng cảm xúc hay tin giả trên mạng.
Vậy đâu là những dấu hiệu nhận biết video do AI tạo mà bạn nên lưu ý? Hãy cùng Sforum khám phá những điểm dễ nhận ra nhưng thường bị bỏ qua dưới đây.
Tại sao phải cảnh giác với các video do AI tạo?
- Khó phân biệt thật – giả: Video do AI tạo ngày càng tinh vi, khiến người xem dễ bị đánh lừa.
- Nguy cơ lan truyền tin giả: Chỉ một video sai sự thật cũng có thể khiến cộng đồng hoang mang, hiểu sai vấn đề.
- Dễ bị lợi dụng để lừa đảo: Kẻ xấu có thể tạo video giả mạo người thân, người nổi tiếng hoặc cơ quan chức năng nhằm trục lợi.
- Thao túng cảm xúc người xem: Video cảm động, gây sốc hoặc gây tranh cãi có thể bị lợi dụng để dẫn dắt dư luận sai hướng.
- Ảnh hưởng đến danh dự, uy tín cá nhân: Một video deepfake có thể huỷ hoại hình ảnh, danh tiếng của người bị làm giả.
Những dấu hiệu rõ ràng giúp bạn nhận biết video do AI tạo
Bạn không cần phần mềm gì cao siêu, chỉ cần để ý một chút là có thể nhận ra ngay nếu video có những biểu hiện sau.
Hình ảnh "ảo tung chảo", không giống thực tế
Nếu bạn thấy cảnh người nhảy cao bất thường, đồ vật bay mà không rơi, nước đổ nhưng không chảy, thì rất có thể đó là video do AI dựng. Những hiệu ứng này trông có vẻ hoành tráng nhưng lại đi ngược với cách mọi thứ vận hành trong đời sống thật.
Chuyển cảnh gấp gáp, thiếu mượt
Một video bình thường sẽ có mạch chuyển động liền mạch. Trong khi đó, video do AI tạo đôi khi bị "giật cục", nhân vật hoặc đồ vật bỗng nhiên biến mất hay biến dạng. Có lúc bạn sẽ thấy một tay người đột nhiên bị lệch, hoặc bóng người nhòe hẳn đi mà không có lý do.
Nếu bạn đang tìm một chiếc điện thoại mới phù hợp với nhu cầu và ngân sách, đừng bỏ qua danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS dưới đây nhé!
[Product_Listing categoryid="3" propertyid="" customlink="https://cellphones.com.vn/mobile.html" title="Danh sách điện thoại đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS"]
Biểu cảm kỳ lạ, mắt mũi “lệch pha”
Một trong những lỗi dễ thấy ở video AI là khuôn mặt nhân vật không tự nhiên. Có thể là ánh mắt nhìn vô hồn, miệng nói nhưng không khớp tiếng, hoặc biểu cảm thay đổi không đúng thời điểm. Những chi tiết này thường khiến người xem cảm thấy “sai sai” mà không biết vì sao.
Hậu cảnh thiếu chi tiết hoặc lặp lại
Phông nền trong video AI thường bị làm sơ sài. Nếu bạn để ý, có thể thấy nền bị mờ, hình ảnh lặp đi lặp lại hoặc có bóng đổ vô lý. Ví dụ, ánh sáng chiếu từ bên trái nhưng bóng lại nằm phía trước, hoặc vật thể trong nền cứ xuất hiện theo kiểu copy-paste.
Cảm xúc và hành động không đồng bộ
Khi cảm xúc của nhân vật không ăn nhập với hành động – chẳng hạn như đang cười nhưng lại bỏ chạy, hay giữ nét mặt bình thản trong tình huống khẩn cấp – thì có thể đó là lỗi của AI. Vì máy chưa thể hiểu sâu được tâm lý con người nên dễ mắc lỗi này.
Video quá hoàn hảo trong thời lượng quá ngắn
Nếu bạn xem một video chỉ kéo dài vài giây nhưng mọi thứ từ góc máy, ánh sáng đến cảm xúc đều quá chỉnh chu, thì đừng vội tin đó là “real”. AI hiện nay có thể tạo video ngắn cực kỳ đẹp và cuốn hút chỉ để gây hiệu ứng mạnh với người xem.
Một số mẹo giúp bạn kiểm tra kỹ hơn
- Đôi khi cảm giác thôi là chưa đủ. Nếu nghi ngờ một video nào đó, bạn có thể thử các cách sau để xác minh.
- Xem tài khoản đăng video là ai. Nếu là tài khoản ẩn danh, ít thông tin, không có tương tác đáng tin cậy thì hãy nghi ngờ.
- Để ý âm thanh có khớp miệng hay không. Nếu khẩu hình và giọng nói không ăn khớp, đó có thể là video deepfake.
- Dùng công cụ hỗ trợ như Hive AI Detector, Deepware Scanner hoặc các công cụ online miễn phí để kiểm tra video khả nghi.
Hướng dẫn dùng công cụ check video AI chi tiết
Trong thời đại mà video có thể bị làm giả một cách tinh vi bằng công nghệ AI, việc biết cách kiểm tra tính xác thực của nội dung bạn xem là điều cần thiết. Công cụ phân tích video AI (AI video analyzer) ra đời để giúp bạn nhanh chóng phát hiện đâu là video thật, đâu là sản phẩm do máy móc tạo ra.
Để sử dụng hiệu quả công cụ như ScreenApp Video Analyzer, bạn chỉ cần làm theo các bước đơn giản dưới đây.
Chuẩn bị video cần kiểm tra: Trước tiên, bạn cần có sẵn video nghi ngờ bị làm giả. Có thể là video trên máy tính hoặc video từ YouTube mà bạn muốn phân tích.
Bước 1: Bạn truy cập vào trang web screenapp.io. Tại giao diện chính, hãy chọn vào mục Analyze Video để bắt đầu quá trình kiểm tra.
Bước 2: Bạn sẽ được chuyển đến giao diện thêm video. Tại đây, có hai lựa chọn để bạn tải video lên.
- Nếu bạn đang có sẵn đường link từ YouTube, Vimeo hoặc một nền tảng khác, chỉ cần dán link vào ô Media URL. Sau khi hoàn tất, nếu bạn dùng đường link, hãy nhớ bấm Import URL để hệ thống bắt đầu xử lý.
- Ngược lại, nếu bạn có file video trong thiết bị, bạn có thể kéo thả hoặc chọn nút Upload files để tải video trực tiếp từ máy.
Bước 3: Sau khi video được đưa vào, ScreenApp sẽ tự động phân tích nội dung. Trong lúc này, bạn không cần thao tác gì thêm. Màn hình sẽ hiện dòng chữ “This may take a few moments” để thông báo quá trình đang diễn ra.
Lưu ý: Tuỳ vào độ dài video, thời gian xử lý có thể chỉ mất vài phút. Nếu bạn đã đăng nhập tài khoản, hệ thống cũng sẽ gửi thông báo kết quả qua email.
Bước 4: Khi phân tích hoàn tất, bạn hãy chuyển sang tab Ask AI. Tại đây, bạn có thể trò chuyện trực tiếp với trí tuệ nhân tạo của hệ thống. Hãy gõ vào ô câu hỏi đơn giản như: “Is this video generated by AI?” rồi nhấn gửi. AI sẽ bắt đầu trả lời dựa trên phân tích transcript và nội dung video.
Bước 5: Sau vài giây, bạn sẽ thấy kết quả phản hồi hiện ra. Hệ thống sẽ chỉ ra nếu video có những dấu hiệu như: lời thoại lặp lại bất thường, cụm từ không rõ nghĩa, âm thanh bị méo hoặc nội dung không tự nhiên. Những mốc thời gian có dấu hiệu nghi vấn cũng sẽ được đánh dấu để bạn dễ theo dõi và kiểm tra lại cụ thể từng đoạn trong video.
Ngoài việc phân tích AI, bạn cũng có thể sử dụng thêm nhiều tính năng hữu ích khác của ScreenApp. Chẳng hạn:
- AI Video Watcher sẽ giúp bạn tóm tắt nội dung chính trong video chỉ với vài dòng.
- Transcript Viewer hiển thị toàn bộ lời thoại kèm mốc thời gian rõ ràng.
- Note Taker sẽ tự động ghi chú các điểm chính, rất phù hợp với những người làm báo chí, nội dung số hoặc cần ghi nhận thông tin nhanh chóng.
Một vài lưu ý khi sử dụng công cụ check video AI:
- Để đảm bảo kết quả phân tích chính xác và tối ưu:
- Hãy dùng video có chất lượng hình ảnh và âm thanh rõ ràng.
- Tránh dùng video đã qua chỉnh sửa nhiều lần vì có thể làm sai lệch kết quả.
- Nếu nghi ngờ, hãy dùng đồng thời từ 2 công cụ khác nhau để so sánh (ví dụ: Deepware + ScreenApp).
Không thể phủ nhận AI đang mang lại nhiều điều thú vị, nhưng cũng ẩn chứa không ít rủi ro. Khi một video có thể được dựng chỉ trong vài phút, việc bạn học cách nhận diện là điều cần thiết để tránh kẻ xấu lợi dụng lòng tin!
- Xem thêm các bài liên quan: iOS - Android

Bình luận (0)